Niềm tin tôn giáo của người Êđê ở Đắk Lắk trong xã hội cổ truyền và xã hội đương đại
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 779.32 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết giới thiệu niềm tin tôn giáo của người Êđê cư trú tại tỉnh Đắk Lắk trong xã hội cổ truyền và xã hội đương đại. Niềm tin tôn giáo của tộc người này trong xã hội cổ truyền là sự thành kính, ngưỡng mộ đối với các vị thần thiện, phản ứng, đối kháng với thần ác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Niềm tin tôn giáo của người Êđê ở Đắk Lắk trong xã hội cổ truyền và xã hội đương đạiNghiên cứu Tôn giáo. Số 3&4 - 2017 163ĐỖ HỒNG KỲ*Y KÔ NIÊ** NIỀM TIN TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI ÊĐÊ Ở ĐẮK LẮK TRONG XÃ HỘI CỔ TRUYỀN VÀ XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI Tóm tắt: Bài viết giới thiệu niềm tin tôn giáo của người Êđê cư trú tại tỉnh Đắk Lắk trong xã hội cổ truyền và xã hội đương đại. Niềm tin tôn giáo của tộc người này trong xã hội cổ truyền là sự thành kính, ngưỡng mộ đối với các vị thần thiện, phản ứng, đối kháng với thần ác. Trong xã hội đương đại do tác động của các nhân tố môi trường, kinh tế, xã hội, tôn giáo, v.v., niềm tin tôn giáo đó đã biến đổi. Biểu hiện của sự biến đổi đó trong bộ phận người Êđê không theo Công giáo và Tin Lành là niềm tin vào các vị thần bị lu mờ, thu hẹp, còn ở bộ phận theo Công giáo, Tin Lành không còn niềm tin nào vào các vị thần bản địa, ngoại trừ thần Aê Du, Aê Diê. Hình ảnh Chúa và Aê Du, Aê Diê tồn tại song hành trong đời sống tâm linh của họ. Từ khóa: Niềm tin tôn giáo, thần linh, cổ truyền, đương đại, Êđê, Đắk Lắk. Trong xã hội cổ truyền, người Êđê tin tưởng sâu sắc rằng thần linh(yang) có tác động tốt hoặc xấu đến cuộc sống của con người. Niềm tinxác tín đó chi phối mạnh mẽ nhiều lĩnh vực cuộc sống của họ. Trong xãhội đương đại1, do tác động của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội, tôn giáonên niềm tin của cộng đồng Êđê vào các đấng siêu nhiên có sự suygiảm và chuyển biến, thậm chí thay đổi. L. Feuerbach đã từng nói rằng“con người được sắp đặt thế nào, thời Chúa của họ cũng như thế, ý thứcvề Chúa là ý thức mà con người rút ra từ bản thân nó (…). Tôn giáo làsự thừa nhận tư tưởng thân thiết nhất của con người” 2.* Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.** Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk.Ngày nhận bài: 13/3/2017; Ngày biên tập: 17/4/2017; Ngày duyệt đăng: 24/4/2017.164 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3&4 - 2017 1. Niềm tin tôn giáo của người Êđê trong xã hội cổ truyền Trong xã hội cổ truyền, người Êđê tin tưởng sâu sắc rằng thần linhcó tác động tốt hoặc xấu đến cuộc sống của con người, cho nên họ làm“vui lòng thần linh” bằng cách thực hành các nghi lễ cúng thần (ngăyang). Đi liền với nghi lễ vòng đời người và nghi lễ nông nghiệp lànhững kiêng kị, sự thành tâm, lòng ngưỡng mộ…. Tất cả đều hướngtới một mục đích là thần linh sẽ ban mưa thuận gió hòa, mùa màng bộithu, con người khỏe mạnh, sống lâu, buôn làng yên vui, hạnh phúc.Niềm tin đó biểu hiện qua nội dung lời cầu khấn, giọng điệu, hành vicủa người cúng và vẻ trang nghiêm, ngưỡng mộ của người nghe đốivới các lực lượng siêu nhiên vô hình nào đó. 1.1. Về linh hồn và thần linh trong vòng đời người Người Êđê tin rằng con người và muôn vật đều có hồn. Con ngườikhi còn sống có phần xác (asei mlei) và phần hồn (mngăt). Khi conngười chết, mngăt trở thành atâo (linh hồn người chết). Trước lúc làmlễ bỏ mả (ngă yang lui msat), atâo vẫn quanh quẩn tại mộ3. Sau lễ bỏmả, linh hồn người chết trở về với thế giới tổ tiên, qua nhiều lần “hóakiếp” để cuối cùng biến thành giọt sương đầu thai vào con cháu, giúpgiống nòi trường tồn. Theo người Êđê, linh hồn người chết yếu hơn so với linh hồn ngườisống. Những linh hồn người chết có mạnh, yếu khác nhau nhưngchúng cũng biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, cũng ganh ghét, cămthù, làm hại lẫn nhau, làm hại linh hồn người sống. Linh hồn người sống sẽ khỏe mạnh khi thân thể vận động, và sẽ rấtyếu khi người ta ngủ. Trong giấc ngủ, linh hồn ra khỏi thể xác và đichu du tới xứ sở người chết, tới gặp bạn bè, vào rừng xanh, núi thẳm,lên tận trời xanh, mây trắng. Nếu linh hồn chỉ đi gần và gặp ngườiquen (cả người sống lẫn người đã qua đời) thì sự việc diễn ra tronggiấc mơ khi tỉnh dậy người đó có thể kể lại được, còn nếu đi xa và gặpnhững người xa lạ thì câu chuyện diễn ra trong giấc mơ bị lu mờ, khitỉnh dậy, người ta không kể lại được. Như vậy, theo người Êđê linh hồn con người có thể giao tiếp đượcvới thế giới thông qua giấc mơ (êpei). Giấc mơ thường có sự hiển linh.Người Êđê gọi hiện tượng này là yang mdah. Nói theo phân tâm họcĐỗ Hồng Kỳ, Y Kô Niê. Niềm tin tôn giáo của người Êđê... 165thì đó là “linh cảm trong mơ mà có thực”4 (chữ dùng của Sig MundFreud). Trở lại vấn đề linh hồn người chết qua nhiều lần “hóa kiếp” để cuốicùng biến thành hạt sương đầu thai vào con cháu, giúp giống nòitrường tồn đã nêu ở trên, có thể biểu đạt nội dung đó qua biểu đồ sau: Tâm thức Êđê nguyên thủy tin rằng con người chết đi là bỏ xác cũđể qua các “kiếp” rồi trở lại thành con người5. Nhưng không phải aicũng có được cái hạnh phúc như vậy. Những người chết bất đắc kỳ tửvà không được chôn cất trong khu nghĩa địa thì linh hồn chỉ dừng lại ởkiếp côn trùng hoặc biến mất trong rừng sâu, sẽ không theo vòng“luân hồi”6, tức là kh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Niềm tin tôn giáo của người Êđê ở Đắk Lắk trong xã hội cổ truyền và xã hội đương đạiNghiên cứu Tôn giáo. Số 3&4 - 2017 163ĐỖ HỒNG KỲ*Y KÔ NIÊ** NIỀM TIN TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI ÊĐÊ Ở ĐẮK LẮK TRONG XÃ HỘI CỔ TRUYỀN VÀ XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI Tóm tắt: Bài viết giới thiệu niềm tin tôn giáo của người Êđê cư trú tại tỉnh Đắk Lắk trong xã hội cổ truyền và xã hội đương đại. Niềm tin tôn giáo của tộc người này trong xã hội cổ truyền là sự thành kính, ngưỡng mộ đối với các vị thần thiện, phản ứng, đối kháng với thần ác. Trong xã hội đương đại do tác động của các nhân tố môi trường, kinh tế, xã hội, tôn giáo, v.v., niềm tin tôn giáo đó đã biến đổi. Biểu hiện của sự biến đổi đó trong bộ phận người Êđê không theo Công giáo và Tin Lành là niềm tin vào các vị thần bị lu mờ, thu hẹp, còn ở bộ phận theo Công giáo, Tin Lành không còn niềm tin nào vào các vị thần bản địa, ngoại trừ thần Aê Du, Aê Diê. Hình ảnh Chúa và Aê Du, Aê Diê tồn tại song hành trong đời sống tâm linh của họ. Từ khóa: Niềm tin tôn giáo, thần linh, cổ truyền, đương đại, Êđê, Đắk Lắk. Trong xã hội cổ truyền, người Êđê tin tưởng sâu sắc rằng thần linh(yang) có tác động tốt hoặc xấu đến cuộc sống của con người. Niềm tinxác tín đó chi phối mạnh mẽ nhiều lĩnh vực cuộc sống của họ. Trong xãhội đương đại1, do tác động của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội, tôn giáonên niềm tin của cộng đồng Êđê vào các đấng siêu nhiên có sự suygiảm và chuyển biến, thậm chí thay đổi. L. Feuerbach đã từng nói rằng“con người được sắp đặt thế nào, thời Chúa của họ cũng như thế, ý thứcvề Chúa là ý thức mà con người rút ra từ bản thân nó (…). Tôn giáo làsự thừa nhận tư tưởng thân thiết nhất của con người” 2.* Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.** Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk.Ngày nhận bài: 13/3/2017; Ngày biên tập: 17/4/2017; Ngày duyệt đăng: 24/4/2017.164 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3&4 - 2017 1. Niềm tin tôn giáo của người Êđê trong xã hội cổ truyền Trong xã hội cổ truyền, người Êđê tin tưởng sâu sắc rằng thần linhcó tác động tốt hoặc xấu đến cuộc sống của con người, cho nên họ làm“vui lòng thần linh” bằng cách thực hành các nghi lễ cúng thần (ngăyang). Đi liền với nghi lễ vòng đời người và nghi lễ nông nghiệp lànhững kiêng kị, sự thành tâm, lòng ngưỡng mộ…. Tất cả đều hướngtới một mục đích là thần linh sẽ ban mưa thuận gió hòa, mùa màng bộithu, con người khỏe mạnh, sống lâu, buôn làng yên vui, hạnh phúc.Niềm tin đó biểu hiện qua nội dung lời cầu khấn, giọng điệu, hành vicủa người cúng và vẻ trang nghiêm, ngưỡng mộ của người nghe đốivới các lực lượng siêu nhiên vô hình nào đó. 1.1. Về linh hồn và thần linh trong vòng đời người Người Êđê tin rằng con người và muôn vật đều có hồn. Con ngườikhi còn sống có phần xác (asei mlei) và phần hồn (mngăt). Khi conngười chết, mngăt trở thành atâo (linh hồn người chết). Trước lúc làmlễ bỏ mả (ngă yang lui msat), atâo vẫn quanh quẩn tại mộ3. Sau lễ bỏmả, linh hồn người chết trở về với thế giới tổ tiên, qua nhiều lần “hóakiếp” để cuối cùng biến thành giọt sương đầu thai vào con cháu, giúpgiống nòi trường tồn. Theo người Êđê, linh hồn người chết yếu hơn so với linh hồn ngườisống. Những linh hồn người chết có mạnh, yếu khác nhau nhưngchúng cũng biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, cũng ganh ghét, cămthù, làm hại lẫn nhau, làm hại linh hồn người sống. Linh hồn người sống sẽ khỏe mạnh khi thân thể vận động, và sẽ rấtyếu khi người ta ngủ. Trong giấc ngủ, linh hồn ra khỏi thể xác và đichu du tới xứ sở người chết, tới gặp bạn bè, vào rừng xanh, núi thẳm,lên tận trời xanh, mây trắng. Nếu linh hồn chỉ đi gần và gặp ngườiquen (cả người sống lẫn người đã qua đời) thì sự việc diễn ra tronggiấc mơ khi tỉnh dậy người đó có thể kể lại được, còn nếu đi xa và gặpnhững người xa lạ thì câu chuyện diễn ra trong giấc mơ bị lu mờ, khitỉnh dậy, người ta không kể lại được. Như vậy, theo người Êđê linh hồn con người có thể giao tiếp đượcvới thế giới thông qua giấc mơ (êpei). Giấc mơ thường có sự hiển linh.Người Êđê gọi hiện tượng này là yang mdah. Nói theo phân tâm họcĐỗ Hồng Kỳ, Y Kô Niê. Niềm tin tôn giáo của người Êđê... 165thì đó là “linh cảm trong mơ mà có thực”4 (chữ dùng của Sig MundFreud). Trở lại vấn đề linh hồn người chết qua nhiều lần “hóa kiếp” để cuốicùng biến thành hạt sương đầu thai vào con cháu, giúp giống nòitrường tồn đã nêu ở trên, có thể biểu đạt nội dung đó qua biểu đồ sau: Tâm thức Êđê nguyên thủy tin rằng con người chết đi là bỏ xác cũđể qua các “kiếp” rồi trở lại thành con người5. Nhưng không phải aicũng có được cái hạnh phúc như vậy. Những người chết bất đắc kỳ tửvà không được chôn cất trong khu nghĩa địa thì linh hồn chỉ dừng lại ởkiếp côn trùng hoặc biến mất trong rừng sâu, sẽ không theo vòng“luân hồi”6, tức là kh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xã hội học Nghiên cứu tôn giáo Niềm tin tôn giáo Xã hội cổ truyền Người Êđê ở Đắk LắkGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 463 11 0 -
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 311 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 264 0 0 -
15 trang 257 0 0
-
Điểm tương đồng về tư tưởng giữa C. Mác và học thuyết Phật giáo
7 trang 218 0 0 -
Bước đầu tìm hiểu hoạt động giáo dục và đào tạo của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật họ (1931-1945)
23 trang 191 0 0 -
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 180 0 0 -
Giới thiệu lý thuyết xã hội học Curriculum - Nguyễn Khánh Trung
0 trang 172 0 0 -
Giáo trình Nhập môn xã hội học: Phần 1 - TS. Trần Thị Kim Xuyến
137 trang 150 1 0 -
Tư tưởng phân tâm học Freud về nguồn gốc của tôn giáo
20 trang 143 0 0