Danh mục

Những vấn đề lý luận của việc thành lập tài phán hiến pháp ở Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 176.23 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu vấn đề xây dựng tài phán hiến pháp ở Việt Nam. Tháng 9/2007, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chính thức kiến nghị về việc xây dựng cơ chế bảo vệ hiến pháp[1]. Mặc dù Quốc hội chưa thông qua vấn đề này, nhưng có thể nói, việc thành lập tòa hiến pháp hay một thiết chế tương tự ở Việt Nam (gọi chung là tài phán hiến pháp) có thể được tiến hành trong một tương lai rất gần. Do vậy, việc nghiên cứu lý...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những vấn đề lý luận của việc thành lập tài phán hiến pháp ở Việt Nam Những vấn đề lý luận của việc thành lập tài phán hiến pháp ở Việt Nam Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu vấn đề xây dựng tài phán hiến pháp ở Việt Nam. Tháng 9/2007, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chính thức kiến nghị về việc xây dựng cơ chế bảo vệ hiến pháp[1]. Mặc dù Quốc hội chưa thông qua vấn đề này, nhưng có thể nói, việc thành lập tòa hiến pháp hay một thiết chế tương tự ở Việt Nam (gọi chung là tài phán hiến pháp) có thể được tiến hành trong một tương lai rất gần. Do vậy, việc nghiên cứu lý luận, chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời thiết chế tài phán hiến pháp hiện nay là rất cần thiết. Trên thế giới, Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất đã có cơ chế tài phán hiến pháp ngay từ khi có bản hiến pháp đầu tiên của mình; các nước phát triển còn lại thường xây dựng tài phán hiến pháp sau bản hiến pháp đầu tiên của mình từ mười lăm đến chín mươi năm; thậm chí Hàn Quốc đã xây dựng lại tài phán hiến pháp lần thứ hai, bởi lần thứ nhất không thành. Sở dĩ có hiện tượng này vì tài phán hiến pháp là một vấn đề lý luận phức tạp. Từ thực tiễn này, chúng tôi xin giới thiệu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và những vấn đề lý luận cần phải làm rõ khi xây dựng tài phán hiến pháp ở Việt Nam. 1. Phân biệt bảo hiến và phòng hiến Tài phán hiến pháp, cũng tương tự như tất cả các hoạt động được xem là tài phán khác, đều hướng tới xét xử các hành vi mà nguyên đơn cho là đã vi phạm pháp luật, chứ không hướng tới phòng ngừa việc vi phạm pháp luật xảy ra. Điều này cần phân biệt với hoạt động phòng hiến, mà điển hình là hoạt động xem xét tính hợp hiến của một dự luật của Hội đồng Hiến pháp Cộng h òa Pháp (Conseil Constitutionel) trước khi nghị viện Pháp chuyển sang Tổng thống công bố. Sở dĩ đây không được xem là tài phán hiến pháp hay bảo hiến, vì trước khi Tổng thống Pháp công bố, thủ tục ban hành luật vẫn chưa hoàn thành, văn bản đó vẫn chưa được xem là luật, cho nên nếu nội dung của nó trái với hiến pháp thì cũng không khác hơn một bản dự thảo luật có nội dung trái hiến pháp; h ành vi vi phạm hiến pháp đã có dấu hiệu nhưng vẫn chưa đủ yếu tố cấu thành. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, một số giáo sư luật so sánh của Pháp, Tây Ban Nha trong các cuốn sách viết về tài phán hiến pháp của mình có một chương nói về Hội đồng Hiến pháp bên cạnh các chương về mô hình tài phán hiến pháp của các nước Hoa Kỳ, Đức, Áo. Điều này dẫn đến một số tác giả Việt Nam, khi tiếp cận kinh nghiệm nước ngoài qua các cuốn sách này, đã đồng nhất Hội đồng Hiến pháp của Pháp với tài phán hiến pháp. Và khi bàn về việc xây dựng tài phán hiến pháp ở Việt Nam, có tác giả đã nhiệt tình cho rằng, Việt Nam cần xây dựng theo mô hình Hội đồng Hiến pháp như người Pháp. 2. Đối tượng xét xử của tài phán hiến pháp Đối tượng xét xử của tài phán hiến pháp thường có hai nhóm: tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan hiến định và các khiếu kiện của công dân về việc quyền cơ bản của họ bị các cơ quan nhà nước vi phạm. Nếu trao cho cơ quan tài phán hiến pháp nhóm đối tượng xét xử thứ nhất thì dẫn đến cơ quan tài phán hiến pháp có quyền làm rõ phạm vi thẩm quyền, và có thể nói, gián tiếp phân định thẩm quyền giữa các cơ quan hiến định khác. Điều này đặc biệt khó lý giải trong các quốc gia có chính thể cộng h òa nghị viện tương tự như Việt Nam. Nếu như cơ quan tài phán hiến pháp có quyền phân định thẩm quyền giữa nghị viện và chính phủ, liệu có phải cơ quan tài phán này đứng cao hơn nghị viện? Nghị viện là cơ quan do nhân dân tr ực tiếp bầu ra, cơ quan tài phán hiến pháp không do nhân dân trực tiếp bầu ra nhưng cơ quan tài phán này lại có quyền tuyên bố một đạo luật của nghị viện là vi hiến và không có giá trị áp dụng. Như vậy, nó có mâu thuẫn với nguyên tắc dân chủ đa số hay không? Liên quan đến nhóm đối tượng xét xử thứ hai của tài phán hiến pháp là vấn đề chủ thể của quyền cơ bản. ở hầu hết các quốc gia, nguyên đơn của vụ án liên quan quyền cơ bản còn bao gồm cả các pháp nhân, đặc biệt là các tổ chức tôn giáo. Chương V Hiến pháp Việt Nam năm 1992 mang tên quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, liệu có chúng ta có thể chấp nhận trường hợp nguyên đơn là một pháp nhân trước cơ quan tài phán hiến pháp hay không? Nếu không thì tại sao? Nếu có thì chúng ta có cần thiết phải thay đổi tên gọi của Chương V hay không? Vấn đề chủ thể của quyền cơ bản cũng liên quan câu hỏi, liệu quyền cơ bản có bảo vệ cả những người đã chết hay không? Qua thực tiễn tài phán hiến pháp của các nước trên thế giới thì quyền cơ bản sẽ chấm dứt sau khi chết, ngoại trừ một loại quyền: quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm. 3. Phạm vi giải thích hiến pháp của cơ quan tài phán hiến pháp Khoảng thời gian trước khi tài phán hiến pháp được xác lập ở một quốc gia, trên các diễn đàn luật học của nhiều quốc gia thường xuất hiện các cuộc bút chiến và phái chống việc thành lập tài phán hiến pháp thường đưa ra một số luận điểm liên quan phạm vi giải thích hiến pháp của cơ quan tài phán hiến pháp, yêu cầu những người ủng hộ tài phán hiến pháp giải thích. Có thể kể ra một vài luận điểm sau: Khi có điểm thiếu rõ ràng trong hiến pháp, cơ quan tài phán hiến pháp không còn cách nào khác phải tự mình đưa ra giải thích hiến pháp. Như vậy có phải cơ quan tài phánhiến pháp đã làm công việc lập hiến bổ sung, hay nói cách khác là được trao quyền lập hiến, quyền mà chính nghị viện cũng không được trao? Nếu cơ quan tài phán hiến pháp có quyền bác bỏ luật của nghị viện, sắc lệnh, quyết định của bộ trưởng với lý do vi hiến, vậy, cái gì là khoảng thẩm quyền riêng của nghị viện và các bộ trưởng không thuộc phạm vi tài phán hiến pháp? Cũng theo khuynh hướng này, những người chống tài phán hiến pháp còn cho rằng, thành lập tài phán hiến pháp sẽ dẫn đến hình thành chính phủ của các ông tòa thay cho chế độ cộng hòa đại nghị, thậm chí vài chính trị gia cánh hữu Hoa Kỳ trong thời gian diễn ra xung đột giữa ...

Tài liệu được xem nhiều: