Tài liệu Hỏi đáp Chính sách Pháp luật năm 2007 do Phùng Thi Thu Hương biên soạn nhằm cung cấp cho người học tổng hợp những câu hỏi nhằm củng cố kiến thức với nội dung nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ bảo đảm tiền vay trong chính sách Pháp luật năm 2007.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu Hỏi đáp Chính sách Pháp luật năm 2007 - Phùng Thi Thu Hương PHÒNG PHÁP CHẾ TÀI LIỆU HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT NĂM 2007 (DÀNH CHO HỆ THỐNG VIB) ¶¶ ¶ HÀ NỘI, NGÀY 31-12-2007 Lưu hành nội bộ Trang 1/29 Tài liệu Hỏi đáp Chính sách - Pháp luật - 2007 PC PHÒNG PHÁP CHẾ Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Số: 2658 /2007/PC TÀI LIỆU HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT (Tổng hợp một số câu giải đáp của Phòng Pháp chế - năm 2007) Lời tựa: Vào cuối năm 2005, qua việc thực hiện các chức năng tư vấn, đào tạo kiến thức pháp lý, chuyên môn, soạn thảo và thẩm định các hợp đồng, văn bản định chế cho VIB, Phòng Pháp chế nảy sinh ra ý tưởng sẽ lựa chọn, tổng hợp một số câu hỏi đáp điển hình về chính sách, pháp luật liên quan đến các nghiệp vụ của VIB. Ý tưởng này đã được hiện thực hóa vào năm 2005 và năm 2006. Sau khi gửi cho toàn Hệ thống tham khảo, Phòng Pháp chế đã nhận được sự phản hồi tích cực từ các Đơn vị trong Hệ thống với đề nghị duy trì việc làm này hằng năm. Do vậy, năm 2007, qua thực hiện công việc đã soạn thảo và thẩm định 267 văn bản định chế của VIB; Soạn thảo và thẩm định 394 Hợp đồng; Cung cấp 2.028 lượt văn bản pháp quy và văn bản định chế của VIB cho các Đơn vị trên toàn Hệ thống; Trực tiếp thực hiện 31 buổi đào tạo các kiến thức pháp luật cho Hệ thống, trong đó có chương trình đào tạo toàn hàng về nghiệp vụ tín dụng, bảo đảm tiền vay; Tham gia góp ý xây dựng 3 văn bản pháp quy với các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và thực hiện hơn 2.909 công việc pháp lý khác theo yêu cầu của Hệ thống. Phòng Pháp chế đã tổng hợp lại một số câu hỏi và trả lời để tiếp tục gửi cho toàn Hệ thống tham khảo. Tài liệu này gồm 50 câu hỏi đáp, được chia thành 3 phần: Nghiệp vụ tín dụng, Nghiệp vụ Bảo đảm tiền vay và các Nghiệp vụ khác (có mục lục kèm theo). Trong các câu hỏi và trả lời, sẽ có những vấn đề mới phát sinh theo quy định của Pháp luật, có thể chặt chẽ hơn, có thể thông thoáng hơn nhưng sẽ được cụ thể hóa vào các quy định liên quan của VIB trong năm 2007 nhằm tăng thêm tính cẩm nang pháp lý cho các quy định của VIB. Trân trọng kính gửi Hệ thống! T/M PHÒNG PHÁP CHẾ Chuyên viên cao cấp PHÙNG THỊ THU HƯỜNG Lưu hành nội bộ Trang 2/29 Tài liệu Hỏi đáp Chính sách - Pháp luật - 2007 PC Phần I NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG 1. Khách hàng đã có khoản vay trước đây với VIB, nay muốn vay bổ sung, Chi nhánh muốn định giá tăng giá trị tài sản bảo đảm để cho vay bổ sung thì VIB cần tiến hành những thủ tục gì? - Trước tiên, Chi nhánh phải có biên bản định giá lại tài sản theo quy định của VIB. - Ký Hợp đồng tín dụng với Khách hàng về khoản vay bổ sung; - Sửa đổi bổ sung Hợp đồng bảo đảm tiền vay (ký phụ lục Hợp đồng hoặc Hợp đồng sửa đổi) theo hướng điều khoản nào định sửa thì viết lại điều đó với nội dung mới vào Hợp đồng sửa đổi, các nội dung khác trong hợp đồng bảo đảm cũ vẫn giữ nguyên. - Trường hợp Hợp đồng bảo đảm cũ được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm thì việc ký Hợp đồng bổ sung hoặc phụ lục Hợp đồng cũng được thực hiện tại phòng công chứng và đăng ký giao dịch theo quy định. 2. VIB quy định như thế nào về thẩm quyền phê duyệt và ký hồ sơ tín dụng đối với sản phẩm cho vay cầm cố số tiết kiệm do VIB phát hành? VIB có quy định số 2244/2005/QĐ-VIB về trách nhiệm ký hồ sơ tín dụng điều chỉnh chung việc phê duyệt và ký hồ sơ tín dụng đối với tất cả các sản phẩm cho vay chứ không chỉ riêng sản phẩm cho vay cầm cố sổ tiết kiệm do VIB phát hành. Cá nhân có thẩm quyền phê duyệt đến đâu, với món vay có giá trị bao nhiêu được điều chỉnh trong từng thời kỳ theo các Quyết định sửa đổi bổ sung Quy định 2244/2005/QĐ-VIB. 3. Khách hàng vay vốn để thanh toán tiền mua nhà đất cho người bán, tài sản bảo đảm là nhà đất đứng tên sở hữu chung của Khách hàng và người bán. Trong trường hợp này VIB có cho vay không? VIB thực hiện như thế nào? VIB có thể cho Khách hàng vay vốn thanh toán tiền mua nhà nếu Khách hàng thực hiện các thủ tục sau: - Khách hàng và bên bán lập thỏa thuận về việc phân chia giá trị nhà đất tại Phòng công chứng, theo đó Khách hàng sẽ phải trả cho bên bán số tiền tương ứng với phần bên bán được hưởng, còn Khách hàng sẽ là người được sở hữu toàn bộ nhà đất. - Khách hàng làm thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sổ đỏ) tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền với chỉ một mình Khách hàng đứng tên trong sổ đỏ đối với toàn bộ diện tích nhà đất đó. - Trong quá trình Khách hàng làm thủ tục sang tên sổ đỏ, VIB và Khách hàng ký Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng thế chấp phần nhà đất của Khách hàng và phần nhà đất hình thành trong tương lai. - Khi sổ đỏ đã đứng tên Khách hàng thì ký Hợp đồng thế chấp nhà đất với Khách hàng. 4. VIB đã phát hành cam kết bảo lãnh thực hiện Hợp đồng cho Khách hàng, sau đó, do bị mất, Khách hàng có đơn đề nghị VIB cấp lại thì VIB có phát hành không? Cần những thủ tục nào? Về nguyên tắc, VIB chỉ phát hành một bảo lãnh duy nhất cho Khách hàng để thực hiện một Hợp đồng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Khách hàng trong trường hợp này VIB có thể thực hiện một trong hai cách sau: - Nếu bản gốc thư bảo lãnh thực hiện ...