Danh mục

Nồng độ cholesterol trong máu và sức khoẻ của bạn (kỳ 1)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 215.17 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cholesterol là một chất béo có trong máu và tất cả các loại tế bào của cơ thể, là một phần quan trọng vì nó được sử dụng để tạo nên màng tế bào, một số nội tiết tố (hormones) và phục vụ nhiều chức năng quan trọng khác của cơ thể. Nhưng nếu có quá nhiều cholesterol trong máu thì sẽ là nguy cơ lớn đối với bệnh mạch vành (dẫn đến cơn đau tim cấp) và đột qụy. Tăng cholesterol máu (Hypercholesterolemia) là một thuật ngữ y học về nồng độ của cholesterol máu ở mức cao.Bạn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nồng độ cholesterol trong máu và sức khoẻ của bạn (kỳ 1) Nồng độ cholesterol trong máu và sức khoẻ của bạn (kỳ 1) Cholesterol là một chất béo có trong máu và tất cả các loại tế bào của cơthể, là một phần quan trọng vì nó được sử dụng để tạo nên màng tế bào, một sốnội tiết tố (hormones) và phục vụ nhiều chức năng quan trọng khác của cơ thể.Nhưng nếu có quá nhiều cholesterol trong máu thì sẽ là nguy cơ lớn đối với bệnhmạch vành (dẫn đến cơn đau tim cấp) và đột qụy. Tăng cholesterol máu(Hypercholesterolemia) là một thuật ngữ y học về nồng độ của cholesterol máu ởmức cao. Bạn có biết rằng bản chất của cholesterol không phải là xấu. Thật sự,cholesterol là một trong nhiều chất được cơ thể chúng ta tạo ra và sử dụng để giữgìn sức khoẻ của cơ thể . Một số cholesterol được tạo ra bởi cơ thể, một số đượccung cấp bởi thức ăn. Có hai loại cholesterol: “tốt” và “xấu”. Điều quan trọng làphải biết về sự khác biệt và nồng độ của cholesterol “tốt” và “xấu” này trong máucủa bạn. Có quá nhiều một loại cholesterol hoặc không đủ một loại cholesterolkhác đều có thể đưa bạn đến nguy cơ bệnh mạch vành, cơn đau tim cấp. 1. Hai nguồn cung cấp cholesterol ? Cholesterol đến từ hai nguồn: Từ cơ thể của bạn và từ thức ăn mà bạn ănvào. Gan và các tế bào khác của cơ thể tạo nên khoảng 75% cholesterol máu, 25%còn lại do thức ăn cung cấp. 2. Hiểu thế nào về nồng độ cholesterol máu của bạn? Hiệp hội Tim Hoa Kỳ (The American Heart Association) đã thực hiệnChương trình Giáo dục Cholesterol Quốc gia cho mọi người để phát hiệncholesterol máu cao, theo đó, mọi người 20 tuổi trở lên cần thiết lập một hồ sơ vềtheo dõi xét nghiệm “lipid” mỗi 5 năm. Xét nghiệm này gồm các chỉ số cholesteroltoàn phần (total cholesterol), LDL (xấu) cholesterol, HDL (tốt) cholesterol vàtriglycerides, Các xét nghiệm được thực hiện sau khi nhịn ăn 9-12 giờ. Nếu bạnkhông nhịn ăn khi thực hiện xét nghiệm thì bác sĩ sẽ không thể thực hiện chính xácđược hồ sơ lipid được và yêu cần bạn phải làm xét nghiệm lại. 3. LDL và HDL cholesterol: Loại nào xấu và loại nào tốt? Cholesterol không thể hoà tan trong máu được. Nó phải được vận chuyếnbằng một chất vận chuyển gọi là lipoprotein. LDL cholesterol (Low-densitylipoprotein) hay còn gọi là một loại cholesterol “xấu” (cholesterol “bad”. HDLcholesterol (High-density lipoprotein) hay còn gọi là một cholesterol “tốt”(cholestero “good”. Cả hai loại cholesterol này cùng với triglycerides và Lp(a)cholesterol tạo nên cholesterol toàn phần. Tất cả được xác định bằng cách xétnghiệm máu. - LDL “xấu” cholesterol (LDL “Bad” Cholesterol): LDL cholesterol làmột cholesterol “xấu” (cholesterol “bad”). Khi có quá nhiều loại này lưu thôngtrong máu, nó có thể gây tắc động mạch, làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành và độtqụy. LDL cholesterol được sản xuất tự nhiên bởi cơ thể. Sự sản xuất quá nhiềucholesterol có thể do di truyền từ cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ. Ăn chế độ ăn nhiềumỡ, cholesterol cũng làm cho cholesterol của bạn tăng cao. Nếu gia đình bạn cóngười có cholesterol máu cao thì sự thay đổi cách sống không đủ để giúp LDLcholesterol của bạn thấp được. Mỗi người có sự khác nhau, vì vậy bạn trao đổi vớibác sĩ để có kế hoạch điều trị theo tốt nhất cho bạn. - HDL “tốt” cholesterol (HDL “good” Cholesterol): Khoảng 1/4 đến 1/3cholesterol máu được vận chuyển bởi một lipoprotein mật độ cao ( high-densitylipoprotein - HDL). HDL cholesterol là một cholesterol “tốt” bởi vì nồng độ caocủa HDL hình như bảo bệ chống lại cơn đau tim cấp. Nồng độ thấp của HDL (thấphơn 40 mg/dL) sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim. Các chuyên gia y khoa nghĩ rằngHDL sẽ vận chuyển cholesterol ra khỏi mạch máu và trở về gan. Một vài chuyêngia tin rằng HDL sẽ di chuyển cholesterol dư thừa khỏi mảng động mạch một cáchtừ từ. - Triglycerides: Triglycerides là một dạng chất béo góp phần tạo hình cơthể. Tăng triglycerides có thể do thừa cân hoặc béo phì, ít vận động, hút thuốc lá,sử dụng rượu bia quá mức, một chế độ ăn giàu tinh bột (bằng hoặc hơn 60%calories của khẩu phần ăn). Người có triglycerides cao thì thường có nồng độcholesterol toàn phần cao, trong đó có nồng độ LDL (xấu) cholesterol cao và HDL(tốt) cholesterol thấp. Nhiều bệnh nhân tim mạch và tiểu đường cũng có nồng độtriglycerides cao. - Lp(a) cholesterol: Lp(a) là một LDL (xấu) cholesterol khác. Nồng độLp(a) cao là một yếu tố nguy cơ quan trọng về sự sớm tích tụ chất béo ở độngmạch. Sự hiểu biết về Lp(a) chưa được đầy đủ, nhưng nó có thể tác dụng qua lạivới các chất ở thành động mạch và góp phần làm tích tụ chất béo ở đó. 4. Hậu quả cholesterol cao là gì? Cholesterol cao là một trong những yếu tố chính góp phần gây nên bệnhmạch vành, cơn đau tim cấp và đột qụy. Khi cholesterol máu cuả bạn tăng lên thìnguy cơ bệnh mạch vành tăng theo. Nếu bạn có những yếu tố khác như huyết ápcao, tiểu đường cùng với cholesterol cao thì nguy cơ bệnh mạch vành càng cao. - Phụ nữ và cholesterol : Nội tiết tố nữ có xu hướng tăng HDL cholesterol.Như một nguyên tắc, phụ nữ có HDL (tốt) cholesterol cao hơn nam giới. Sự sảnxuất estrogen cao nhất là trong thời kỳ sinh đẻ. Điều này giúp giải thích tại sao cácphụ nữ tiền mãn kinh thường được bảo vệ khỏi bệnh tim. - Phụ nữ cũng có xu hướng có nồng độ triglycerides cao hơn. Nồng độtriglycerides bình thường từ 50 đến 250 mg/dL phụ thuộc vào tuổi và giới namhoặc nữ. Khi lớn tuổi, thừa cân hoặc cả hai, triglycerides và cholesterol của họ cóxu hướng tăng lên. - Điều trị nội tiết tố sau mãn kinh (Postmenopausal hormone therapy –PHT) có thể mang lại lợi ích cho phụ nữ khỏi bị loãng xương hoặc các bệnh lýkhác có liên quan đến mãn kinh. Tuy nhiên, Hiệp hội Tim Hoa Kỳ (AmericanHeart Association) khuyến cáo rằng PHT không được sử dụng để phòng ngừabệnh tim mạch. Các nghiên c ...

Tài liệu được xem nhiều: