Danh mục

Những vấn đề cơ bản về tài chính toàn diện

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 382.00 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài chính toàn diện là chủ đề đa diện, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau. Bài viết này tập trung làm rõ khái niệm tài chính toàn diện với nghĩa tất cả mọi cá nhân và doanh nghiệp trong cộng đồng đều được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, được cung cấp bởi các tổ chức tài chính chính thức. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những vấn đề cơ bản về tài chính toàn diện NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN PGS. TS. Phạm Ngọc Dũng, Học viện Tài chính TS. Bùi Thị Mến, Học viện Ngân hàng Tóm tắt Tài chính toàn diện là chủ đề đa diện, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau. Bài viết này tập trung làm rõ khái niệm tài chính toàn diện với nghĩa tất cả mọi cá nhân và doanh nghiệp trong cộng đồng đều được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, được cung cấp bởi các tổ chức tài chính chính thức. Từ khóa: tài chính toàn diện, dịch vụ tài chính, tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính. 1. Khái niệm và đặc điểm của tài chính toàn diện 1.1. Khái niệm tài chính toàn diện Quan niệm về tài chính toàn diện (financial inclusion) nhìn chung khá đa dạng, có sự gắn kết với từng mục tiêu phát triển. Tài chính toàn diện được giới hoạch định chính sách xem là một cách thức phát triển tài chính của xã hội, cộng đồng. Những lý thuyết gần đây cho thấy quan niệm tài chính toàn diện đi liền với việc cung cấp các tiện ích về dịch vụ tài chính (DVTC) chính thức, hay tỷ lệ cá nhân và doanh nghiệp sử dụng các DVTC. Trong đó, DVTC được Tổ chức Thương mại thế giới định nghĩa là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính, được một nhà cung cấp DVTC chính thức cung ứng, gồm: dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm; dịch vụ ngân hàng và các DVTC khác như tiết kiệm, thanh toán, tín dụng hoặc quản lý rủi ro... cho các cá nhân và tổ chức trong xã hội, góp phần phát triển kinh tế của họ. Một số quan niệm về tài chính toàn diện dựa trên quá trình tiếp cận các DVTC (Leyshon & Thrift, 1996) như tài chính toàn diện là quá trình một số nhóm xã hội và cá nhân nhất định được tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức; hay tài chính toàn diện là khả năng tiếp cận DVTC cần thiết bằng cách thức thích hợp (Sinclair, 2001). Hoặc tài chính toàn diện là quá trình đảm bảo nhóm dân cư thiệt thòi chẳng hạn như tầng lớp yếu thế và nhóm thu nhập thấp có thể tiếp cận các DVTC kịp thời, đầy đủ khi cần thiết với chi phí hợp lý (Kumar và Mishra, 2011); giống như một trạng thái mà tất cả mọi người có khả năng sử dụng DVTC được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ này một cách chất lượng, được cung cấp ở mức giá phù hợp và cách thức thuận tiện cho khách hàng. Một quan điểm cụ thể hơn nhưng khá tương đồng của Tổ chức Hợp tác toàn cầu về Tài chính toàn diện (GPFI) cho rằng tài chính toàn diện là một trạng thái mà tất cả mọi người có thể tiếp cận hiệu quả tới dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, thanh toán và bảo hiểm từ các nhà cung cấp DVTC. Tài chính toàn diện giúp bộ phận xã hội chưa tiếp cận DVTC hoặc đã tiếp cận nhưng không chính thống được tham gia hệ thống tài chính chính thống, qua đó giúp đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện việc làm, cải thiện đời sống và phúc lợi xã hội. Thuật ngữ “tài chính toàn diện” có thể dễ bị nhầm lẫn với “tiếp cận tài chính”. Tiếp cận tài chính được xem xét trong phạm vi hẹp hơn so với tài chính toàn diện. Cũng cần phân biệt giữa tiếp cận tài chính và sử dụng DVTC. 58 Hình 1: Phân biệt tiếp cận và sử dụng DVTC Tiếp cận dịch vụ tài chính Không tiếp cận dịch vụ tài chính Nguồn: (Beck, Demirgüç-Kunt, & Honohan, 2009) Người sử dụng có khả năng tiếp cận các DVTC nhưng lại không muốn sử dụng trong khi nhiều người có nhu cầu lại không thể tiếp cận do những rào cản như chi phí đắt đỏ, quy định pháp luật phức tạp, thiếu sản phẩm dịch vụ phù hợp, khoảng cách địa lý xa xôi hoặc đơn giản là do thói quen v.v... Ngoài ra, nhiều trường hợp khách hàng có thể bị loại trừ một cách vô tình khỏi việc sử dụng các DVTC, nhóm này được gọi là nhóm bị loại trừ tự nguyện (voluntary exclusion). Bao gồm những đối tượng bị phân biệt đối xử, thiếu thông tin, sai sót trong thực thi các hợp đồng tài chính. Trong thực tế, có một số bộ phận dân cư không sử dụng các DVTC vì lý do tôn giáo hoặc văn hóa. Nếu bộ phân này có được kỹ năng về tài chính hoặc công nghệ tài chính thì vẫn có thể thay đổi nhận thức và sẽ tạo ra nhu cầu về DVTC. Chẳng hạn như thói quen sử dụng tiền mặt có thể được thay thế bằng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như thanh toán qua điện thoại, máy tính và các thiết bị có kết nối internet, qua ngân hàng. Hoặc thói quen vay tiền từ các nguồn không chính thức có thể được hỗ trợ bởi các tổ chức tài chính phi chính thức. Một điều dễ nhận thấy, không phải tất cả các DVTC đều phù hợp cho tất cả mọi người. Trong Báo cáo phát triển tài chính toàn cầu, tài chính toàn diện được nhấn mạnh là loại bỏ các rào cản phí và chi phí trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính (Appleyard & Rowlingson, 2014). Để giảm dần các rào cản chi phí nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện thì cần đảm bảo sự sẵn có của các DVTC và nhà cung cấp phù hợp. Nói cách khác DVTC phải phù hợp với người dùng. Đa số các trường hợp, ...

Tài liệu được xem nhiều: