Danh mục

Ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 264.11 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết trình bày việc kết hợp đồng thời giữa công tác phân tích dữ liệu chất lượng không khí ở Hà Nội trong quý I năm 2020 (dựa trên dữ liệu của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội) và việc so sánh chất lượng không khí giữa quý I của năm năm gần đây nhất, sẽ giúp có được cái nhìn trực quan hơn về tình hình ô nhiễm ở Thủ đô Hà Nội, qua đó đề xuất những hành động cần thực hiện để cải thiện chất lượng không khí. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở HÀ NỘI Trần Như Hải My Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Đì Thái TÓM TẮT Ô nhiễm không khí là một trong những mối đe doạ lớn nhất đối với sức khoẻ con người, với 90% dân số toàn cầu đang phải hít thở không khí không tốt cho sức khoẻ. Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và đóng góp các giải pháp và sáng kiến để cải thiện chất lượng không khí, bài báo này đưa ra cảnh báo về chất lượng không khí ở Hà Nội với các chất ô nhiễm không khí dễ nhận biết có thể lan rộng trong một thành phố. Việc kết hợp đồng thời giữa công tác phân tích dữ liệu chất lượng không khí ở Hà Nội trong quý I năm 2020 (dựa trên dữ liệu của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội) và việc so sánh chất lượng không khí giữa quý I của năm năm gần đây nhất, sẽ giúp có được cái nhìn trực quan hơn về tình hình ô nhiễm ở Thủ đô Hà Nội, qua đó đề xuất những hành động cần thực hiện để cải thiện chất lượng không khí. Từ khoá: Chất lượng không khí Hà Nội, chỉ số chất lượng không khí Hà Nội, giải pháp cải thiện không khí, mức độ ô nhiễm không khí, nồng độ bụi mịn Hà Nội. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ‚Trong khi virus Corona mới đang chi phối thông tin thời sự quốc tế thì một kẻ giết người thầm lặng đang ‘góp phần’ làm tăng thêm gần 7 triệu cái chết mỗi năm: Ô nhiễm không khí. Thông qua quá trình tổng hợp và quan sát dữ liệu từ hàng ngàn trạm quan trắc chất lượng không khí, báo cáo chất lượng không khí thế giới năm 2019 đưa ra bối cảnh mới cho mối đe doạ sức khoẻ môi trường hàng đầu thế giới.‛ - Frank Hammes, Giám đốc điều hành IQAir cho biết. Điều đó cho thấy ô nhiễm không khí đã gia tăng nhanh chóng ở các thành phố lớn và hiện là mối quan tâm lớn trong một số lĩnh vực. Theo báo cáo của WHO, Việt Nam nằm trong nhóm có mức độ ô nhiễm không khí đứng thứ 2 toàn cầu, nhưng lại nằm trong nhóm có tỷ lệ tử vong do ô nhiễm cao nhất thế giới, cao hơn cả những nước ô nhiễm nặng như Trung Quốc và Ấn Độ. Ở nước ta, tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết kết quả quan trắc trong đầu năm 2020 cho thấy chất lượng không khí tại một số đô thị miền Bắc có dấu hiệu xấu đi. Đặc biệt, Hà Nội - một trong những thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ - thường xuyên chìm trong khói bụi, mây mù, chất lượng không khí vượt ngưỡng nguy hại, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mọi đối tượng, kể cả người khỏe mạnh. Vì vậy, những gì chúng ta phải làm lúc này chính là nhìn nhận thực trạng từ đó tìm hướng giải quyết thích hợp cho vấn đề cấp bách này. 2142 2 THỰC TRẠNG Hà Nội trải qua ba tháng đầu năm 2020 với mức độ hạt cực cao trong không khí. Trong giai đoạn này, nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình đo được tại Hà Nội là 56.8 µg/m3. Trong đó có khoảng 40% lượng thời gian có nồng độ PM 2.5 vượt quá giới hạn được thiết lập trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2013/BTNMT (50 ug/m3). Đáng chú ý, đến hơn 12% đạt trên 100 ug/m3, vượt hơn 10 lần khuyến cáo 10,0 µg/m3 theo WHO và vượt gấp 5 lần mức quy chuẩn cho phép của Chính phủ Việt Nam. Hình 1: Biểu đồ thể hiện nồng độ PM 2.5 trung bình hàng giờ ở Hà Nội trong quý I năm 2020 Nguồn: Tác giả vẽ biểu đồ dựa trên số liệu của Airnow.gov Theo Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA), chỉ số chất lượng không khí (AQI) là chỉ số để báo cáo chất lượng không khí hàng ngày và được chia thành 6 cấp độ liên quan đến ảnh hưởng sức khỏe. Bảng 1: 6 cấp độ của Chỉ số chất lượng không khí (AQI) theo EPA Hoa Kỳ Chỉ số chất lượng không khí Giá trị số Ý nghĩa Mức độ lo ngại về sức hỏe Tốt 0 đến 50 Chất lượng không khí được xem là tốt, và ô nhiễm không khí đem lại rất ít rủi ro hoặc không có rủi ro nào. Trung bình 51 đến 100 Chất lượng không khí chấp nhận được; tuy nhiên, đối với một số chất gây ô nhiễm, có thể có một mối quan ngại sức khỏe vừa phải cho một số rất nhỏ những người đặc biệt nhạy cảm với không khí ô nhiễm. Không lành mạnh cho các 101 đến 150 Các thành viên của các nhóm nhạy cảm có thể bị ảnh nhóm nhạy cảm hưởng sức khỏe. Công chúng nói chung có thể không bị ảnh hưởng. Không lành mạnh 151 đến 200 Tất cả mọi người có thể bắt đầu chịu ảnh hưởng sức ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: