Những vấn đề pháp lý nhằm phòng ngừa tranh chấp quản trị nội bộ công ty để khởi nghiệp bền vững
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 4.17 MB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung bài viết làm rõ hai vấn đề về tranh chấp trong quản trị nội bộ công ty: (i) nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong giai đoạn khởi nghiệp và (ii) biện pháp phòng ngừa tranh chấp đối với các công ty khởi nghiệp dưới góc độ pháp luật doanh nghiệp hiện hành. Từ đó giúp các nhà sáng lập nhận diện và thiết lập cơ chế quản trị nội bộ công ty phù hợp với giai đoạn “khởi nghiệp”, tạo nền tảng để phát triển công ty bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những vấn đề pháp lý nhằm phòng ngừa tranh chấp quản trị nội bộ công ty để khởi nghiệp bền vững NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ NHẰM PHÒNG NGỪA TRANH CHẤP QUẢN TRỊ NỘI BỘ CÔNG TY ĐỂ KHỞI NGHIỆP BỀN VỮNG ThS. Lữ Thị Ngọc Diệp Trường Đại học Lao động - Xã hội Tóm tắt Nội dung bài viết làm rõ hai vấn đề về tranh chấp trong quản trị nội bộ công ty: (i) nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong giai đoạn khởi nghiệp và (ii) biện pháp phòng ngừa tranh chấp đối với các công ty khởi nghiệp dưới góc độ pháp luật doanh nghiệp hiện hành. Từ đó giúp các nhà sáng lập nhận diện và thiết lập cơ chế quản trị nội bộ công ty phù hợp với giai đoạn “khởi nghiệp”, tạo nền tảng để phát triển công ty bền vững. Từ khóa: quản trị nội bộ công ty; khởi nghiệp bền vững; tranh chấp nội bộ 1. Phòng ngừa tranh chấp quản trị nội bộ công ty – một yêu cầu cầu thiết để khởi nghiệp bền vững 1.1. Quản trị nội bộ công ty và các loại tranh chấp điển hình Không có một khái niệm chung nhất về “quản trị nội bộ công ty” để áp dụng cho mọi trường trường hợp. Tùy vào góc độ tiếp cận, chúng ta sẽ có cách hiểu khác nhau về “quản trị nội bộ công ty”. Thuật ngữ chúng ta thường gặp hơn “quản trị nội bộ công ty” đó là “quản trị công ty”. “Quản trị công ty” có nội hàm rộng hơn “quản trị nội bộ công ty”, là thuật ngữ hàm chỉ các cách thức tổ chức và biện pháp mà những chủ thể có thẩm quyền trong công ty sử dụng nhằm quản lý, điều hành, kiểm soát các vấn đề như: tài chính (gọi là quản trị tài chính); nhân sự, người lao động, việc làm (gọi là quản trị nhân sự), chiến lược kinh doanh, tiếp cận thị trường (gọi là quản trị kinh doanh); điều hành bộ máy quản lý công ty và điều hòa lợi ích của các nhóm chủ thể trong nội bộ công ty (gọi là quản trị nội bộ công ty) với mục tiêu cuối cùng hướng đến là hiệu quả kinh doanh và sự phát triển ổn định của công ty. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thì “quản trị công ty” là một loạt mối quan hệ giữa ban giám đốc, hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác trong một doanh nghiệp (OECD, 1999, 2004). Một số quan điểm khác cho rằng “Quản trị công ty hiểu theo nghĩa hẹp là quan hệ của một doanh nghiệp với các cổ đông, hoặc theo nghĩa rộng là quan hệ của doanh nghiệp với xã hội” (Financial Times, 1997), hay “Quản trị công ty là chủ đề mặc dù được định nghĩa không rõ ràng nhưng có thể coi như đó là tập hợp các đối tượng, mục tiêu và thể chế để đảm bảo điều tốt đẹp cho cổ 54 đông, nhân viên, khách hàng, chủ nợ và thúc đẩy danh tiếng, vị thế của nền kinh tế” (Maw, Alsbury, Craig-Cooper, & Lord Lane of , 1994). Trong phạm vi bài viết này, tác giả nghiên cứu về “tranh chấp quản trị nội bộ công ty” trên cơ sở hiểu “quản trị nội bộ công ty” là một nội dung hẹp thuộc “quản trị công ty” và được điều chỉnh bởi pháp luật doanh nghiệp hiện hành. Theo đó, “quản trị nội bộ công ty” là tổng thể những cách thức tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý công ty liên quan đến phân bổ quyền lực, điều hòa lợi ích của các nhóm người trong công ty, hướng đến mục đích vừa bảo đảm quyền lợi của các nhóm chủ thể, vừa đảm bảo lợi ích chung của công ty. “Nội bộ công ty” thường bao gồm các chủ thể: người sáng lập công ty, các thành viên hoặc cổ đông công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty, người quản lý công ty (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc). Từ cách hiểu về “quản trị nội bộ công ty” và các chủ thể thuộc “nội bộ công ty” nêu trên, tác giả định nghĩa “tranh chấp quản trị nội bộ công ty” là những mâu thuẫn, bất đồng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể thuộc công ty với nhau liên quan đến chủ yếu đến các lợi ích kinh tế, quyền quyết định, quản lý công ty. Tác giả phân loại các tranh chấp điển hình trong quản trị nội bộ công ty dựa trên tiêu chí về chủ thể của tranh chấp như sau: (i) Tranh chấp giữa những người sáng lập công ty với nhau. Luật Doanh nghiệp 2014 xác định những người cùng ký tên vào bản Điều lệ công ty đầu tiên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh chính là “nhà sáng lập”. Hay hiểu chung nhất, họ người đầu tiên đặt nền móng “khai sinh” công ty. Biểu hiện chủ yếu của loại tranh chấp này là các nhà sáng lập thường tranh cãi xem “tôi hay anh là chủ công ty”, ai có quyền quyết định trong công ty và vấn đề phân chia lợi nhuận khi công ty kinh doanh có lãi. (ii) Tranh chấp giữa người sáng lập với các thành viên góp vốn khác, tác giả gọi chung đây là tranh chấp giữa các chủ sở hữu công ty. Theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì những người góp vốn hợp lệ và hợp pháp vào công ty đều là các chủ sở hữu công ty, không phân biệt người đó là nhà sáng lập hay là người góp vốn sau khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Biểu hiện của loại tranh chấp này là sự bất đồng về quyền quản lý và quyết định trong công ty, khi mà người sáng lập thường nhầm tưởng rằng mình thành lập công ty nên mình có toàn quyền quyết định mọi vấn đề, từ đó ảnh hưởng đến quyền của những người góp vốn khác, phát sinh các khiếu nại hoặc khởi kiện liên quan. (iii) Tranh chấp giữa các chủ sở hữu công ty với người quản lý, điều hành công ty. Trong một số trường hợp, cơ cấu nhân sự và mô hình quản trị công ty cho thấy quyền quản lý, điều hành công ty và quyền sở hữu công ty có sự tách bạch rõ rệt, ví 55 dụ như trường hợp thuê người khác làm Giám đốc/Tổng giám đốc hoặc thành viên Hội đồng quản trị không phải là cổ đông công ty. Từ đó nảy sinh tình trạng những người quản lý, điều hành công ty nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích cá nhân mình thay vì lợi ích của công ty và của chủ sở hữu. (iv) Tranh chấp giữa những người có chức danh quản lý công ty hoặc người đại diện công ty với nhau. Biểu hiện của loại tranh chấp này thường là mâu thuẫn về quyền quản lý, điều hành, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những vấn đề pháp lý nhằm phòng ngừa tranh chấp quản trị nội bộ công ty để khởi nghiệp bền vững NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ NHẰM PHÒNG NGỪA TRANH CHẤP QUẢN TRỊ NỘI BỘ CÔNG TY ĐỂ KHỞI NGHIỆP BỀN VỮNG ThS. Lữ Thị Ngọc Diệp Trường Đại học Lao động - Xã hội Tóm tắt Nội dung bài viết làm rõ hai vấn đề về tranh chấp trong quản trị nội bộ công ty: (i) nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong giai đoạn khởi nghiệp và (ii) biện pháp phòng ngừa tranh chấp đối với các công ty khởi nghiệp dưới góc độ pháp luật doanh nghiệp hiện hành. Từ đó giúp các nhà sáng lập nhận diện và thiết lập cơ chế quản trị nội bộ công ty phù hợp với giai đoạn “khởi nghiệp”, tạo nền tảng để phát triển công ty bền vững. Từ khóa: quản trị nội bộ công ty; khởi nghiệp bền vững; tranh chấp nội bộ 1. Phòng ngừa tranh chấp quản trị nội bộ công ty – một yêu cầu cầu thiết để khởi nghiệp bền vững 1.1. Quản trị nội bộ công ty và các loại tranh chấp điển hình Không có một khái niệm chung nhất về “quản trị nội bộ công ty” để áp dụng cho mọi trường trường hợp. Tùy vào góc độ tiếp cận, chúng ta sẽ có cách hiểu khác nhau về “quản trị nội bộ công ty”. Thuật ngữ chúng ta thường gặp hơn “quản trị nội bộ công ty” đó là “quản trị công ty”. “Quản trị công ty” có nội hàm rộng hơn “quản trị nội bộ công ty”, là thuật ngữ hàm chỉ các cách thức tổ chức và biện pháp mà những chủ thể có thẩm quyền trong công ty sử dụng nhằm quản lý, điều hành, kiểm soát các vấn đề như: tài chính (gọi là quản trị tài chính); nhân sự, người lao động, việc làm (gọi là quản trị nhân sự), chiến lược kinh doanh, tiếp cận thị trường (gọi là quản trị kinh doanh); điều hành bộ máy quản lý công ty và điều hòa lợi ích của các nhóm chủ thể trong nội bộ công ty (gọi là quản trị nội bộ công ty) với mục tiêu cuối cùng hướng đến là hiệu quả kinh doanh và sự phát triển ổn định của công ty. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thì “quản trị công ty” là một loạt mối quan hệ giữa ban giám đốc, hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác trong một doanh nghiệp (OECD, 1999, 2004). Một số quan điểm khác cho rằng “Quản trị công ty hiểu theo nghĩa hẹp là quan hệ của một doanh nghiệp với các cổ đông, hoặc theo nghĩa rộng là quan hệ của doanh nghiệp với xã hội” (Financial Times, 1997), hay “Quản trị công ty là chủ đề mặc dù được định nghĩa không rõ ràng nhưng có thể coi như đó là tập hợp các đối tượng, mục tiêu và thể chế để đảm bảo điều tốt đẹp cho cổ 54 đông, nhân viên, khách hàng, chủ nợ và thúc đẩy danh tiếng, vị thế của nền kinh tế” (Maw, Alsbury, Craig-Cooper, & Lord Lane of , 1994). Trong phạm vi bài viết này, tác giả nghiên cứu về “tranh chấp quản trị nội bộ công ty” trên cơ sở hiểu “quản trị nội bộ công ty” là một nội dung hẹp thuộc “quản trị công ty” và được điều chỉnh bởi pháp luật doanh nghiệp hiện hành. Theo đó, “quản trị nội bộ công ty” là tổng thể những cách thức tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý công ty liên quan đến phân bổ quyền lực, điều hòa lợi ích của các nhóm người trong công ty, hướng đến mục đích vừa bảo đảm quyền lợi của các nhóm chủ thể, vừa đảm bảo lợi ích chung của công ty. “Nội bộ công ty” thường bao gồm các chủ thể: người sáng lập công ty, các thành viên hoặc cổ đông công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty, người quản lý công ty (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc). Từ cách hiểu về “quản trị nội bộ công ty” và các chủ thể thuộc “nội bộ công ty” nêu trên, tác giả định nghĩa “tranh chấp quản trị nội bộ công ty” là những mâu thuẫn, bất đồng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể thuộc công ty với nhau liên quan đến chủ yếu đến các lợi ích kinh tế, quyền quyết định, quản lý công ty. Tác giả phân loại các tranh chấp điển hình trong quản trị nội bộ công ty dựa trên tiêu chí về chủ thể của tranh chấp như sau: (i) Tranh chấp giữa những người sáng lập công ty với nhau. Luật Doanh nghiệp 2014 xác định những người cùng ký tên vào bản Điều lệ công ty đầu tiên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh chính là “nhà sáng lập”. Hay hiểu chung nhất, họ người đầu tiên đặt nền móng “khai sinh” công ty. Biểu hiện chủ yếu của loại tranh chấp này là các nhà sáng lập thường tranh cãi xem “tôi hay anh là chủ công ty”, ai có quyền quyết định trong công ty và vấn đề phân chia lợi nhuận khi công ty kinh doanh có lãi. (ii) Tranh chấp giữa người sáng lập với các thành viên góp vốn khác, tác giả gọi chung đây là tranh chấp giữa các chủ sở hữu công ty. Theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì những người góp vốn hợp lệ và hợp pháp vào công ty đều là các chủ sở hữu công ty, không phân biệt người đó là nhà sáng lập hay là người góp vốn sau khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Biểu hiện của loại tranh chấp này là sự bất đồng về quyền quản lý và quyết định trong công ty, khi mà người sáng lập thường nhầm tưởng rằng mình thành lập công ty nên mình có toàn quyền quyết định mọi vấn đề, từ đó ảnh hưởng đến quyền của những người góp vốn khác, phát sinh các khiếu nại hoặc khởi kiện liên quan. (iii) Tranh chấp giữa các chủ sở hữu công ty với người quản lý, điều hành công ty. Trong một số trường hợp, cơ cấu nhân sự và mô hình quản trị công ty cho thấy quyền quản lý, điều hành công ty và quyền sở hữu công ty có sự tách bạch rõ rệt, ví 55 dụ như trường hợp thuê người khác làm Giám đốc/Tổng giám đốc hoặc thành viên Hội đồng quản trị không phải là cổ đông công ty. Từ đó nảy sinh tình trạng những người quản lý, điều hành công ty nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích cá nhân mình thay vì lợi ích của công ty và của chủ sở hữu. (iv) Tranh chấp giữa những người có chức danh quản lý công ty hoặc người đại diện công ty với nhau. Biểu hiện của loại tranh chấp này thường là mâu thuẫn về quyền quản lý, điều hành, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản trị nội bộ Công ty để khởi nghiệp bền vững Khởi nghiệp bền vững Tranh chấp nội bộ Pháp luật doanh nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
4 trang 196 0 0
-
194 trang 42 0 0
-
80 trang 33 0 0
-
Những tác động của công nghệ số đến lĩnh vực kế toán ở Việt Nam
10 trang 27 0 0 -
87 trang 27 0 0
-
Một số bất cập trong quy định pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và kiến nghị hoàn thiện
4 trang 25 0 0 -
Quyền khởi kiện người quản lý công ty của thành viên, cổ đông
11 trang 24 0 0 -
Đề thi kết thúc học phần môn Pháp luật doanh nghiệp năm 2019-2020 - Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM
1 trang 23 0 0 -
Tiểu luận: Doanh nghiệp tư nhân
16 trang 22 0 0 -
5 trang 21 0 0