Thông tin tài liệu:
Trong lĩnh vực nha khoa, người ta đã chế ra nhiều loại nước súc miệng với những mục đích khác nhau như nước súc miệng làm mất mùi hôi của răng miệng bằng cách loại bỏ vi khuẩn và những mảng bám ở nướu răng, nước súc miệng có chứa thành phần làm trắng răng nhưng không có tác dụng ngừa sâu răng, nước súc miệng ngăn ngừa sâu răng hoặc trị liệu những bệnh về răng... Thành phần và tác dụng của các chất có trong nước súc miệng: - Chất kháng vi sinh vật: Cetylpyridinium chloride, chlorhexidine và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nước súc miệng - Không dùng tùy tiệnNước súc miệng - Không dùng tùy tiệnTrong lĩnh vực nha khoa, người ta đã chế ranhiều loại nước súc miệng với những mục đíchkhác nhau như nước súc miệng làm mất mùi hôicủa răng miệng bằng cách loại bỏ vi khuẩn vànhững mảng bám ở nướu răng, nước súc miệngcó chứa thành phần làm trắng răng nhưng khôngcó tác dụng ngừa sâu răng, nước súc miệng ngănngừa sâu răng hoặc trị liệu những bệnh về răng...Thành phần và tác dụng của các chất có trong nướcsúc miệng:- Chất kháng vi sinh vật: Cetylpyridinium chloride,chlorhexidine và các hợp chất phenolic là nhữngchất có tác dụng làm giảm các vi khuẩn có trongkhoang miệng.- Các chất ôxy hóa và khử mùi: sodium bicarbonate,chlorine dioxide có tác dụng che giấu và khử mùihôi ở miệng.- Chất cung cấp ôxy: hydrogen peroxide giúp tiêudiệt những vi khuẩn kỵ khí bằng cách cung cấp ôxyđể tiêu diệt chúng.- Chất fluoride có tác dụng làm chắc răng và ngừasâu răng.- Chất làm giảm đau chứa những chất giảm đau khirăng bị đau, tê...- Chất đệm (tức là dung dịch đệm) để giảm đau ởnhững mô mềm, làm giảm độ acid có trong miệng vàhòa tan những lớp màng mỏng bám vào niêm mạcmiệng. Không nên dùng nước súc miệng quá nhiều.Tuy nhiên, các sản phẩm nước súc miệng cũng đồngthời còn chứa một hàm lượng lớn chất cồn (ethanol)với tỷ lệ biến đổi từ 6 – 27%. Vì vậy nếu súc miệnglâu dài, nước súc miệng này có thể gây cảm giácnóng rát ở má trong, nướu, lưỡi, tăng nguy cơ nhiễmnấm, sâu răng, các bệnh về nướu, hơi thở hôi, chứngkhó nuốt... Chất cồn còn gây tình trạng khô miệngkhiến tăng thêm nguy cơ bị sâu răng; đặc biệt nồngđộ chất cồn cao có trong nước súc miệng còn liênquan đến ung thư miệng. Chính vì thế mà Hiệp hộiNha khoa Hoa Kỳ không khuyến khích sử dụngnước súc miệng đơn thuần mà việc vệ sinh răngmiệng cần kết hợp chải răng và dùng chỉ nha khoa.Nước súc miệng cũng không sử dụng cho trẻ em vìtrẻ có thể nuốt vào bụng, nếu lượng lớn có thể gâyco giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.Mặt khác, các chuyên gia nha khoa cũng cho rằngtính hiệu quả của nước súc miệng còn tùy thuộc vàocách sử dụng chúng; vì khi dùng không đúng cáchthì không có tác dụng, chẳng hạn nước súc miệngchứa fluoride nhằm ngăn ngừa sâu răng mà lại sửdụng với mục đích loại bỏ những mảng bám ở răngsẽ không có kết quả.Khi sử dụng nước súc miệng cũng có thể có nhữngtác dụng phụ như ố răng, hư những mảng trám răng,rối loạn vị giác, nha chu, kích ứng miệng lưỡi... Vìvậy cần cẩn trọng khi sử dụng nước súc miệng, điềucốt yếu là chải răng đều đặn và đúng cách, thườngxuyên sử dụng chỉ nha khoa để chăm sóc và bảo vệrăng an toàn