Danh mục

Những yêu cầu đối với nguồn nhân lực du lịch Việt Nam thời kỳ cách mạng 4.0

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 364.43 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang len lỏi vào tất cả các lĩnh vực, ngành nghề của xã hội và ngành du lịch cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Bài viết đề cập tới thực trạng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam hiện nay và chỉ ra những yêu cầu đối với nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong thời kỳ CMCN 4.0.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những yêu cầu đối với nguồn nhân lực du lịch Việt Nam thời kỳ cách mạng 4.0 HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020doi: 10.15625/vap.2020.0099 NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM THỜI KỲ CÁCH MẠNG 4.0 Đỗ Hiền Hoà Khoa Thương mại - Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM dohienhoa@iuh.edu.vnTÓM TẮT: Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang len lỏi vào tất cả các lĩnh vực, ngành nghề của xã hội và ngành du lịch cũngkhông nằm ngoài xu hướng đó. Những tác động bước đầu của cuộc CMCN 4.0 và sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch đang mở ranhiều cơ hội và cả thách thức đối với ngành công nghiệp không khói này. Có rất nhiều yếu tố hỗ trợ để ngành du lịch hội nhập tốtvới cuộc CMCN 4.0, trong đó yếu tố chất lượng đội ngũ lao động (nguồn nhân lực) trong ngành du lịch là yếu tố quan trọng quyếtđịnh du lich Việt Nam đạt đến tầm khu vực hay thế giới. Bài viết đề cập tới thực trạng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam hiện nay vàchỉ ra những yêu cầu đối với nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong thời kỳ CMCN 4.0.Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn nhân lực du lịch, du lịch Việt Nam. I. ĐẶT VẤN ĐỀTrong những năm vừa qua, du lịch là ngành có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo báo cáo củaTổng cục Du lịch, năm 2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 30 % mỗi năm, từ 10 triệu lượt khách năm2016 lên 13 triệu lượt khách năm 2017, 15 triệu lượt khách năm 2018, 18 triệu lượt khách năm 2019. Tổng doanh thutừ khách du lịch năm 2019 cũng lên đến 726.000 tỷ đồng, tăng 17,1 % so với cùng kỳ năm 2018. Du lịch phát triển đãgóp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng chung của đấtnước (GDP tăng 7,02 %). Du lịch Việt Nam đang tiếp tục phát triển vượt bậc và hứa hẹn sẽ bứt phá, gặt hái nhiềuthành tựu.Chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam đã đề ra mục tiêu đến năm 2020, ngành du lịch cơ bản trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốctế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10 % GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD; giá trị xuấtkhẩu thông qua du lịch đạt 20 tỉ USD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp. Dự kiến năm2030, tổng thu từ khách du lịch sẽ tăng gấp 2 lần năm 2020 [1]. Để đạt được mục tiêu đó, yêu cầu cấp bách đặt ra chongành du lịch là phải chuẩn bị nguồn nhân lực đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trườngcũng như sự phát triển bền vững của ngành. Đặc biệt, trong cuộc CMCN 4.0 – nơi máy móc, tự động hoá dần thay thếcon người, nguồn nhân lực du lịch phải trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp để đáp ứng yêu cầu công việctrong tình hình mới. II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUA. Phương pháp thu thập tài liệuSố liệu thứ cấp được thu thập dựa trên cơ sở kế thừa các báo cáo, các tài liệu có liên quan, bao gồm: tài liệu, báo cáo,số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch về nhân lực ngành du lịch Việt Nam.B. Phương pháp phân tích và xử lý số liệuPhương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả đặc trưng của mẫu nghiên cứu. III. CƠ SỞ LÝ LUẬNA. Nguồn nhân lực du lịchTheo Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo củacon người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”.Theo quan điểm của PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quân và ThS. Nguyễn Vân Điềm: “Nhân lực là nguồn lực của mỗi conngười mà nguồn lực này gồm thể lực và trí lực” [2].Nhân lực du lịch là khái niệm chỉ lực lượng lao động tham gia vào quá trình phát triển du lịch, gồm cả nhân lực trựctiếp và nhân lực gián tiếp. Trong đó, nhân lực trực tiếp là những người làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước vềdu lịch; các đơn vị sự nghiệp du lịch; các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Nhân lực gián tiếp là bộphận nhân lực làm việc trong các ngành, các quá trình liên quan đến hoạt động du lịch như văn hóa, hải quan, giaothông, xuất nhập cảnh, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ công cộng, môi trường, bưu chính viễn thông,cộng đồng dân cư... Như vậy, khái niệm nhân lực du lịch có độ “bao phủ” tương đối rộng và chất lượng của nó khôngĐỗ Hiền Hòa 303chỉ tác động và đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển du lịch; mà còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển cácngành, các lĩnh vực khác có liên quan.B. c i mc nhân lực ngành du lịchNhân lực ngành du lịch có một số đặc điểm chung như sau:- Nhân lực ngành du lịch có tính chuyên môn hoá cao.- Tỷ lệ lao động trẻ, lao động nữ, lao động thời vụ trong ngành du lịch cao hơn các ngành khác.- Thời gian làm việc của nhân lực ngành du lịch phụ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng.- Trong kinh doanh du lịch, phần lớn nhân lực tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và họ tham gia thực hiện các công việcnhằm đạt được mục tiêu đề ra.- Nhân lực ngành du lịch được chia thành hai nhóm là nhân lực trực tiếp và nhân lực gián tiếp. IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAMNhân lực ngành du lịch có vai trò quyết định không chỉ cho riêng sự phát triển du lịch mà còn góp phần không nhỏ vàoviệc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, ngành du lịch góp phầntạo ra khoảng 4 triệu lao động bao gồm cả lao động trực tiếp (2,46 triệu lao động tương đương 4,6 % cơ cấu lao động)và lao động gián ti ...

Tài liệu được xem nhiều: