Danh mục

Những vấn đề cần quan tâm trong chăn nuôi bò thịt

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 132.43 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều chủ trương chính sách để phát triển đàn bò nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng, năm 2007 ước tính tổng đàn bò của tỉnh là 455.304 con, mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 đàn bò của tỉnh đạt 663.700 con. Như vậy có thể khẳng định việc phát triển chăn nuôi bò đang là vấn đề đang được Nhà nước rất quan tâm chú trọng, đặc biệt là đối với người chăn nuôi bò thịt vì nó đang là một nghề cho lợi ích kinh tế cao....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những vấn đề cần quan tâm trong chăn nuôi bò thịt Những vấn đề cần quan tâm trong chăn nuôi bò thịt Trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều chủ trương chính sách để phát triểnđàn bò nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng, năm 2007 ước tính tổng đàn bò củatỉnh là 455.304 con, mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 đàn bò của tỉnh đạt 663.700 con.Như vậy có thể khẳng định việc phát triển chăn nuôi bò đang là vấn đề đang được Nhànước rất quan tâm chú trọng, đặc biệt là đối với người chăn nuôi bò thịt vì nó đang làmột nghề cho lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên để đạt được mục đích đó người chăn nuôicần phải nắm vững những kiến thức cơ bản về chăn nuôi như kỹ thuật nuôi dưỡng,chăm sóc và công tác vệ sinh phòng bệnh, từ đó mới đề ra được kế hoạch, phươngthức chăn nuôi bò thịt phù hợp với hộ gia đình hoặc trang trại. Cụ thể cần quan tâm,lưu ý một số vấn đề sau: - Chuồng trại: Mục tiêu là để thuận lợi cho công tác nuôi dưỡng, quản lý đànbò. Xây dựng chuồng nuôi bò thịt phụ thuộc vào qui mô chăn nuôi hộ gia đình haytrang trại, phương thức chăn nuôi là nuôi thả hay nuôi nhốt, .. nhưng chú ý phải đượcxây dựng ở những nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.Hướng chuồng xây theo hướng Nam hoặc Đông Nam, diện tích chuồng nuôi bình quân3-5 m2/ con. Tuỳ theo qui mô mà chuồng có thể xây dựng 1 dãy hoặc 2 dãy. Nềnchuồng phải làm chắc, không láng trơn, có độ dốc 2-3% về phía rãnh thoát. Cần trangbị máng ăn, máng uống dọc theo hành lang, kích thước máng ăn 60 cm x 120 cm, caophía sau 80 cm, cao phía trước 50 cm, trong lòng máng hình lòng mo. Kích thướcmáng uống dài x rộng x sâu là 60 cm x 60 cm x 40 cm. Rãnh thoát nước thải thiết kếphía sau rộng 30 cm, sâu 30 cm, độ dốc 5-8%. Ngoài ra cần bố trí thêm hố ủ phân hoặchầm biogas, hệ thống rèm che cách tầm bò với 1-1,5m, hệ thống cây xanh chống nóngcho bò trong mùa hè, ..vv. - Giống bò thịt: Nên chọn những giống bò có năng suất, phẩm chất tốt. Thôngthường giống bò thịt được chọn nuôi là bò lai Sind, Sahiwal hoặc Brahman hoặc laivới các giống Zebu khác. Nhưng khi chọn cần chọn những con có ngoại hình đẹp, thânhình chữ nhật (mông nở, vai nở, ngực sâu). Đối với bò phế canh chọn nuôi vỗ béo cầnphải có bộ khung xương to vững chắc. - Thức ăn: Cần chủ động nguồn thức ăn thô xanh cho bò bằng cách tăng cườngtrồng cỏ, nhất là các giống cỏ cho năng suất cao như cỏ voi, cỏ VA 06, đồng thời sửdụng các loại phụ phẩm của cây trồng như cây ngô non, ngọn lá mía, dây lạc, dâykhoai, ..vv. Đặc biệt phải chú ý đến nguồn thức ăn thô dồi dào đó là rơm lúa, để tănghiệu quả sử dụng rơm lúa làm thức ăn cho bò chúng ta nên thực hiện phương phápkiềm hoá rơm bằng urê để kích thích, tăng khả năng ăn vào và tiêu hoá giúp bò sinhtrưởng phát triển tốt hơn. Một nguồn thức ăn nữa không thể thiếu được đó nữa là thứcăn tinh hỗn hợp, có độ ngon miệng cao, dễ ăn, giàu năng lượng. Để chủ động nguồnthức ăn tinh chúng ta cần tận dụng tối đa các sản phẩm nông nghiệp sẵn có như ngô,sắn, lúa gạo, lạc, đậu tương, .. để phối trộn thành nguồn thức ăn hỗn hợp nhằm giảmgiá thành thức ăn, tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Chú ý khi phối trộn phải có 3loại thức ăn trở lên, càng nhiều loại càng tốt, không nghiền mịn như thức ăn cho lợn,gà. Thức ăn tinh hỗn hợp phối chế phải rẻ, dễ sử dụng và bảo quản, nên tuỳ thuộc vàosố lượng bò để định lượng mỗi lần phối trộn, không để thức ăn dự trữ quá 7-10 ngày. - Nuôi dưỡng chăm sóc: Là khâu quan trọng trong chăn nuôi bò thịt, nó quyếtđịnh đến tốc độ sinh trưởng phát triển của bò. Nuôi bò thịt cần phải chia ra các giaiđoạn để có chế độ nuôi dưỡng chăm sóc phù hợp. Trong các giai đoạn nuôi thức ăn thôxanh, thức ăn tinh hỗn hợp yêu cầu phải đầy đủ về số lượng và chất lượng theo đúngquy trình kỹ thuật, không sử dụng những thức ăn kém chất lượng như ẩm mốc, ôi thiu,nhũn nát... Chăm sóc bò phải chú ý đến việc tắm chải hàng ngày, chống nóng cho bòvề mùa hè, cung cấp nước uống đầy đủ, sạch sẽ, nhu cầu nước uống 50-60 lít/con/ngày, tuyệt đối không được hoà thức ăn hỗn hợp cho bò uống. - Vệ sinh phòng bệnh: Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.Chuồng trại, máng ăn, máng uống, môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luônđược sạch sẽ. Định kỳ tẩy uế chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng nuôi, phátquang bờ bụi, khơi thông cống rãnh, thu gom xử lý chất thải. Tích cực diệt chuột, dán,ve, ruồi muỗi, hạn chế tối đa các động vật trung gian truyền bệnh vào khu vực chănnuôi bò. Thức ăn nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn vệ sinh. Thường xuyênkiểm tra theo dõi đàn bò khi có dấu hiệu biểu hiện không bình thường cần can thiệpngay, định kỳ tẩy nội, ngoại ký sinh trùng cho bò, nhất là bò trước khi vỗ béo. Đồngthời tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ các loại bệnh bắt buộc cho bò 2 lần / năm như:bệnh tụ huyết trùng trâu bò, lở mồm long móng, ... Như vậy, muốn chăn nuôi bò thịt đem lại lợi ích kinh t ...

Tài liệu được xem nhiều: