Danh mục

Nuôi ong mật ở miền núi

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 117.59 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Miền núi là nơi có điều kiện phát triển nuôi ong rất tốt vì có thể tận dụng được môi trường thiên nhiên với nguồn thức ăn phong phú.Đặt thùng nuôi ongThùng nuôi ong làm bằng gỗ xoan, vải, nhãn, mít... và phải đóng theo loại thùng đõ cải tiến để có thể thường xuyên kiểm tra, vừa để dễ lấy mật, dễ sang đàn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nuôi ong mật ở miền núi Nuôi ong mật ở miền núi Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Miền núi là nơi có điều kiện phát triển nuôi ong rất tốt vì có thể tận dụngđược môi trường thiên nhiên với nguồn thức ăn phong phú. Đặt thùng nuôi ong Thùng nuôi ong làm bằng gỗ xoan, vải, nhãn, mít... và phải đóng theo loạithùng đõ cải tiến để có thể thường xuyên kiểm tra, vừa để dễ lấy mật, dễ sangđàn... Thùng được đặt theo hướng đông nam, mùa đông chống lạnh, mùa hè cóbóng cây che mát. Tránh để gần nơi có máy xay xát, nơi quay mật mía, khođường, kho chứa thuốc trừ sâu... Một đàn ong tốt phải có chúa tốt, không quá già. Tuổi thọ ong chúa khoảng2- 3 năm. Nuôi ong vào tháng 3, 4 và cuối tháng 5 thì quay mật, từ tháng 6, 7, 8, 9(là những tháng hiếm hoa) có thể cho ong ăn bổ sung bằng đường. Xử lý khi ong bốc bay, chia đàn Ong bốc bay (suy thoái, tan vỡ) là do trong tổ thiếu thức ăn (không mật,không phấn và không con). Bánh tổ quá cũ, bị các kẻ thù phá hoại như ong rừng,thạch sùng, nắc nẻ... vào tổ quấy rối, hoặc tổ đặt không thích hợp (quá nóng, quálạnh, bị chấn động, khói bếp...). Để giữ được ong không bốc bay hãy cho ong ănthêm đường, hoặc lấy một tầng có mật, có nhộng ở tổ khác bổ sung cho các tầngcũ. Khi ong bốc bay, hãy té nước, tung cát, nón, áo vào giữa đàn, buộc vải vàocây nứa làm cờ quay vào giữa đàn gạt cho ong xuống thấp, buộc ong hạ thấp dầnvà tìm cây để đậu. Khi bắt ong bốc bay thường có hai người, một người làm nhưtrên, còn một người có khả năng nhanh tay, tinh mắt, ngồi cạnh cửa, thấy ong chúabò ra cửa là tóm lấy ngay. Ong chúa bao giờ cũng bò ra sau, thường khi đàn ong rahết 3/4 ong chúa mới bò ra. Khi bắt được ong chúa, cho vào lồng rồi buộc vào tổcũ. Ong thợ ra không tìm thấy ong chúa lập tức cả đàn lại bay về tổ cũ. Cho ong ănđều trong hai đến ba đêm, thấy ong thợ đi làm rồi mới thả ong chúa ra. Ong chia đàn là những đàn ong tốt, đông quân, đầy nhộng, mật, ong thợ đilàm về tấp nập, vui mắt. Nhưng cũng có những lý do khách quan hoặc chủ quanmà buộc ong phải chia đàn như: thùng, đõ hẹp, quân đông, nhiệt độ trong đó quácao (trên 360C), hoặc bị thường xuyên đến quấy rối... cũng làm cho ong chia đàn.Khi chia đàn chúa già đi, còn chúa non và ong thợ non ở lại. Trước khi đi, chúa vàong thợ già bao giờ cũng chuẩn bị lương thực đầy đủ cho đàn ở lại ăn. Hàng tuần mở nắp kiểm tra, thấy có mũ chúa, chủ động chia đàn bằng cáchđể đõ mới vào vị trí đõ cũ, nhích đõ cũ sang một bên khoảng 13cm rồi lấy tầng cómật, có nhộng, có mũ chúa của đõ cũ đưa sang đõ mới. Trong một hoặc hai ngàycả hai đàn đi về có mật, phấn hoa, tách đõ mới ra xa dần, khoảng cách độ 2m hoặchơn. Cách chia đàn như trên là chủ động nhất, dễ làm nhất, chỉ cần một ngườicũng có thể làm được. Thời gian quay mật Hãy tiến hành quay mật vào buổi sáng. Dụng cụ lấy mật gồm có: Máy quaymật (máy ly tâm), dao cắt nắp, mâm, thùng chứa mật, lưới che mặt, thau nước,dây buộc... Khi quay cần hai người, một người mở nắp, nhắc cầu, rũ hết ongxuống thùng, rồi chuyển cho người quay. Người quay dùng dao sắc, hớt nhẹ nắpvít mật ở tầng, rồi đặt các cầu đã cắt nắp vào khung của máy ly tâm, quay đều tayvới tốc độ tăng dần. Các cầu mật quay xong trả về đó và tiếp tục lấy hết các tầng ởtrong tổ ra quay. Sáng tháng thứ 6 đến tháng 9, 10, không lấy mật và cần cho ong ăn bổ sung(một đường một nước) giữ cho đàn ong không bốc bay.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: