Danh mục

Những tác động của công nghệ số đến lĩnh vực kế toán ở Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 331.37 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Những tác động của công nghệ số đến lĩnh vực kế toán ở Việt Nam" phân tích một số tác động của công nghệ số đến lĩnh vực kế toán hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp cho chiến lược và kế hoạch hành động nhằm giúp lĩnh vực này vượt qua thách thức, bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những tác động của công nghệ số đến lĩnh vực kế toán ở Việt Nam NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ SỐ ĐẾN LĨNH VỰC KẾ TOÁN Ở VIỆT NAM ThS Lê Thị Kim Thoa Trường Đại học Tài chính – Marketing Tóm tắt: Mục đích của bài viết phân tích một số tác động của công nghệ số đến lĩnh vực kế toán hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp cho chiến lược và kế hoạch hành động nhằm giúp lĩnh vực này vượt qua thách thức, bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên các tài liệu có sẵn từ tạp chí, sách, công trình nghiên cứu và quan điểm của các tác giả được thể hiện trên các trang web làm cơ sở để thực hiện phân tích đánh giá. Những khám phá trong nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng cơ sở lý luận và phương hướng trong việc đưa ra một số đề xuất nhằm giúp các DN nhanh chóng ứng dụng số hóa vào hoạt động kinh doanh đem lại cơ hội, giá trị và doanh thu mới cho DN. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đã chỉ ra rằng công nghệ số tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực kế toán trong công tác quản lý nhà nước, hoạt động doanh nghiệp, hoạt động đào tạo,… Chuyển đổi số thành công trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kế toán là điều cần thiết trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Từ khoá: công nghệ số, kế toán, tác động 1. Đặt vấn đề Trong thời đại 4.0 hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ số không còn là tầm nhìn, mục tiêu dài hạn, mà đã trở thành xu hướng tất yếu, là vấn đề sống còn đối với các tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Theo khảo sát của VCCI, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu nhận thức và ứng dụng các công nghệ số vào các khâu như quản trị nội bộ, mua hàng, logistics, sản xuất, marketing, bán hàng và thanh toán. Khi dịch Covid-19 lan rộng, dẫn tới những hạn chế tiếp xúc và việc phát thực hiện các biện pháp dãn cách xã hội đã buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng nhiều hơn các công nghệ số trong hoạt động kinh doanh của mình, nhất là trong quản trị nội bộ, quản trị tài chính, thanh toán điện tử, marketing trực tuyến. Sự phát triển của công nghệ số đã làm thay đổi cách thức vận hành quản trị của DN trong đó công tác quản trị tài chính kế toán DN cũng đang dần chuyển đổi trên phương thức ứng dụng khoa học công nghệ. Công nghệ số đã tác động trực tiếp đến quy trình, phương pháp, chức năng của hoạt động kế toán, kiểm toán. Bài viết phân tích về một số tác động của công nghệ số đến lĩnh vực kế toán hiện nay, đồng thời kiến nghị một số giải pháp nhằm giúp DN tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong thời gian tới. 28 - 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Một số vấn đề về công nghệ số Công nghệ số là một cụm từ thường được nhắc và sử dụng phổ biến trong trong thời đại công nghệ 4.0, nhưng khó có thể đưa ra một khái niệm chuẩn nhất về thuật ngữ này. Theo IGI Global là một trong những nhà xuất bản Khoa học uy tín hàng đầu tại Mỹ cho rằng: “Bất kỳ thông tin nào được sử dụng trên máy tính hoặc được phổ biến trên máy tính đều được gọi là công nghệ kỹ thuật số”. Công nghệ số bao gồm tất cả các công cụ điện tử, hệ thống tự động, thiết bị công nghệ và tài nguyên để tạo ra, xử lý, lưu trữ thông tin”. Tại Việt Nam, công nghệ số là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh đem lại cơ hội, giá trị và doanh thu mới cho DN. Công nghệ số thường được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence), máy học (Machine Learning), dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud), Blockchain,… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. 2.2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả thông qua việc thu thập các tài liệu, bài nghiên cứu về công nghệ số và tác động của chúng đến lĩnh vực kế toán. Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp nghiên cứu nhân quả để chỉ ra mức độ ảnh hưởng của công nghệ số đến lĩnh vực kế toán trong tương lai, từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm giúp lĩnh vực kế toán vượt qua những thách thức mà công nghệ số đem lại. Thông tin trong bài viết chủ yếu là thông tin thứ cấp được tác giả thu thập, chọn lọc, phân loại và sắp xếp từ các bài báo viết về chủ đề công nghệ số và tác động của chúng lên lĩnh vực kế toán được đăng trên các trang web chuyên ngành Kinh tế, Tài chính, Kế toán và Kỷ yếu hội thảo khoa học. 3. Thực trạng ứng dụng công nghệ số tại Việt Nam Tại Việt Nam, công nghệ số thuộc trong 4 danh mục công nghệ được Chính phủ ưu tiên hàng đầu trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Quyết định 2117 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) gồm 12 công nghệ số đó là: Trí tuệ nhân tạo - 29 (Artificial intelligence); Internet vạn vật (Internet of Things); Công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Big data analytics); Công nghệ chuỗi khối (Blockchain); Điện toán đám mây (Cloud computing),… Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ số tại các DN ở Việt Nam không được triển khai đồng đều. Một số tập đoàn, tổng công ty ở một số ngành như điện lực, dầu khí, dệt may, bia, rượu, nước giải khát… đã có mức độ ứng dụng công nghệ tiên tiến ở mức cao, tiệm cận với các công nghệ của CMCN 4.0. Bên cạnh đó các công ty vừa và nhỏ còn e ngại trong việc chuyển đổi số. Theo báo cáo của Cisco, tại Việt Nam, những thách thức mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đan ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: