Danh mục

Những vùng thẩm mỹ trong tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 239.65 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết thể hiện quan điểm của Tác giả cũng thể hiện chân xác, sinh động ngôn ngữ đặc trưng của những vùng thẩm mỹ thông ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Những vùng thẩm mỹ trong tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy cho thấy tình yêu quê hương xứ sở và nỗi niềm trăn trở của “người đàn bà viết văn bước ra từ dòng sông Nho Quế”,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những vùng thẩm mỹ trong tiểu thuyết Đỗ Bích ThúyNHỮNG VÙNG THẨM MỸ TRONG TIỂU THUYẾT ĐỖ BÍCH THÚYNGUYỄN THỊ THU HÀ - LÊ THỊ HƯỜNGTrường Đại học Sư phạm – Đại học HuếTóm tắt: Tiểu thuyết chính là thể loại khẳng định được tài năng, phong cáchvà bản lĩnh nghệ thuật của Đỗ Bích Thúy. Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết ĐỗBích Thúy được khơi gạn từ suối nguồn cảm xúc mãnh liệt về những vùngthẩm mỹ đặc trưng. Trong cảm hứng sáng tạo của nhà văn, những vùng thẩmmỹ đã chi phối cách xử lí đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, các thủpháp nghệ thuật... Tác giả cũng thể hiện chân xác, sinh động ngôn ngữ đặctrưng của những vùng thẩm mỹ thông qua ngôn ngữ người kể chuyện vàngôn ngữ nhân vật. Những vùng thẩm mỹ trong tiểu thuyết Đỗ Bích Thúycho thấy tình yêu quê hương xứ sở và nỗi niềm trăn trở của “người đàn bàviết văn bước ra từ dòng sông Nho Quế”.Từ khóa: vùng thẩm mỹ, Đỗ Bích Thúy, tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy, cảmhứng sáng tạo1. MỞ ĐẦUTrong dàn hợp xướng các nhà văn nữ, Đỗ Bích Thúy đã góp một “tiếng đàn môi”. Ngòibút Đỗ Bích Thuý lấp lánh tài hoa ở nhiều thể loại. Với tiểu thuyết, Đỗ Bích Thuý đãkhẳng định được tài năng, phong cách và bản lĩnh nghệ thuật của mình. Bóng của câysồi, Cánh chim kiêu hãnh, Cửa hiệu giặt là mở ra một thế giới nghệ thuật đa dạng, hòakết bởi nhiều thanh âm của cuộc sống. Ở lĩnh vực tiểu thuyết, Đỗ Bích Thuý đóng gópkhông nhỏ cho thành tựu đa dạng của văn học Việt Nam đương đại.Nhìn lại hành trình sáng tạo, có thể thấy Đỗ Bích Thuý đã tạo nên một khuôn mặt vănchương. Những trang viết của chị luôn mang đậm hơi thở cuộc sống vùng cao từ khungcảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt đến tâm hồn, nếp nghĩ suy của đồng bào dân tộcsống trên núi đá, trở thành một di sản nho nhỏ, không thể thiếu khi người ta nhắc đếnHà Giang. Nhà văn cũng mở rộng biên độ cảm hứng bằng cách viết nhiều về cuộc sốngđô thị Hà Nội hôm nay với bao trăn trở, suy ngẫm. Dù viết về đề tài nào, văn Đỗ BíchThuý cũng mềm mại, dung dị, khéo và đẹp. Đó là những trang viết vừa mộc mạc, vừatinh tế, giọng văn da diết, trầm buồn chất chứa nỗi lòng ưu tư và những rung cảm chânthành của một nhà văn luôn gắn bó với đời.2. NHỮNG VÙNG MIỀN THẨM MỸ TRONG CẢM HỨNG SÁNG TẠOTrong thế giới văn chương, các nhà văn thường có một “vùng sáng tác” nhất định. Giátrị vùng thẩm mỹ chỉ thực sự được nảy sinh khi nhà văn đó gắn bó máu thịt hoặc có mộtxúc cảm thẩm mỹ đặc biệt để viết nên những tác phẩm mang dấu ấn đặc trưng riêng biệtcho mình. Ở Thạch Lam là phố huyện nghèo nàn, xơ xác, buồn vắng hoặc vùng ngoại ôtối tăm của Hà Nội; ở Nguyên Hồng là phố cảng Hải Phòng chói chang màu phượng vĩ;Hoàng Cầm với vùng văn hoá Kinh Bắc; Nguyễn Ngọc Tư đi về trên mảnh đất miềnTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 01(37)/2016: tr. 26-35NHỮNG VÙNG THẨM MỸ TRONG TIỂU THUYẾT ĐỖ BÍCH THÚY27Tây Nam bộ... Trên hành trình sáng tạo, Đỗ Bích Thúy đã định vị được những vùngthẩm mỹ riêng của mình, đó là quê hương Hà Giang và chốn đô thành Hà Nội.2.1. Hà Giang - từ quê hương máu thịt đến những trang vănNói đến vùng thẩm mỹ trong sáng tác Đỗ Bích Thuý trước hết phải nói đến Hà Giangnơi có thiên nhiên, văn hoá và con người với những dấu ấn riêng biệt, không thể trộnlẫn với vùng khác. Vùng thẩm mỹ này đã góp phần tạo nên dấu ấn trong phong cáchsáng tạo của Đỗ Bích Thuý.Cảm hứng sáng tạo của Đỗ Bích Thúy được khơi nguồn từ vương quốc tuổi thơ (Freud).Có một miền Hà Giang gắn liền với tuổi thơ và luôn sống động trên những trang văncủa Đỗ Bích Thúy. Sinh ra, lớn lên, trải đời mình với những năm tháng tinh khôi nhất ởmiền sơn cước, Đỗ Bích Thúy thông thuộc từng cánh rừng, thung lũng, vách đá, hiểucặn kẽ cách sống, nếp nghĩ của đồng bào dân tộc nơi đây. Yêu tha thiết quê mình,“người con của núi” đã miệt mài viết, trải lòng trên trang sách và trở thành một trongnhững nhà văn viết về miền núi hay nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Vùngthẩm mỹ Hà Giang trở đi trở lại trên trang viết trong nỗi nhớ khôn nguôi, nỗi trăn trở,ưu lo của người con xa xứ. “Đỗ Bích Thúy đã tạo nên một khuôn mặt văn chương viếtvề Tây Bắc không lẫn với bất kì cây bút nào..., là đóa hoa văn Tây Bắc trong bàng bạcsương mù tháng Ba núi non địa đầu Tổ quốc” [6].So với các tác giả văn xuôi miền núi đương đại, Đỗ Bích Thúy đã tìm được “lối riêng”và mang đến cho văn xuôi miền núi một “hương vị lạ”. Nếu Cao Duy Sơn viết nhiều vềlũng Cô Sầu (Trùng Khánh - Cao Bằng), Phạm Duy Nghĩa mở rộng đường biên khắpnúi rừng Tây Bắc thì Đỗ Bích Thúy gắn liền với Hà Giang. Núi rừng trùng trùng điệpđiệp bao quanh mảnh đất Hà Giang đã phủ bóng xuống trang văn Đỗ Bích Thúy. Khônggian đại ngàn ấy trở thành nền cảnh để những câu chuyện về lịch sử, văn hoá, cuộcsống, con người Hà Giang được kể một cách chân thực, tinh tế và sâu sắc. Cảm xúc vănchương của Đỗ Bích Thuý được khơi gạn từ vùng thẩm mỹ ấy. Chị đã viết về thiênnhiên, lịch sử, văn hoá, con người Hà Giang trong tâm thế của người trong cuộc ...

Tài liệu được xem nhiều: