Những vấn đề đặt ra trong đổi mới giảng dạy môn lý thuyết xác suất và thống kê ở các trường khối ngành kinh tế hiện nay
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 281.41 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết là ý kiến nhận định cá nhân về những vấn đề đặt ra cũng như thách thức trong đổi mới giảng dạy môn Lý thuyết xác suất và thống kê, từ đó đưa ra một số kiến nghị để nâng cao chất lượng giảng dạy môn học trong điều kiện đổi mới giáo dục đại học theo hướng tự chủ và đáp ứng chuẩn đầu ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những vấn đề đặt ra trong đổi mới giảng dạy môn lý thuyết xác suất và thống kê ở các trường khối ngành kinh tế hiện nay KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ Ở CÁC TRƯỜNG KHỐI NGÀNH KINH TẾ HIỆN NAY TS. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh* Tóm tắt Lý thuyết xác suất và thống kê là môn học được dạy ở hầu hết các trường đại học, học viện, cao đẳng khối ngành Kinh tế ở Việt Nam. Ban đầu, với vai trò là một môn Toán, thuộc học phần Kiến thức cơ bản, đến nay, xác suất và thống kê được ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và đặc biệt được cho là nền tảng của khoa học dữ liệu - một lĩnh vực quan trọng trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết là ý kiến nhận định cá nhân về những vấn đề đặt ra cũng như thách thức trong đổi mới giảng dạy môn Lý thuyết xác suất và thống kê, từ đó đưa ra một số kiến nghị để nâng cao chất lượng giảng dạy môn học trong điều kiện đổi mới giáo dục đại học theo hướng tự chủ và đáp ứng chuẩn đầu ra. Từ khóa: Xác suất, thống kê, ứng dụng, chuẩn đầu ra 1. Quan điểm lãnh đạo của Đảng trong đổi mới giáo dục và đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, Việt Nam đã trải qua nhiều lần cải cách và đổi mới giáo dục - đào tạo. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) đã xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” và “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân” và được cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 29 NQ/TW (tháng 11/2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người”. Trong đó, chủ trương đào tạo đại học được cụ thể hóa, đó là đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hoàn thiện chính sách phát triển các cơ sở đào tạo ngoài công lập, thực hiện cơ chế tự chủ đối với đào tạo bậc đại học * Khoa Cơ bản, Học viện Tài chính 31 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN phù hợp với xu thế chung của thế giới, chuyển đổi trường đại học công lập kém hiệu quả sang mô hình hợp tác công - tư; đẩy mạnh tự chủ đại học; có chính sách đột phá phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Xây dựng các cơ chế, chính sách và giải pháp để đào tạo lại lực lượng lao động chuyển đổi nghề nghiệp do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Hiện nay, CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Nó còn được nhận định có thể làm thay đổi hoàn toàn lối sống, phương pháp làm việc và các mối quan hệ trong xã hội. Quy mô, phạm vi và sự phức tạp của lần chuyển đổi này được kỳ vọng sẽ định hình lại toàn bộ nền kinh tế thế giới. Trọng tâm của CMCN 4.0 là kết hợp sản xuất, công nghệ thông tin và Internet. CMCN 4.0 diễn ra trên ba lĩnh vực chính gồm: công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý. Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số là: trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Việt Nam đang đứng trước thách thức trong tiếp cận CMCN 4.0. Nghiên cứu của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc và Bộ Công Thương chỉ ra: có tới 85% các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam đang ở mức “ngoài cuộc” CMCN 4.0, 13% các doanh nghiệp ở mức mới bắt đầu và chỉ có 2% số doanh nghiệp được đánh giá là ở mức “có trình độ cơ bản” (intermediate, thuộc nhóm đang học hỏi), một số rất nhỏ doanh nghiệp được đánh giá ở mức có kinh nghiệm (experienced) và chuyên gia (expert), không có doanh nghiệp được đánh giá ở mức đi đầu (top performer); có khoảng 80% số doanh nghiệp không có dự định thực hiện những điều chỉnh trong bối cảnh CMCN 4.0, trong đó có 34% số doanh nghiệp nói không biết phải làm gì. Một trong những nguyên nhân cơ bản hạn chế tiếp cận CMCN 4.0 của các doanh nghiệp đó là nguồn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những vấn đề đặt ra trong đổi mới giảng dạy môn lý thuyết xác suất và thống kê ở các trường khối ngành kinh tế hiện nay KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ Ở CÁC TRƯỜNG KHỐI NGÀNH KINH TẾ HIỆN NAY TS. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh* Tóm tắt Lý thuyết xác suất và thống kê là môn học được dạy ở hầu hết các trường đại học, học viện, cao đẳng khối ngành Kinh tế ở Việt Nam. Ban đầu, với vai trò là một môn Toán, thuộc học phần Kiến thức cơ bản, đến nay, xác suất và thống kê được ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và đặc biệt được cho là nền tảng của khoa học dữ liệu - một lĩnh vực quan trọng trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết là ý kiến nhận định cá nhân về những vấn đề đặt ra cũng như thách thức trong đổi mới giảng dạy môn Lý thuyết xác suất và thống kê, từ đó đưa ra một số kiến nghị để nâng cao chất lượng giảng dạy môn học trong điều kiện đổi mới giáo dục đại học theo hướng tự chủ và đáp ứng chuẩn đầu ra. Từ khóa: Xác suất, thống kê, ứng dụng, chuẩn đầu ra 1. Quan điểm lãnh đạo của Đảng trong đổi mới giáo dục và đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, Việt Nam đã trải qua nhiều lần cải cách và đổi mới giáo dục - đào tạo. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) đã xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” và “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân” và được cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 29 NQ/TW (tháng 11/2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người”. Trong đó, chủ trương đào tạo đại học được cụ thể hóa, đó là đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hoàn thiện chính sách phát triển các cơ sở đào tạo ngoài công lập, thực hiện cơ chế tự chủ đối với đào tạo bậc đại học * Khoa Cơ bản, Học viện Tài chính 31 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN phù hợp với xu thế chung của thế giới, chuyển đổi trường đại học công lập kém hiệu quả sang mô hình hợp tác công - tư; đẩy mạnh tự chủ đại học; có chính sách đột phá phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Xây dựng các cơ chế, chính sách và giải pháp để đào tạo lại lực lượng lao động chuyển đổi nghề nghiệp do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Hiện nay, CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Nó còn được nhận định có thể làm thay đổi hoàn toàn lối sống, phương pháp làm việc và các mối quan hệ trong xã hội. Quy mô, phạm vi và sự phức tạp của lần chuyển đổi này được kỳ vọng sẽ định hình lại toàn bộ nền kinh tế thế giới. Trọng tâm của CMCN 4.0 là kết hợp sản xuất, công nghệ thông tin và Internet. CMCN 4.0 diễn ra trên ba lĩnh vực chính gồm: công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý. Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số là: trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Việt Nam đang đứng trước thách thức trong tiếp cận CMCN 4.0. Nghiên cứu của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc và Bộ Công Thương chỉ ra: có tới 85% các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam đang ở mức “ngoài cuộc” CMCN 4.0, 13% các doanh nghiệp ở mức mới bắt đầu và chỉ có 2% số doanh nghiệp được đánh giá là ở mức “có trình độ cơ bản” (intermediate, thuộc nhóm đang học hỏi), một số rất nhỏ doanh nghiệp được đánh giá ở mức có kinh nghiệm (experienced) và chuyên gia (expert), không có doanh nghiệp được đánh giá ở mức đi đầu (top performer); có khoảng 80% số doanh nghiệp không có dự định thực hiện những điều chỉnh trong bối cảnh CMCN 4.0, trong đó có 34% số doanh nghiệp nói không biết phải làm gì. Một trong những nguyên nhân cơ bản hạn chế tiếp cận CMCN 4.0 của các doanh nghiệp đó là nguồn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giảng dạy môn lý thuyết xác suất và thống kê Lý thuyết xác suất Thống kê ứng dụng Xác suất - thống kêTài liệu liên quan:
-
Bài giảng Xác suất và thống kê trong y dược - Chương 1: Khái niệm cơ bản của lý thuyết xác suất
69 trang 190 0 0 -
Bài giảng Xác suất thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội: Chương 3 - ĐH Thăng Long
24 trang 102 0 0 -
Giáo trình Lý thuyết xác suất và thống kê toán học - Phần 1
91 trang 88 0 0 -
Bài giảng Toán cao cấp - Chương 1: Các khái niệm cơ bản của lý thuyết xác suất
16 trang 83 0 0 -
Đặc trưng thống kê và hồi quy với dữ liệu khoảng
5 trang 77 0 0 -
Giáo trình Phương pháp thống kê trong khí hậu: Phần 1
98 trang 72 0 0 -
Bài giảng Lý thuyết xác suất và thống kê toán - Bài 5: Cơ sở lý thuyết mẫu
18 trang 60 0 0 -
Giáo trình Thống kê toán - Đại học Sư phạm Đà Nẵng
137 trang 59 0 0 -
Giáo trình Xác suất thống kê: Phần 1 - PGS.TS Nguyễn Thị Dung
104 trang 55 0 0 -
Thảo luận nhóm: Lý thuyết xác suất và thống kê toán
11 trang 51 0 0