Danh mục

Nội dung và quy trình rèn luyện kĩ năng dạy học môn tiếng Việt cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 364.64 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày các nội dung chính sau: Kĩ năng dạy học môn tiếng Việt, quy trình rèn luyện kĩ năng dạy học môn tiếng Việt cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học. Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nội dung và quy trình rèn luyện kĩ năng dạy học môn tiếng Việt cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học VJE Tạp chí Giáo dục, Số 424 (Kì 2 - 2/2018), tr 22-24 NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC Chu Thị Thuỷ An - Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài:20/11/2016; ngày sửa chữa:27/11/2016; ngày duyệt đăng:29/11/2016. Abstract: Recently, teacher training at universities has been transformed from academic year into credit system. The credit training system requires specificity and mobility in all stages of the training process, especially in stages of formation and development of teaching skills, including Vietnamese teaching skills. Therefore, research on the contents and process of training Vietnamese teaching skills to perfect the process of training primary school teachers under the credit system and meet the practical requirements is an urgent need. Keywords: Primary school teachers, skills, credit system. 1. Mở đầu Ở Việt Nam, công tác đào tạo giáo viên tiểu học (GVTH) có trình độ đại học đã được tiến hành trên dưới 20 năm. Tuy nhiên, đến nay, ở các trường đại học đào tạo GVTH vẫn còn thiếu các tài liệu hướng dẫn công tác thực hành rèn luyện các kĩ năng (KN) dạy học môn Tiếng Việt (TV) cho sinh viên (SV) ngành Giáo dục tiểu học, ngành học có nhiều đặc thù riêng về KN nghề nghiệp. Các giáo trình về Phương pháp dạy học (PPDH) TV ở tiểu học cũng có đề cập các KN dạy học TV nhưng chưa cụ thể và hệ thống, thời lượng dành cho việc cung cấp các kiến thức lí thuyết về dạy học TV còn chiếm tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với thời lượng tổ chức luyện tập các KN dạy học. Giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động thực hành rèn luyện các KN dạy học TV cho SV. SV chưa chủ động xác định các KN dạy học TV cần thiết, chưa chủ động thực hiện các hoạt động tự rèn luyện “tay nghề” dạy học TV của mình. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Kĩ năng dạy học môn Tiếng Việt Trong các giáo trình về PPDH TV ở tiểu học, KN dạy học TV được quan niệm là hệ thống các KN sau: phân tích mục tiêu; tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa và các tài liệu dạy học, tìm hiểu trình độ và đặc điểm ngôn ngữ của HS, lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy TV; tổ chức các hoạt động dạy học trong giờ TV, kiểm tra, đánh giá học sinh (HS); tổ chức hoạt động ngoại khoá TV và bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS yếu kém, vận dụng công tác chủ nhiệm, công tác Đội hỗ trợ cho việc dạy TV và kết hợp dạy TV trên các giờ học khác; phân tích, đánh giá thực tế dạy học TV ở tiểu học. Theo chúng tôi, bên cạnh hệ thống các KN dạy học một môn học nói chung, khi rèn luyện KN dạy học môn TV cho đối tượng GVTH, cần chú trọng các KN cơ sở và cơ bản sau: 22 - Nhóm KN cơ sở bao gồm các KN sử dụng ngôn ngữ trong dạy học: đọc, viết, nói, nghe. Đây là các KN cần thiết khi dạy học bất kì môn học nào nhưng đối với việc dạy học môn TV ở nhà trường tiểu học, các KN này của giáo viên lại là đặc biệt quan trọng. Mục tiêu quan trọng nhất của môn TV ở tiểu học là rèn luyện các KN đọc, viết, nói, nghe bằng TV cho HS. Nếu giáo viên không hoàn thiện được hệ thống KN này cho bản thân mình thì không thể tạo ra một môi trường “mẫu” tốt cho HS luyện tập. - Nhóm KN cơ bản bao gồm các KN: tìm hiểu trình độ và đặc điểm ngôn ngữ của HS tiểu học; phân tích chương trình, sách giáo khoa (SGK) môn TV; lập kế hoạch dạy học và thiết kế bài dạy TV; tổ chức các hoạt động dạy học trong giờ TV; kiểm tra, đánh giá kiến thức, KN TV của HS; phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi TV; phụ đạo HS yếu về TV, tổ chức hoạt động ngoại khoá TV, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học TV... Ngoài ra, phải kể đến một KN rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển năng lực dạy học TV của giáo viên đó là KN nghiên cứu về PPDH TV và tự bồi dưỡng kiến thức, KN dạy học TV. Nhóm các KN cơ bản có thể phân thành hai loại: 1) Các KN liên quan trực tiếp đến việc tổ chức một giờ dạy TV (phân tích bài học của SGK TV, lập kế hoạch bài dạy TV, tổ chức các hoạt động dạy học trong giờ TV). Đây là những KN không thể thiếu của bất cứ một người GV nào và hiệu quả rèn luyện có thể đánh giá trực tiếp; 2) Các KN liên quan đến quá trình dạy học TV nói chung như nghiên cứu về PPDH TV, phân tích chương trình, SGK TV, tổ chức hoạt động ngoại khóa TV... Hiệu quả rèn luyện những KN này không thể trực tiếp đánh giá chính xác ngay khi tổ chức rèn luyện. Để hoàn thiện những KN này, SV cần sự trải nghiệm trong quá trình giảng dạy TV của mình. Việc hình thành và hoàn thiện những KN này phải dựa trên những nền tảng lí thuyết vững vàng về Ngôn ngữ học, Tâm lí học, Giáo dục học... VJE Tạp chí Giáo dục, Số 424 (Kì 2 - 2/2018), tr 22-24 Tuy nhiên, mỗi KN kể trên có thể quan niệm là một tổ hợp KN, trong đó, chúng là những KN bề mặt và đằng sau chúng còn có những KN chuyên sâu. Chẳng hạn, để kiểm tra, đánh giá kiến thức, KN TV của HS tiểu học, GVTH cần có cả KN thiết kế, xây dựng đề kiểm tra môn TV. Hoặc trong KN phân tích chương trình, có KN l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: