Danh mục

Những vấn đề cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 205.41 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (32 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khái niệm nhà nước pháp quyền và những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền. 1.1.1. Khái niệm nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền không phải là vấn đề hoàn toàn mới lạ, mà là một phạm trù có nguồn gốc lịch sử tư tưởng từ xa xưa. Sự ra đời và phát triển của tư tưởng: “Nhà nước pháp quyền” gắn liền với sự ra đời và phát triển của dân chủ, của tư tưởng loại trừ sự chuyên quyền, độc đoán, vô chính phủ, vô pháp luật. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những vấn đề cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Những vấn đề cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân 1. MỘT SỐ NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. 1.1. Khái niệm nhà nước pháp quyền và những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền. 1.1.1. Khái niệm nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền không phải là vấn đề hoàn toàn mới lạ, mà là một phạm trù có nguồn gốc lịch sử tư tưởng từ xa xưa. Sự ra đời và phát triển của tư tưởng: “Nhà nước pháp quyền” gắn liền với sự ra đời và phát triển của dân chủ, của tư tưởng loại trừ sự chuyên quyền, độc đoán, vô chính phủ, vô pháp luật. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa tính tối cao của pháp luật với h ình thức pháp lý của tổ chức, thực hiện quyền lực Nhà nước. Đó là hai yếu tố không thể thiếu được khi nói đến Nhà nước pháp quyền nói chung. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhà nước tồn tại không thể thiếu pháp luật, ngược lại thiếu Nhà nước, pháp luật trở nên vô nghĩa. Bởi vì, pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện. Nhà nước cần đến pháp luật vì thông qua pháp luật, dựa vào pháp luật, nhà nước mới quản lý được đời sống xã hội. Dựa trên pháp luật và các công cụ khác, Nhà nước thiết lập một trật tự xã hội. Tuy vậy, lịch sử cho thấy không phải khi nào có Nhà nước, có pháp luật là có ngay Nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền không phải là kiểu nhà nước xét theo học thuyết Mác-Lênin về hình thái kinh tế xã hội. Nhà nước pháp quyền ra đời ở một giai đoạn phát triển nhất định của x ã hội. Nhà nước pháp quyền từ quan điểm, tư tưởng đã dần trở thành thực tế lịch sử. Trong khoa học pháp lý bàn về khái niệm Nhà nước pháp quyền vẫn còn nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau. Có ý kiến cho rằng Nhà nước pháp quyền là một hình thức nhà nước. Ý kiến khác lại cho rằng Nhà nước pháp quyền là một phương thức quản lý xã hội và thực hiện quyền lực nhà nước. Nhiều ý kiến cho rằng có nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền XHCN, nhưng nhà nước pháp quyền XHCN ở trình độ phát triển cao hơn nhà nước pháp quyền tư sản. Tuy vậy, Nhà nước pháp quyền được hiểu tập trung theo hai khía cạnh chủ yếu sau: Ở nghĩa chung nhất, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước trong đó pháp luật (đạo luật) thống trị trong xã hội. Nhà nước phải điều chỉnh được các quan hệ xã hội bằng pháp luật, một quốc gia nào đó chủ yếu điều chỉnh bằng văn bản dưới luật thì quốc gia đó chưa đủ về chất của Nhà nước pháp quyền. Mặt khác, Nhà nước pháp quyền còn được hiểu là một hình thức tổ chức Nhà nước và hoạt động chính trị quyền lực công khai (công quyền), thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa các cá nhân và Nhà nước dựa trên cở sở của pháp luật. Tại hội thảo về Nhà nước pháp quyền của các nước cùng sử dụng tiếng Pháp, tổ chức tại Bê-nanh tháng 9 năm 1991, từ các giác độ khác nhau, luật gia của trên 40 nước đã đưa ra các quan điểm như sau: Nhà nước pháp quyền là Nhà nước mà ở đó quyền và nghĩa vụ của tất cả và của mỗi người được pháp luật ghi nhận và bảo hộ; Nhà nước pháp quyền được định nghĩa chung là một chế độ mà ở đó Nhà nước và các cá nhân phải tuân thủ pháp luật, tức là một thứ bậc các quy phạm pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng toà án độc lập; Nhà nước pháp quyền có nghĩa vụ tôn trọng giá trị cao nhất của con người; Nhà nước phải tuân thủ pháp luật và bảo đảm cho công dân được chống lại chính sự tuỳ tiện của Nhà nước, Nhà nước đề ra pháp luật đồng thời phải tuân thủ pháp luật, tự đặt cho mình và các thiết chế của mình trong khuôn khổ pháp luật. Phải có các cơ chế khác nhau để kiểm tra tính hợp pháp và hợp hiến của pháp luật cũng như các hành vi của bộ máy hành chính...đặc điểm của Nhà nước pháp quyền là Nhà nước phải tạo ra cho công dân sự bảo đảm rằng người ta không bị đòi hỏi cái ngoài hoặc trên những điều được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước pháp quyền là một chế độ mà ở đó Hiến pháp thống trị, nhưng phải là một Hiến pháp được xây dựng trên sự tự do và quyền công dân được bảo đảm thực hiện. Trong cuốn tìm hiểu một số khái niệm trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng có định nghĩa: Nhà nước pháp quyền mà chúng ta quan niệm không phải là một kiểu nhà nước, trong lịch sử chỉ có bốn kiểu nhà nước: chủ nô, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền nói một cách khái quát là hệ thống các tư tưởng, quan điểm đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật. Đ ương nhiên, bao giờ pháp luật cũng mang tính giai cấp, phục vụ cho lợi ích của giai cấp cầm quyền. Tại bài viết về “Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân” của Chủ tịch nước Trần Đức Lương đăng trên Tạp chí Cộng sản số 1/ 2002 có đoạn viết: Nhà nước pháp quyền, nói một cách khác là hệ thống các tư tưởng, quan điểm đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nh à nước và trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và đề cao quyền con người, quyền công dân. Theo GS -TSKH Đào Trí Úc thì: Khi nói đến nhà nước pháp quyền là nói đến một phương thức tổ chức quyền lực nhà nước. Ở đó pháp luật là cơ sở cho việc tổ chức tốt nhất quyền lực nhà nước. (Hội thảo: Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 30, 31/ 8/ 2002). Như vậy, lý luận về nhà nước pháp quyền là hệ thống các quan điểm, tư tưởng rất phức tạp, phong phú và có nhiều cách tiếp cận khác nhau: Tiếp cận nhà nước pháp quyền dưới giác độ tư tưởng, lý luận, bàn về các quan điểm, quan niệm về nhà nước pháp quyền. Lý luận về Nhà nước pháp quyền và Nhà nước pháp quyền XHCN đang còn là vấn đề cần tiếp ...

Tài liệu được xem nhiều: