Danh mục

Những xét nghiệm cần làm trong bệnh đái tháo đường

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 155.61 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi bị đái tháo đường (ĐTĐ), đường trong máu sẽ cao và có thể gây ra nhiều biến chứng (mắt, tim, thận…) nếu không được điều trị đúng. Để điều trị thường cần làm một số xét nghiệm để kiểm soát tốt bệnh ĐTĐ. Sau đây là những xét nghiệm cần làm cho bệnh nhân ĐTĐ.Xét nghiệm đường huyết mao mạch Đường huyết Đường huyết (ĐH) tĩnh mạch (phải làm ở phòng xét nghiệm). ĐH mao mạch (lấy một giọt máu ở đầu ngón tay, có thể tự thử ở nhà). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những xét nghiệm cần làm trong bệnh đái tháo đường Các xét nghiệm cần làm trong bệnh đái tháo đườngKhi bị đái tháo đường (ĐTĐ), đường trong máu sẽ cao và có thể gây ranhiều biến chứng (mắt, tim, thận…) nếu không được điều trị đúng. Đểđiều trị thường cần làm một số xét nghiệm để kiểm soát tốt bệnh ĐTĐ.Sau đây là những xét nghiệm cần làm cho bệnh nhân ĐTĐ. Xét nghiệm đường huyết mao mạchĐường huyếtĐường huyết (ĐH) tĩnh mạch (phải làm ở phòng xét nghiệm). ĐH mao mạch(lấy một giọt máu ở đầu ngón tay, có thể tự thử ở nhà).Đường niệu, HbA1c; ceton huyết, niệu; tổng phân tích nước tiểu, lipid máu.Theo dõi ĐH lúc đói (trước ăn sáng), ĐH trước bữa ăn (trưa, tối), ĐH 2 giờsau ăn. HbA1c mỗi 3 tháng 1 lần. Lipid máu lúc đói lúc chẩn đoán ĐTĐ nếubình thường thì đo hàng năm. Đạm niệu mỗi năm một lần.ĐH như thế nào thì gọi là ĐTĐ?Để xác định có ĐTĐ, cần phải thử ĐH tĩnh mạch. Ở người bình thường: ĐHtĩnh mạch lúc đói 70 – 100mg/dl (được gọi là đói khi nhịn ăn ít nhất 8 giờtrước khi lấy máu). Người bị ĐTĐ khi ĐH lúc đói hơn hay bằng 126mg/dl(ít nhất 2 lần thử vào 2 ngày khác nhau).Chú ý: không được dùng kết quả ĐH đo bằng máy thử ĐH ở đầu ngón tayđể chẩn đoán ĐTĐ.Khi điều trị ĐTĐ, ĐH bao nhiêu thì tốt?Bảng dưới đây là mức ĐH cần phải đạt được khi điều trị.Với một số người dễ bị hạ ĐH (người cao tuổi, rối loạn tri giác, ăn uốngkém) không nên cố gắng đạt tới mức ĐH lý tưởng, chỉ cần giữ ở mức chấpnhận được.Có cần phải thử đường trong nước tiểu hay không?Hiện nay, thử đường niệu không còn được dùng phổ biến để theo dõi ĐTĐnữa, vì nó có nhược điểm là không đánh giá được trường hợp ĐH không caonhiều (từ 120 -180mg/dl). Thử đường niệu cũng không phát hiện được tìnhtrạng hạ ĐH. Que thử đường niệu có ưu điểm là giá rẻ. Cách tốt nhất để tựtheo dõi ĐH hiện nay là dùng máy đo ĐH ở đầu ngón tay. Tuy nhiên, bệnhnhân vẫn có thể dùng que thử đường trong nước tiểu để theo dõi tình trạngbệnh ĐTĐ nếu không có điều kiện mua máy đo ĐH.Có thể thử ĐH ở nhà hay không?Ở nhà có thể dùng máy thử ĐH ở đầu ngón tay để tự theo dõi ĐH. Đây làcách theo dõi điều trị ĐTĐ thuận tiện và thường được dùng hiện nay, nógiúp đánh giá tình trạng ĐTĐ tốt hay xấu. Kết quả được đo tại nhà nhanh sẽgiúp cho bác sĩ điều trị ĐTĐ tốt hơn cho người bệnh.Nếu có máy thử ĐH ở nhà, nên thử ĐH mấy lần trong ngày và thử vàolúc nào?Nên thử ĐH ở nhà tại những thời điểm sau đây:ĐH lúc đói (trước ăn sáng), ĐH trước bữa ăn (trưa, tối), ĐH 2 giờ sau ăn(sau khi bắt đầu ăn), ĐH lúc đi ngủ (10 – 11g đêm).Với ĐTĐ týp 1: có thể thử mỗi ngày từ 2 – 4 lần tùy trường hợp. Cần phảithử nhiều lần trong ngày khi đang cần điều chỉnh liều tiêm insulin để kiểmsoát tốt ĐH.Với ĐTĐ týp 2: không cần thường xuyên như ĐTĐ typ 1 mà chỉ cần 2 – 3lần/tuần.Với bệnh nhân ĐTĐ nói chung, cần thử ĐH khi có biểu hiện hạ ĐH (hồihộp, vã mồ hôi, chân tay lạnh…), gọi là hạ ĐH khi chỉ số ĐH < 60mg/dl.Huyết sắc tố A1c (HbA1c) là gì? Bao lâu thì phải thử lại?Đường glucose trong máu sẽ gắn vào huyết sắc tố (Hb) trong hồng cầu. ĐoHbA1c cho biết ĐH trung bình trong vòng 2 – 3 tháng trước đó. Bìnhthường thì HbA1c khoảng 4 -6% của tổng số Hb trong máu. Nếu HbA1ctăng cao hơn bình thường chứng tỏ ĐH không kiểm soát tốt trong thời gian 2– 3 tháng trước khi đo. Chỉ cần đo HbA1c 3 tháng 1 lần, vì đời sống hồngcầu là 2 – 3 tháng mới thay hồng cầu mới.Khi nào thì cần phải thử ceton trong máu và nước tiểu?Nếu ĐTĐ không được điều trị tốt, ĐH tăng cao thì trong cơ thể có thể sinhra ceton. Thể ceton mang tính acid sẽ có hại cho cơ thể. Tình trạng này chobiết trong cơ thể người bệnh đang thiếu insulin, bệnh nhân cần phải đến gặpbác sĩ để được điều trị gấp. Nên dùng que thử ceton niệu khi gặp các tìnhhuống sau đây: bị cảm cúm hay sốt; ĐH cao >250mg/dl, buồn nôn, nôn, đaubụng; có thai.Có cần thử đạm niệu không?Khi bệnh nhân ĐTĐ có nhiều đạm trong nước tiểu là dấu hiệu cho biết thậnđã bị tổn thương. Có hai mức độ tiểu ra đạm (albumin): tiểu albumin vilượng là lượng albumin trong nước tiểu ít từ 30 – 300mg/24 giờ. Tiểu đạmđại lượng là lượng đạm trong nước tiểu nhiều > 300mg/24 giờ. Khi có đạmniệu, bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa điều trị theo dõi để tránh bịsuy thận.Dùng phương pháp nào đo đạm niệu?Đo đạm niệu tại bệnh viện hay các trung tâm xét nghiệm sẽ cho biết chínhxác lượng đạm trong nước tiểu hàng ngày để đánh giá tiểu đạm nhiều hay ít(chú ý không đo đạm niệu khi mới vận động, nhiễm toan ceton, sốt, nhiễmtrùng vì kết quả đo sẽ không chính xác).Tại sao bị ĐTĐ mà phải thử mỡ trong máu?Bệnh nhân ĐTĐ thường hay có mỡ trong máu tăng cao. Khi mỡ trong máutăng cao sẽ làm bệnh nhân dễ mắc bệnh tim mạch: nhồi máu cơ tim, tai biếnmạch máu não.Thử mỡ máu khi nào? Cần phải nhịn đói trước khi đi thử mỡ máu.Thử những chỉ số gì? Thường có 4 yếu tố cần phải đo gồm: lipid máu, HDL– cholesterol, LDL – cholesterol, triglycerid ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: