Thông tin tài liệu:
Nước mưa, trong dân gian còn gọi là nước không rễ, được nhiều người coi là nước sạch. Một số người dân thích uống nước mưa không đun sôi vì nhiều lẽ: nó chứa ít các loại muối khoáng hoà tan, chứa ít sắt làm cho nước không tanh... Người ta còn cho rằng nước mưa, nước tuyết tan không có thành phần nước nặng, nên rất có lợi cho sức khoẻ con người. Tuy nhiên nước mưa hoàn toàn không sạch như người ta tưởng, nhất là trong thời đại ngày nay. Bởi vì không khí nhiều vùng đang...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nước mưa có sạch không? Nước mưa có sạch không?Nước mưa, trong dân gian còn gọi là nước không rễ, được nhiềungười coi là nước sạch. Một số người dân thích uống nước mưakhông đun sôi vì nhiều lẽ: nó chứa ít các loại muối khoáng hoà tan,chứa ít sắt làm cho nước không tanh... Người ta còn cho rằng nướcmưa, nước tuyết tan không có thành phần nước nặng, nên rất có lợicho sức khoẻ con người.Tuy nhiên nước mưa hoàn toàn không sạch như người ta tưởng,nhất là trong thời đại ngày nay. Bởi vì không khí nhiều vùng đangbị ô nhiễm nghiêm trọng. mỗi hạt mưa khi rơi từ trên cao xuống đãrửa sạch một vài kilômet không khí. Do đó trong nước mưa cũngcó thể có rất nhiều vi trùng gây bệnh, nhiều chất hoà tan độc hại, vídụ như axit nitơric, axit sunfuaric... Hơn nữa nước mưa thườngđược hứng từ mái nhà, là nơi tích luỹ rất nhiều chất bẩn. Vì thếkhông nên uống nước mưa chưa đun sôi.Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ở nhiềuquốc gia và vùng dân cư trên thế giới. Do vậy, ô nhiễm nước ngầmcó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường sống của conngười. Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái nước ngầm baogồm: Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Fe, Mn và một số kim loại khác. Các tác nhân nhân tạo như nồng độ kim loại nặng cao, hàm lượng NO-3, NO-2, NH4+, PO4 v.v... vượt tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật.Suy thoái trữ lượng nước ngầm biểu hiện bởi giảm công suất khaithác, hạ thấp mực nước ngầm, lún đất.Ngày nay, tình trạng ô nhiễm và suy thoái nước ngầm đang phổbiến ở các khu vực đô thị và các thành phố lớn trên thế giới. Ðểhạn chế tác động ô nhiễm và suy thoái nước ngầm cần phải tiếnhành đồng bộ các công tác điều tra, thăm dò trữ lượng và chấtlượng nguồn nước ngầm, xử lý nước thải và chống ô nhiễm cácnguồn nước mặt, quan trắc thường xuyên trữ lượng và chất lượngnước ngầm.Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăncách bên trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước. Theokhông gian phân bố, một lớp nước ngầm tầng sâu thường có bavùng chức năng: Vùng thu nhận nước. Vùng chuyển tải nước. Vùng khai thác nước có áp. Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thườngkhá xa, từ vài chục đến vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùngkhai thác thường có áp lực. Ðây là loại nước ngầm có chất lượngtốt và lưu lượng ổn định. Trong các khu vực phát triển đá cacbonatthường tồn tại loại nước ngầm caxtơ di chuyển theo các khe nứtcaxtơ. Trong các dải cồn cát vùng ven biển thường có các thấukính nước ngọt nằm trên mực nước biển.