Cá ngựa là loài cá có hình dáng kỳ lạ, đầu giống đầu ngựa, thân không có vảy, mõm hình ống, không có răng. Chúng thuộc nhóm cá chìa vôi (Syngnathoidei), chỉ có một giống là Hippocampus và xuất hiện cách đây ít nhất 40 triệu năm. Kích thước loài này thay đổi khá lớn: loài nhỏ nhất Hippocampus minotaur chỉ dài 10 - 20 mm, loài lớn nhất dài đến 300 mm (H. kelloggi). Do khả năng di chuyển chậm, để trốn tránh kẻ thù, cá ngựa thường sống ngụy trang trong các thảm cỏ biển, rạn san...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nuôi cá ngựa cảnh - Thú chơi tao nhã Nuôi cá ngựa cảnh - Thú chơi tao nhã Cá ngựa là loài cá có hình dáng kỳ lạ, đầu giống đầu ngựa, thân khôngcó vảy, mõm hình ống, không có răng. Chúng thuộc nhóm cá chìa vôi(Syngnathoidei), chỉ có một giống là Hippocampus và xuất hiện cách đây ítnhất 40 triệu năm. Kích thước loài này thay đổi khá lớn: loài nhỏ nhấtHippocampus minotaur chỉ dài 10 - 20 mm, loài lớn nhất dài đến 300 mm (H.kelloggi). Do khả năng di chuyển chậm, để trốn tránh kẻ thù, cá ngựa thườngsống ngụy trang trong các thảm cỏ biển, rạn san hô và có khả năng thay đổimàu sắc theo môi trường. Đa phần cá biển là loài tạp giao (giao phối với nhiều cá thể khác nhau),nhưng cá ngựa là loài đơn giao, chúng sống với nhau rất chung thủy. Đây là lý dotại sao người phương Tây thích nuôi loài cá này trong nhà vì chúng biểu tượng chohạnh phúc của gia đình. Theo ước tính của các chuyên gia, hàng năm trên thế giớihàng trăm ngàn con cá ngựa được nuôi làm cảnh, đặc biệt ở Mỹ, châu Âu vàSingapore. Giá một con cá ngựa nuôi cảnh ở Hawaii là 70 - 300 USD, tùy theoloài và kích thước. Ở Việt Nam, giá cá ngựa xuất khẩu nuôi cảnh chỉ dao động từ3 - 5 USD. Nuôi cá ngựa cảnh là nghề chơi khá công phu, trước đây rất ít người nuôi vìcá thường chết sau một vài tuần lưu giữ. Lý do là cá ngựa nuôi được đánh bắtngoài tự nhiên, không thích nghi được với điều kiện nuôi nhốt. Ngày nay, nhờnhững thành tựu trong việc cho sinh sản nhân tạo, cá ngựa được thuần hóa từ nhỏ,nên chúng dễ dàng sống trong bể nuôi, nghề chơi cá ngựa trở nên phổ biến hơn.Khó khăn lớn nhất là cá ngựa ở tự nhiên chỉ ăn mồi sống, di động, cá chỉ ăn mồi“chết” sau một thời gian dài tập luyện. Việc luyện cá đòi hỏi người nuôi phải cótay nghề cao. Hiện nay Viện Hải dương học Nha Trang đã thành công trong việckhép kín chu trình nuôi cá ngựa, thuần hóa và chuyển đổi màu sắc của chúng. Kếtquả này có thể ứng dụng để phát triển nghề nuôi cá cảnh ở nước ta. Cá ngựa là loài “rộng muối”, chúng có thể sống ở độ mặn 20 - 35%o, nhiệtđộ nước dao động từ 27 - 300C. Cá có thể nuôi trong các bể kính có dung tích từ100 - 300 lít nước biển, mật độ nuôi 1 con/15 lít nước. Yêu cầu bắt buộc đối vớinuôi cá cảnh biển nói chung và cá ngựa nói riêng là phải sử dụng hệ thống nuôituần hoàn, qua lọc sinh học. Nuôi theo phương pháp này sẽ hạn chế thay nước vànhờ các vi sinh sống trong lọc sinh học, chuyển hóa các khí độc (NH3) có trongnước, thành khí ít độc hơn (NO3). Cá ngựa được cho ăn no, ngày một lần, bằngthức ăn đông lạnh (con ruốc hoặc Mysis). Hàng ngày phải hút (siphon) thức ănthừa và các chất thải khác có trong bể nuôi. Thông thường, cứ sau hai tuần thì thay1/3 nước nuôi để bảo đảm nước luôn luôn sạch. Bể nuôi nên trang trí đơn giản,phỏng theo sinh cảnh cá ngựa ngoài tự nhiên là cỏ biển hoặc rạn san hô nhân tạo,tạo cảm giác bắt mắt cho người xem. Như trên đã trình bày, cá ngựa có thể thay đổi màu sắc theo môi trường,cho nên khi nuôi cá ngựa trong bể kính cần phải thiết kế thành bể có màu sắc thíchhợp để cá có thể chuyển màu. Màu mà cá ngựa nuôi thường chuyển là vàng, một íttrường hợp cá chuyển sang màu đỏ. Để làm được điều này cần phải làm cho đáyvà mặt lưng của bể có màu xanh nước biển. Cá biển nuôi cảnh thường mắc bệnh do nấm, vi khuẩn hoặc động vật đơnbào gây ra. Nơi cung cấp giống và tư vấn kỹ thuật Hiện nay tại Nha Trang có hai nơi cung cấp cá ngựa giống và hướng dẫn người dân nuôi làm cảnh trong hồ kiếng là Viện Hải dương học Nha Trang: Số 1 Cầu Đá, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, ĐT: 058. 590036 hoặc Công ty Đông Thành Hưng 33/20 Phan Đình Giót, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. ĐT: 058. 812942 - 098.3503533, công ty sẽ giao cá tận nơi theo yêu cầu. Tốt nhất là nên phòng bệnh, bằng cách tắm định kỳ cho cá. Đối với cángựa, hàng tháng nên tắm formol 100 ppm, trong 1 - 2 giờ để phòng bệnh. Đây làbiện pháp có hiệu quả cao nhằm bảo đảm cá sống lâu dài trong bể nuôi. Cá ngựa sinh trưởng nhanh, vòng đời tương đối ngắn chỉ 4 - 5 năm tuổi,cho nên khi mua cá ngựa làm cảnh, cần chọn những con có kích thước nhỏ từ 60 -80 mm (3 tháng tuổi). Cá sẽ phát triển thành cá trưởng thành sau 3 - 4 tháng nuôi.Nếu chăm sóc và nuôi tốt, cá có thể đẻ vào khoảng 6 tháng tuổi. Ở nước ta, nghềchơi cá cảnh biển chỉ mới phát triển trong vài năm gần đây, số lượng người nuôikhông nhiều vì cá thường bị bệnh mà chết, cá ngựa có thể là một ngoại lệ vì nhữngưu điểm nói trên. Trong tương lai gần, một số loài cá biển sẽ được cho sinh sản nhân tạo ởnước ta (cá khoang cổ, amphiprion...) để phục vụ cho nghề nuôi cảnh và bảo vệnguồn lợi các loài động vật có giá trị thẩm mỹ này. ...