Thông tin tài liệu:
Nuôi trồng thuỷ sản (ntts)là hoạt động sản xuất và đầu tư của con người cho thuỷ vực về vật chất( con giống , thức ăn ,trang thiết bị…)và tinh thần (khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm)để tăng khối lượng thuỷ sinh vật có giá trị kinh tế cao cho nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Vấn đề phát triển và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có liên quan chặt chẽ với NTTS. Nuôi thuỷ sản đại cương là môn học cung cấp những kiến thức chung nhất và có tính khái quát ,nặng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nuôi trồng thủy sản
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Gíơi Thiệu
Nuôi trồng thuỷ sản (ntts)là hoạt động sản xuất và đầu tư của con người
cho thuỷ vực về vật chất( con giống , thức ăn ,trang thiết bị…)và tinh thần
(khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm)để tăng khối lượng thuỷ sinh vật có giá
trị kinh tế cao cho nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
Vấn đề phát triển và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có liên quan chặt chẽ với
NTTS.
Nuôi thuỷ sản đại cương là môn học cung cấp những kiến thức chung nhất
và có tính khái quát ,nặng về nguyên lý khoa học NTTS .Vì nó là môn học
cần thiết và hữu ích đối với nhiều ngành khoa học có liên quan đến sinh học
và kinh tế học..
I. Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản :
1.Cung cấp nguồn lợi thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao ,dễ tiêu hoá .
2.Nuôi thuỷ sản là ngành có khả năng thu lợi nhuận cao
Nuôi thuỷ sản có nhiều lợi huận nhờ một số lý do sau:
Nước là môi trường thuận lợi và có nâng suất sinh học cao.
Ở các thuỷ vực thường có thức ăn tự nhiên của cá .
ĐVTS không tiêu hao năng lượng để điều hoà thân nhiệt lại có tốc độ
sinh trưởng nhanh ,khả năng sinh sản cao .
Sản phẩm của nghề thuỷ san có giá trị cao.
NTTS có thể lợi dụng dược các diện tích mặt nước có sẵn
cá có thể tham gia cải thịân môi trường .
NTTScó thể kết hợp giữa nuôi với vui chơi giải trí .
NTTScó thể được dùng để cải tạo thuỷ vực hoang hoá.
Cung cấp nguyên liệu cho làm đồ trang suất ,chế biến thuỷ sản ,công
nghiệp dệt .
Là bộ phận trong mô hình vac.
II. Nuôi trồng thuỷ sản ở đồng bằng sông cửu long :
1.Tình hình phát triển :
Mầm mống của nghề nuôi thuỷ sản ở đồng bằng song cửu long là việc
lưu gĩư cá đồng vào những năm đầu của thập niên 1940.
Vào những năm 40 một người pháp đã nuôi cá chép được mang từ ngoài
bắc vào với mục đích làm cảnh nó có ảnh hưởng tới sự ra đời của nghề nuôi
trồng thuỷ sản ở ĐBSCL.
Vào những năm đầu của thập kĩ 60 (thế kỹ XX) đã xuất hiện nghề nuôi
cá bè ở an giang và đồng tháp .
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Nghề nuôi trống thuỷ san ở ĐBSCL có bước phát triển đáng kể từ sau
1975 ,có những bước phát triển rõ rệt vào những năm 80.
Có thể kể một số khu vực thả nuôi thuỷ sản có sản lượng cao như:cà
mau(cá đồng, tômbiển),kiên giang(cá đồng),an giang,đồng tháp (cá bè),trà
vinh(tôm biển)….
2. Những thuận lợi :
- ĐBSCCL có 754.350 ha mặt nước (chưa kể sông)chiếm 30% diện tích
của đồng bằng,trong đó nước lợ chiếm 313.000 ha ,nước ngọt và nước phèn
441.350 ha thuận lợi cho phát triển thuỷ sản .
- Chất lượng nước nói chung là tốt.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích đạo :có chế độ nhiệt thích hợp
cho sự tồn tai và phát triển của nhiều loài thuỷ sản .
- Chế độ thuỷ triều thuận lợi thay nước cho các thuỷ vực NTTS.
- Thành phần giống loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao.
- Nguồn thức ăn rất phong phú .
- Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà nước .
- Yếu tố con người .
- ĐBSCL rất đa dạng về sinh cảnh hình thức nuôi phonh phú .
3. Những khó khăn:
- Ngập lục hàng năm .
- Nhiệt độ cao thận lợi cho việc phát sinh bệnh .
- Vấn đề con giống :việc đáp ứng yếu cầu về con giống còn chưa kịp thời.
-Vấn đề về tiêu thụ sản phẩm .
MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CÁ
Môi trường sống là khoảng không gian tập hợp những yếu tố ảnh
hưởng
(trực tiếp hoặc gián tiếp)đến đời sống của cá.Môi trường là điều kiện cần
thiết cho sự tồn tại của sinh vật.
Môi trường bao gồm những yếu tố vô sinh và những yếu tố hữu sinh
thường xuyên biến đổi theo thời gian .chúng có thể là những yếu tố biến đổi
theo quy luật hoặc khôing theo quy luật.
I. MÔI TRƯỜNG NƯỚC THUẬN LỢI CHO SỰ SỐNG:
1.Nước có khối lượng riêng và độ nhớit thấp.
2.Nước luôn luôn chuyển động .
3.Nước có nhiệt lượng riêng cao và độ dẫn nhiệt kém.
4.Khả năng hoà tan của nước rất tốt.
5.Nước có sức căng bề mặt lớn .
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
II. GIỚI HẠN SINH THÁI:
- Cơ thể sinh vật chỉ có khả năng chịu đựng trong phạm vi biến đổi nhất
định của môi trường .Yếu tố môi trường biến đổi theo chiều hướng tăng
hoặc giảm ,khi vượt qua giá trị nào đó mà sinh vật chết thì giá trị đó được
gọi là ngưỡng trên hoặc ngưỡng dưới.Trong khoảng giá trị Minimum đến
Maximum được gọi là giới hạn sinh thái .
- Giới hạn sinh thái là là giới hạn mà trong đó sinh vật tồn tại ,ngoài giới
hạn đó sinh vật sẽ chết .
III. Một số yếu tố vô sinh:
1. Nhiệt độ
- Là yếu tố chính ảnh hưởng lên đời sống sinh vật .
- Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho nước là năng lượng mặt trời .Ngoài ra
còn có nguồn nhiệt tiềm tàng trong đất.
Nhiệt độ biến đổi theo ngày đêm ,theo mùa vụ ,theo vùng địa lí ,theo độ
sâu thuỷ vực.
2. Ánh sáng
- Ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tập tính sống của
cá,đến hoạt động theo nhịp độ ngày đêm,v..v
- Nguồn cung cấp ánh sáng chủ yếu cho cá là mặt trời,mặt trăng và các vì
sao.
- Mức độ thâm nhập của ánh sáng vào nước phụ thuộc vào cường độ
chiếu sáng gốc chiếu sáng ,độ sâu ,độ trong của nước….
3. Độ trong
- Độ trong thể hiện khả năng xâm nhập của ánh sáng mặt trời vào nước,nó
phụ thuộc vào lượng chất hoà tan lơ lửng vào sinh vật trong nước.
4. Âm thanh
- Cá có thể tíêp nhận âm thanh bằng cơ quan đường bên.Đối với cá âm
thanh thường là dấu hiệu nguy hiểm nên đa số có phản ứng trốn chạy.
5.Diện tích, độ sâu
- Đây là yếu tố quyết định không gian hoạt động của TSV.Diện tích độ sâu
càng lớn thì thuận lợi cho đỜ sống của đối tượng nuôi.
6. Dòng chảy:có hai loại ngang và đứng
- D ...