Danh mục

Nói với trẻ khi người thân qua đời

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 196.11 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cu Bo năm tuổi, suốt ngày quấn quýt ông nội. Bất ngờ ông nội đổ bệnh rồi qua đời. Không nhìn thấy ông đâu nữa, lại thấy mọi người trong nhà buồn rầu, khóc than, cu Bo không khỏi băn khoăn, lo sợ. Hỏi bà ông đi đâu, bà ôm cu Bo khóc. Hỏi bố, bố bảo ông ngủ và không bao giờ dậy nữa. Hỏi mẹ, mẹ bảo ông đang đi chơi xa. Bạn học mẫu giáo ở cạnh nhà lại nói với cả lớp "ông nội cu Bo chết rồi". ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nói với trẻ khi người thân qua đời Nói với trẻ khi người thân qua đời Cu Bo năm tuổi, suốt ngày quấn quýt ông nội. Bất ngờ ông nội đổ bệnh rồi qua đời. Không nhìn thấy ông đâu nữa, lại thấy mọi người trong nhà buồn rầu, khóc than, cu Bokhông khỏi băn khoăn, lo sợ. Hỏi bà ông đi đâu,bà ôm cu Bo khóc. Hỏi bố, bố bảo ông ngủ vàkhông bao giờ dậy nữa. Hỏi mẹ, mẹ bảo ông đangđi chơi xa. Bạn học mẫu giáo ở cạnh nhà lại nóivới cả lớp ông nội cu Bo chết rồi.Ông nội chết rồi, chết là sao? Sao cả bà và bố mẹđều không nói thế? Cu Bo vừa nhớ ông nội vừahoang mang, bối rối, không hiểu chuyện gì đã xảy ra.Một trong những việc khó khăn của người lớn làkhông biết nói với trẻ như thế nào trước sự qua đờicủa người thân. Vì, trong suy nghĩ người lớn, nhậnthức của trẻ ở độ tuổi như cu Bo chưa đủ để hiểu vềcái chết. Thứ nữa, họ không muốn trẻ sớm biết vànghĩ ngợi những chuyện buồn, mất mát. Cho nêncách chọn lựa của đa số người lớn chúng ta là tảnglờ hoặc tìm cách nói dối để trẻ khỏi sợ hãi.Người lớn thường không đủ can đảm nói cho trẻ biếtsự thật. Trong nhiều trường hợp, trẻ hay đặt ra nhữngcâu hỏi khi thấy một con vật chết đi, hoặc nghe mọingười xung quanh nói về cái chết của một ai đó...Trẻ muốn hiểu về cái chết là điều tự nhiên, chúng takhông nên né tránh.Vậy, nên nói thế nào với trẻ?Giải thích một cách đơn giản, ngắn gọn. Tùy vào tínngưỡng của gia đình và độ tuổi của trẻ mà có nhữngcách giải thích phù hợp. Tránh miêu tả cái chết quá tỉmỉ, bi thảm. Cũng không nói những từ trừu tượngnhư: người đó đã về nơi suối vàng, khuất núi, yêngiấc ngàn thu... khiến trẻ càng thấy rối rắm, khó hiểu.Có thể nói đơn giản rằng, ông (bà) lúc này được nghỉngơi, không còn bị đau đớn nữa; cơ thể ông bà đãngừng hoạt động; mẹ sẽ thay ông (bà) kể chuyện cổtích cho con mỗi tối (nếu ông hoặc bà của trẻ vừamất)...Cho trẻ hiểu sống chết là lẽ thường tình. Nói với trẻrằng con người sinh ra, lớn lên, già đi và kết thúc làcái chết. Quy luật của muôn đời là như thế.Nói về cái chết để trẻ biết yêu quý hơn những ngườithân. Bởi vì không ai có thể sống mãi, cho nên khiđang sống với nhau, chúng ta nên nhường nhịn, giúpđỡ lẫn nhau. Trẻ con phải biết vâng lời cha mẹ, ôngbà, quý trọng bạn bè, biết chăm chỉ làm việc, họchành.Làm thế nào để xoa dịu nỗi buồn khi trẻ mấtngười thân?Cho trẻ hiểu rằng tuy thể xác không còn hoạt độngđược nữa nhưng linh hồn người đã khuất vẫn bêncạnh trẻ và biết trẻ hôm nay có ngoan không, đi họccó được cô giáo khen, trẻ giúp bố mẹ được việc gì?Nuôi dưỡng hình ảnh người đã khuất bằng cách gợilại những kỷ niệm giữa trẻ và người đó. Như trườnghợp của cu Bo, mọi người có thể nhắc về những buổichiều hai ông cháu đi dạo, những bức tranh ông nộihướng dẫn cu Bo vẽ đang treo trên tường, chiếc mũông nội tặng cu Bo ngày sinh nhật...Tư duy trẻ vốn hồn nhiên, buồn đó nhưng cũng vuiđó. Bởi thế, khi trẻ buồn không nên quá lo lắng, tốthơn là cùng chia sẻ với trẻ. Sự chia sẻ đó cho trẻthấy rằng, nỗi buồn của mình là hợp lý và xung quanhmình ai ai cũng buồn, vì vậy không có gì đáng sợ.Nhưng cũng không để trẻ chìm mãi trong nỗi buồn.Nên đưa trẻ trở lại với nhịp sống thường ngày nhưcho trẻ đến lớp, đến chơi nhà bạn, tặng những mónquà thú vị...Tóm lại, chúng ta nên chọn lựa cách phù hợp để nóirõ sự thật, không phải để trẻ thêm hoặc bớt buồn đaumà giúp trẻ có cách hiểu đúng.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: