Nước Quả Ép Làm Giảm Hiệu Quả Của Thuốc
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 106.57 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Vì nước quả làm giảm sự hấp thụ của những loại thuốc này trong ruột, nên hiệu quả chữa bệnh cũng sẽ giảm đáng kể.
Từ những nghiên cứu khoa học Theo những báo cáo khoa học được trình bày tại Hội nghị vừa qua của Hiệp hội hóa học Mỹ ở Philadelphia, bởi nhóm các nhà nghiên cứu Canada do TS. David Bailey đứng đầu, vì nước quả làm giảm sự hấp thụ của những loại thuốc này trong ruột, nên hiệu quả chữa bệnh cũng sẽ giảm đáng kể.
Nếu kết luận này được xác nhận bởi những công trình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nước Quả Ép Làm Giảm Hiệu Quả Của Thuốc Nước Quả Ép Làm Giảm Hiệu Quả Của Thuốc Vì nước quả làm giảm sự hấp thụ của những loại thuốc này trong ruột, nên hiệu quả chữa bệnh cũng sẽ giảm đáng kể. Từ những nghiên cứu khoa học Theo những báo cáo khoa học được trình bày tại Hội nghị vừa qua của Hiệp hội hóa học Mỹ ở Philadelphia, bởi nhóm các nhà nghiên cứu Canada do TS. David Bailey đứng đầu, vì nước quả làm giảm sự hấp thụ của những loại thuốc này trong ruột, nên hiệu quả chữa bệnh cũng sẽ giảm đáng kể. Nếu kết luận này được xác nhận bởi những công trình nghiên cứu khác, thì chắc hẳn điều này sẽ làm biến đổi những thói quen ăn uống vốn đặt ưu tiên cho việc tiêu thụ nước quả ép, vắt hay đóng chai, vì cho rằng chúng cung cấp nhiều loại vitamin khác nhau. Vào đầu những năm 1990, một nhóm các nhà nghiên cứu khác của Canada đã chứng tỏ điều trái ngược, nhưng là đối với các loại thuốc khác. Lúc đó họ xác nhận rằng, nước bưởi vắt có thể làm gia tăng sự hấp thụ của một số loại thuốc chẳng hạn như các statines (thường được kê đơn để chống lại sự dư thừa cholesterol trong máu), đến mức gây ra những phản ứng phụ nghiêm trọng, hoặc độc hại. Ví dụ như một statine, nếu không uống với nước bưởi vắt, sẽ được hấp thụ kém (khoảng 5%) bởi cơ thể. Còn nếu được uống với nước bưởi vắt, sự hấp thụ của statine sẽ nhiều hơn gấp 1,5 lần. Còn bây giờ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện điều ngược lại, đó là sự giảm hiệu quả của rất nhiều thứ thuốc, được kê đơn trong trường hợp bị những căn bệnh nghiêm trọng, nếu chúng được dùng với những loại nước quả ép: đó là các beta-blocquants (atenolol, céleprolol và talinolol) được cho trong trường hợp huyết áp cao, cyclosporine để tránh sự thải loại của các bộ phận được cấy ghép, các kháng sinh và itraconazole (sporanox)- một loại thuốc chống lại các bệnh về nấm. Một loại thuốc chống ung thư, étopeside, cũng bị liên lụy bởi những “mối liên kết nguy hiểm” này. TS. David Bailey, giáo sư dược lý học lâm sàng thuộc Trường đại học Western Ontarion, Canada và là tác giả chính của công trình nghiên cứu trên, đã giải thích: “Chúng tôi đã khám phá ra các loại nước quả vắt của bưởi, cam và táo tây sẽ làm giảm rõ rệt sự hấp thụ của những loại thuốc này trong ruột”. Những cảnh báo trên lời chỉ dẫn “Nước bưởi và nước cam vắt đã làm giảm rõ rệt sự hấp thụ của thuốc trong đường ruột”, TS. David Bailey đã giải thích như vậy. Đối với ông, “những kết quả này chắc chắn sẽ khiến chúng ta phải khuyên những bệnh nhân đang được điều trị hãy tránh uống nước quả vắt, bởi điều đó có nguy cơ làm mất phần lớn hiệu quả của các loại thuốc điều trị mà họ đang sử dụng”. Các thuốc được hấp thụ bằng đường miệng phải đi xuyên qua ruột. Ở ruột có nhiều loại men có thể cản trở sự chuyển hóa của các thứ thuốc này. Đúng như vậy, các nhà nghiên cứu đã chứng tỏ rằng một thành phần hoạt tính của bưởi và các chất tương tự được chứa trong cam và táo tây đã phong bế một vector chủ chốt của các thuốc điều trị. Những vector này cho phép các thuốc được hấp thụ ở ruột non. Các thuốc bị hấp thụ kém và do đó đánh mất đi tính hiệu quả của chúng. Trong trường hợp uống statines, nước bưởi vắt phong bế một men khác gọi là CYP3A4 và cho hiệu quả ngược lại, đó là làm gia tăng nồng độ của chúng. Một lời khuyên của các chuyên gia: “khi bác sĩ kê đơn một trong những thứ thuốc điều trị này, các bệnh nhân hãy tránh uống nước quả vắt”. Một lời cảnh báo đã được xác định rõ trong lời chỉ dẫn sử dụng của một vài loại thuốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nước Quả Ép Làm Giảm Hiệu Quả Của Thuốc Nước Quả Ép Làm Giảm Hiệu Quả Của Thuốc Vì nước quả làm giảm sự hấp thụ của những loại thuốc này trong ruột, nên hiệu quả chữa bệnh cũng sẽ giảm đáng kể. Từ những nghiên cứu khoa học Theo những báo cáo khoa học được trình bày tại Hội nghị vừa qua của Hiệp hội hóa học Mỹ ở Philadelphia, bởi nhóm các nhà nghiên cứu Canada do TS. David Bailey đứng đầu, vì nước quả làm giảm sự hấp thụ của những loại thuốc này trong ruột, nên hiệu quả chữa bệnh cũng sẽ giảm đáng kể. Nếu kết luận này được xác nhận bởi những công trình nghiên cứu khác, thì chắc hẳn điều này sẽ làm biến đổi những thói quen ăn uống vốn đặt ưu tiên cho việc tiêu thụ nước quả ép, vắt hay đóng chai, vì cho rằng chúng cung cấp nhiều loại vitamin khác nhau. Vào đầu những năm 1990, một nhóm các nhà nghiên cứu khác của Canada đã chứng tỏ điều trái ngược, nhưng là đối với các loại thuốc khác. Lúc đó họ xác nhận rằng, nước bưởi vắt có thể làm gia tăng sự hấp thụ của một số loại thuốc chẳng hạn như các statines (thường được kê đơn để chống lại sự dư thừa cholesterol trong máu), đến mức gây ra những phản ứng phụ nghiêm trọng, hoặc độc hại. Ví dụ như một statine, nếu không uống với nước bưởi vắt, sẽ được hấp thụ kém (khoảng 5%) bởi cơ thể. Còn nếu được uống với nước bưởi vắt, sự hấp thụ của statine sẽ nhiều hơn gấp 1,5 lần. Còn bây giờ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện điều ngược lại, đó là sự giảm hiệu quả của rất nhiều thứ thuốc, được kê đơn trong trường hợp bị những căn bệnh nghiêm trọng, nếu chúng được dùng với những loại nước quả ép: đó là các beta-blocquants (atenolol, céleprolol và talinolol) được cho trong trường hợp huyết áp cao, cyclosporine để tránh sự thải loại của các bộ phận được cấy ghép, các kháng sinh và itraconazole (sporanox)- một loại thuốc chống lại các bệnh về nấm. Một loại thuốc chống ung thư, étopeside, cũng bị liên lụy bởi những “mối liên kết nguy hiểm” này. TS. David Bailey, giáo sư dược lý học lâm sàng thuộc Trường đại học Western Ontarion, Canada và là tác giả chính của công trình nghiên cứu trên, đã giải thích: “Chúng tôi đã khám phá ra các loại nước quả vắt của bưởi, cam và táo tây sẽ làm giảm rõ rệt sự hấp thụ của những loại thuốc này trong ruột”. Những cảnh báo trên lời chỉ dẫn “Nước bưởi và nước cam vắt đã làm giảm rõ rệt sự hấp thụ của thuốc trong đường ruột”, TS. David Bailey đã giải thích như vậy. Đối với ông, “những kết quả này chắc chắn sẽ khiến chúng ta phải khuyên những bệnh nhân đang được điều trị hãy tránh uống nước quả vắt, bởi điều đó có nguy cơ làm mất phần lớn hiệu quả của các loại thuốc điều trị mà họ đang sử dụng”. Các thuốc được hấp thụ bằng đường miệng phải đi xuyên qua ruột. Ở ruột có nhiều loại men có thể cản trở sự chuyển hóa của các thứ thuốc này. Đúng như vậy, các nhà nghiên cứu đã chứng tỏ rằng một thành phần hoạt tính của bưởi và các chất tương tự được chứa trong cam và táo tây đã phong bế một vector chủ chốt của các thuốc điều trị. Những vector này cho phép các thuốc được hấp thụ ở ruột non. Các thuốc bị hấp thụ kém và do đó đánh mất đi tính hiệu quả của chúng. Trong trường hợp uống statines, nước bưởi vắt phong bế một men khác gọi là CYP3A4 và cho hiệu quả ngược lại, đó là làm gia tăng nồng độ của chúng. Một lời khuyên của các chuyên gia: “khi bác sĩ kê đơn một trong những thứ thuốc điều trị này, các bệnh nhân hãy tránh uống nước quả vắt”. Một lời cảnh báo đã được xác định rõ trong lời chỉ dẫn sử dụng của một vài loại thuốc.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa ẩm thực đề thi văn hóa ẩm thực khuynh hướng ẩm thực chuyên ngành ẩm thực công nghệ thực phẩmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài thu hoạch Công nghệ thực phẩm: Quy trình sản xuất sữa tươi sạch TH True Milk
25 trang 416 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 2
135 trang 297 6 0 -
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 250 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trình độ: Cao đẳng & Trung cấp) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
98 trang 246 5 0 -
69 trang 229 5 0
-
Bài thu hoạch Công nghệ thực phẩm: Quy trình sản xuất bia và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bia
47 trang 227 0 0 -
BÀI BÁO CÁO : THIẾT BỊ PHÂN TÍCH THỰC PHẨM
24 trang 207 0 0 -
Tiểu luận: Quá trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng
86 trang 200 0 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 195 0 0 -
14 trang 192 0 0