Danh mục

Những trường hợp không nên giữ thai

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 148.10 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bên cạnh những trường hợp “bỏ thai” do mang thai ngoài ý muốn hoặc gia đình không có đủ điều kiện nuôi con nên buộc lòng phải bỏ, chúng ta còn biết đến rất nhiều trường hợp không nên giữ thai do sự chỉ định của chính các bác sỹ chuyên khoa. Đó là những trường hợp nào? Cách giải quyết ra sao? Có để lại hậu quả gì cho những lần sinh tiếp theo không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những trường hợp không nên giữ thai Những trường hợp không nên giữ thaiTùy trường hợp mà nên quyết định giữ hay bỏ thai nhi. (Ảnh minh họa)Bên cạnh những trường hợp “bỏ thai” do mang thai ngoài ý muốn hoặcgia đình không có đủ điều kiện nuôi con nên buộc lòng phải bỏ, chúngta còn biết đến rất nhiều trường hợp không nên giữ thai do sự chỉ địnhcủa chính các bác sỹ chuyên khoa. Đó là những trường hợp nào? Cáchgiải quyết ra sao? Có để lại hậu quả gì cho những lần sinh tiếp theokhông? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.1. Những trường hợp không nên giữ thaiĐây là những trường hợp xuất hiện bất thường ở thai phụ hoặc đến từthai nhi trong suốt thai kỳ đã được chính các bác sỹ chỉ định tốt nhất làkhông nên giữ thai để đảm bảo an toàn cho người mẹ và tránh nhữnghậu quả không đáng có cho đứa bé nếu sinh ra đời.* Bất thường xuất phát từ phía thai phụ:- Trường hợp nghén dữ dội, kéo dài: nghén là một trong những nguyênnhân chủ yếu khiến cơ thể thai phụ có sự thay đổi, dẫn đến những triệuchứng như chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi… Quá trình nghén không phụthuộc vào sức khỏe của người phụ nữ mà phụ thuộc vào sự thích nghicủa cơ thể bạn với phôi thai nhanh hay chậm, tốt hay không. Một khithai phụ bị nghén dữ dội, nôn nhiều, có thể kèm theo ra máu được xếpvào dạng nghén bệnh lý chửa trứng toàn phần thì nguy cơ ung thư rauthai là rất lớn, không nên giữ thai vì có thể nguy hiểm đến tính mạngngười mẹ.- Trường hợp thai phụ nhiễm bệnh nặng, không thể tiếp tục thai kỳ: đólà các bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của mẹ và bé, chẳnghạn như bệnh tim nặng, bệnh lao đang tiến triển, basedow nặng, ungthư đang điều trị bằng tia xạ, AIDS giai đoạn cuối… thì lời khuyên củacác chuyên gia sức khỏe là bạn không nên sinh bé ra đời bởi tỷ lệ “mẹtròn con vuông” lúc này là vô cùng thấp.* Bất thường ở thai nhi:- Thai nhi bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh: có thể kể đến các khuyết tật, dịtật bẩm sinh như khuyết tật ống thần kinh, khuyết tật lồng ngực vàkhớp, gai đôi cột sống; nghiêm trọng hơn là khuyết tật tim, điếc, mù,chậm phát triển trí tuệ… ảnh hưởng lớn tới tương lai sau này của nhữngđứa trẻ vô tội. Đây cũng là những trường hợp bạn nên cân nhắc, quyếtđịnh về việc “bỏ thai”. Sau khi nạo phá thai, bạn nên nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc nặng,đồng thời thường xuyên theo dõi tình trạng bản thân, vệ sinh hàng ngàysạch sẽ để tránh viêm nhiễm phụ khoa và dùng thuốc theo đơn của bác sỹ. (Ảnh minh họa)- Thai quá yếu do bị chấn động mạnh: rơi vào trường hợp thai phụ bị tainạn, trượt ngã hay bị “shock” mạnh về tâm lý do gặp chuyện đau buồn,tang thương… gây động đến thai nhi. Nếu sau khi khám, bác sỹ chobiết thai nhi bị động quá mạnh, khó lòng giữ được thì thai phụ nên suyxét việc có để thai lại hay không.- Thai chết lưu trong tử cung: do quá yếu hay một nguyên cớ nhất địnhnào đó mà thai nhi chết lưu trong tử cung, các bà bầu buộc phải bỏ cáithai trong bụng.2. Cách giải quyết với những trường hợp nàyNếu đã quá trầm trọng và được các bác sỹ uy tín chỉ định không nêngiữ thai thì các bà bầu nên cố gắng “cầm lòng” và đến các cơ sở y tế tincậy để nạo phá thai. Đừng chần chừ lâu, càng để muộn, hậu quả sẽ càngnặng nề!Sau khi nạo phá thai, bạn nên nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc nặng,đồng thời thường xuyên theo dõi tình trạng bản thân, vệ sinh hàng ngàysạch sẽ để tránh viêm nhiễm phụ khoa và dùng thuốc theo đơn của bácsỹ. Trong vòng 1 tuần sau khi nạo hút, hãy chú ý bồi dưỡng, chăm sócsức khỏe, đề phòng những biến chứng, dị tật có thể xảy ra như dínhkhoang tử cung, viêm ống dẫn trứng, tổn thương nội mạc tử cung… Tấtcả những tai biến kể trên đều có thể dẫn đến nguy cơ không thể thụ thaiđược, đẻ non hay sẩy thai. Đặc biệt, bạn cần phải kiêng hút thuốc, uốngrượu và kiêng quan hệ tình dục một thời gian (2 – 3 tuần). Hãy cố gắngtạo cho mình những nguồn động viên tốt sau khi nạo phá thai bạn nhé!Nếu tránh được biến chứng, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ sẽtrở lại sau khoảng 4 - 8 tuần (tính từ ngày phá thai). Đây là thời gianvừa đủ để hoạt động nội tiết của cơ thể ổn định trở lại, khi đó niêm mạctử cung sẽ được tái tạo và trứng có thể phóng noãn (chín và rụng) đểtạo ra kinh nguyệt nếu trứng không được thụ tinh. Đợi đến lúc sức khỏeđã phục hồi, bạn sẽ có thể tiếp tục mang thai.Trường hợp phụ nữ bị bệnh nan y, được khuyến cáo rằng khó có thểsinh con, điển hình là bệnh suy tim nặng, bạn nên tìm đến một conđường khác để an ủi bản thân như xin con nuôi. Nếu tiếp tục thụ thailần nữa, e rằng cũng khó lòng giữ được. Còn đối với người mắc nhữngchứng bệnh khác có ảnh hưởng đến việc sinh con thì hãy cố gắng điềutrị dứt điểm nếu có thể và cân nhắc kỹ lưỡng về khả năng sinh con trởlại nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.Hãy làm những gì cần thiết vì bạn và vì tương lai của bé yêu! ...

Tài liệu được xem nhiều: