Danh mục

Những vấn đề lý luận và thực tiễn của chính sách pháp luật: Phần 2

Số trang: 300      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.15 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (300 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông qua việc phân tích lý luận và thực tiễn trong mối quan hệ qua lại, kết hợp với nhau, tác giả đưa ra các quan điểm và kiến nghị cụ thể về vấn đề liên quan. Cuốn sách "Chính sách pháp luật - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" góp phần cung cấp những hiểu biết cần thiết cho hoạt động xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật ở nước ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn của chính sách pháp luật: Phần 2 333 Phần thứ ba CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT 335 CHƯƠNG IX HỌC THUYẾT PHÁP LUẬT I. KHÁI QUÁT VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VÀ CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT Chính sách pháp luật trở thành chính sách pháp luật “sống” chỉ khi chính sách đó được thể hiện trong hiện thực, được thực hiện, được hiện thực hóa trong các hoạt động có ý thức, có ý chí của mọi người. Thực hiện chính sách pháp luật là gì và nó được thể hiện thông qua những hình thức như thế nào? Sách báo về chính sách công và sách báo về chính sách pháp luật ở nước ta mới chỉ nêu vấn đề thực hiện chính sách công và thực hiện chính sách pháp luật mà chưa đưa ra quan niệm về nó. Hơn thế nữa, việc thực hiện chính sách công nói chung, thực hiện chính sách pháp luật nói riêng mới chỉ được nhận thức ở nghĩa hẹp. Đây là vấn đề cần được khoa học chính sách công nói chung và khoa học chính sách pháp luật nói riêng quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, cần phải tiếp cận thực hiện chính sách pháp luật cả với tư cách một quá trình, lẫn với tư cách là kết quả cuối cùng của quá trình đó. Với tư cách là một quá trình, thực hiện chính sách pháp luật có thể được hiểu là quá trình nhất định, được quy định chặt chẽ 336 CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN... của việc hình thành chính sách, thực thi các quy định của chính sách pháp luật, của việc thể hiện các quy định đó trong hành vi của mọi người. Quá trình đó được bắt đầu, được khởi động từ khi xuất hiện nhu cầu điều chỉnh pháp luật, nhu cầu cần phải có chính sách pháp luật, tiếp đến nhu cầu đó được các chủ thể nhận thức. Theo quá trình đó, thực hiện chính sách pháp luật được thể hiện với tư cách là hoạt động, hành vi mà ở đó các quy định của chính sách pháp luật (hành vi hợp pháp), hoạt động thực tiễn của mọi người trong việc thực thi các quyền và nghĩa vụ pháp lý được thể hiện. Nói cách khác, thực hiện chính sách pháp luật được xem xét cả với tư cách là sự thể hiện trong hành động của mọi người các đòi hỏi được thể hiện dưới dạng chung nhất trong các quy phạm của chính sách pháp luật, lẫn với tư cách là sự thể hiện cụ thể của quá trình điều chỉnh chính sách pháp luật. Với tư cách là kết quả cuối cùng của một quá trình, thực hiện chính sách pháp luật được hiểu là việc đạt được sự phù hợp đầy đủ giữa các đòi hỏi của chính sách pháp luật về việc thực hiện những hành vi của mọi người. Theo đó, thực hiện chính sách pháp luật được thể hiện với tư cách là hoạt động, hành vi mà ở đó các quy định của chính sách pháp luật (hành vi hợp pháp), hoạt động thực tiễn của mọi người trong việc thực thi các quyền và nghĩa vụ pháp lý được thể hiện. Nói cách khác, thực hiện chính sách pháp luật được xem xét cả với tư cách là sự thể hiện trong hành động của mọi người các đòi hỏi được thể hiện dưới dạng chung nhất trong các quy phạm của chính sách pháp luật, lẫn với tư cách là sự thể hiện cụ thể của quá trình điều chỉnh chính sách pháp luật. Phần thứ ba: CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN... 337 Như vậy, với tư cách là kết quả cuối cùng của một quá trình, thực hiện chính sách pháp luật được hiểu là việc đạt được sự phù hợp đầy đủ giữa các đòi hỏi của chính sách pháp luật về việc thực hiện những hành vi nhất định và tổng thể các hoạt động chính sách đã được thực hiện kế tiếp nhau trên thực tế. Chính sách pháp luật “đi ra” và “đi vào” đời sống xã hội, đời sống pháp luật với sự hỗ trợ của các hình thức khác nhau, và do vậy, có thể gọi đó là các hình thức thực hiện chính sách pháp luật. Các hình thức thực hiện chính sách pháp luật là các phương thức hình thành và đưa chính sách pháp luật vào đời sống pháp luật. Mỗi hình thức là một loại hoạt động có kết quả nhất định trong cấu thành của chính sách pháp luật. Có thể có nhiều cách phân loại khác nhau các hình thức thực hiện chính sách pháp luật. Nhưng cách phân loại phổ biến và có ý nghĩa thực tiễn lớn nhất là cách phân loại dựa vào tính chất của các hoạt động chính sách của các chủ thể của chính sách pháp luật. Theo tiêu chuẩn này, chính sách pháp luật Việt Nam được thực hiện bằng hoặc thông qua các hình thức cơ bản sau đây: - Hình thức học thuyết pháp luật; - Hình thức xây dựng pháp luật; - Hình thức áp dụng pháp luật; - Hình thức giải thích pháp luật; - Hình thức giáo dục và đào tạo pháp luật. II. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC THUYẾT PHÁP LUẬT Học thuyết pháp luật chủ yếu được thể hiện trong các dự án văn bản quy phạm pháp luật, trong các quan niệm, quan điểm, trong các 338 CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN... tài liệu học thuyết, trong thẩm định khoa học, trong tầm nhìn thấy trước sự phát triển của các tình huống pháp lý...1. Học thuyết là sản phẩm của khoa học, là sản phẩm trí tuệ, do vậy, cần phải đánh giá đúng vai trò của khoa học trong xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc các quy luật của sự phát triển xã hội, về các khả năng và cách thức dự báo sự phát triển đó, về các mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau của pháp luật với các quá trình, hiện tượng hiện thực của đời sống xã hội, với quá trình đổi mới, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế của nước ta và với các hệ thống điều chỉnh quy phạm khác. Việc nhận thức các quy luật, các mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau đó đòi hỏi phải có sự hợp tác, liên kết rộng rãi, chặt chẽ của khoa học pháp lý với các khoa học xã hội khác và các khoa học tự nhiên và công nghệ. Ở đây, chính khi dựa vào việc phân tích khách quan, khoa học pháp lý mới có thể xác định được mức độ sử dụng các số liệu, dữ liệu của các ngành khoa học khác để giải quyết những vấn đề liên quan đến chính sách pháp luật, đến hoàn thiện hệ t ...

Tài liệu được xem nhiều: