Bài viết bàn về việc triển khai phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn toàn cầu sẽ có thể là chìa khóa để giải bài toán đảm bảo vốn đầu tư công – đảm bảo cỗ xe tam mã vận hành có hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ổn định thị trường tài chính Quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, kiến nghị cho thời kỳ 2021-2030: góc nhìn từ phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn Quốc tế
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM
37.
1Nguyễn Đức Kiên*
2Chu Khánh Lân**
Đào Minh Thắng**
Tóm tắt
Đối với một nền kinh tế mới nổi, dòng vốn đầu tư công vào các công trình, dự án trọng
điểm quốc gia có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng và
sản xuất, cung ứng các hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà tư nhân không thể thực hiện. Đó
sẽ là điều kiện tiên quyết, tạo đà cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác được diễn
ra trôi chảy, có hiệu quả. Cũng từ đó, yêu cầu về một nền tài chính công vững mạnh trở
thành vấn đề cần phải được các đơn vị có trách nhiệm xem xét một cách toàn diện và
sớm triển khai những giải pháp phù hợp. Với sự hội nhập sâu rộng của kinh tế quốc tế,
trong đó có sự liên thông của các thị trường tài chính toàn cầu, việc vay nợ trên thị
trường vốn toàn cầu là một nghiệp vụ hết sức bình thường của các Chính phủ. Căn cứ
vào yêu cầu về nguồn vốn với khối lượng lớn, kỳ hạn đủ dài để phục vụ các mục tiêu phát
triển đã đề ra, trước hết là cho nhiệm kỳ 5 năm 2021-2025 và xa hơn là các mục tiêu
năm 2030, năm 2045 bên cạnh các điều kiện thuận lợi trong, ngoài nước, việc triển khai
phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn toàn cầu sẽ có thể là chìa khóa để
giải bài toán đảm bảo vốn đầu tư công – đảm bảo cỗ xe tam mã vận hành có hiệu quả,
thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Từ khóa: Phát triển kinh tế, trái phiếu Chính phủ, thị trường vốn quốc tế
1
Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ
2
Bộ phận giúp việc Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ
523
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM
1. Những điều kiện thuận lợi trên thị trường vốn quốc tế
Năm 2020 là một năm đặc biệt, có lẽ là chưa từng có trong lịch sử thế giới với sự bùng
phát của dịch bệnh Covid-19. Chính phủ các nước đã vận dụng hết toàn bộ các công cụ
của mình nhằm nỗ lực đưa nền kinh tế thoát khỏi một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm
trọng. Các ngân hàng trung ương liên tục cắt giảm các mức lãi suất điều hành, thực hiện
các gói nới lỏng định lượng với khối lượng khổng lồ: (1) Cục dự trữ liên bang Mỹ đã cắt
giảm lãi suất Fed Fund về mức kịch sàn 0-0,25%, tuyên bố sẵn sàng thực hiện chương
trình mua tài sản không giới hạn, điều chỉnh mục tiêu chính sách tiền tệ tập trung vào vấn
đề thất nghiệp và duy trì trạng thái siêu nới lỏng trong một khoảng thời gian dài tiếp theo;
(2) Ngân hàng trung ương châu Âu duy trì mức lãi suất điều hành âm, tung ra gói cứu trợ
khẩn cấp trị giá 750 tỷ Euro và tiếp tục duy trì chương trình tái cấp vốn trung và dài hạn
để hỗ trợ các doanh nghiệp gặp ảnh hưởng do dịch bệnh; (3) Ngân hàng trung ương Nhật
Bản duy trì lãi suất điều hành âm và thực hiện nhiều các gói hỗ trợ thanh khoản cả bằng
đồng Yên và ngoại tệ để hỗ trợ thị trường tài chính và các doanh nghiệp; (4) Tính trong
năm 2020, đã có tới 207 lượt hạ lãi suất điều hành từ các ngân hàng trung ương trên thế
giới. Bên cạnh đó, các gói tài khóa với khối lượng lớn chưa từng có tiền lệ cũng được các
Chính phủ tung ra bao gồm các gói hỗ trợ tiền trực tiếp, miễn giảm thuế và các biện pháp
khác để giúp người dân vượt qua khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh leo thang. Thông
qua những chương trình mua tài sản và chính sách nới lỏng, lợi tức trái phiếu chính phủ
trên thị trường vốn mà tiêu biểu nhất là trái phiếu chính phủ Mỹ đã giảm sâu. Lợi tức trái
phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm sau những chính sách nới lỏng mạnh mẽ của Fed có
lúc giảm chạm đáy ở mức 0,32%, duy trì ở mức dưới 1% suốt năm 2020 trước khi tăng
nhẹ trở lại vào đầu năm 2021.
Hiện tượng “tiền rẻ” cộng với kỳ vọng về sự mở cửa trở lại của các nền kinh tế khi
vaccine bắt đầu được tiêm rộng rãi đã khiến cho làn sóng đầu tư và cơ cấu lại danh mục
trở nên mạnh mẽ hơn. Các nhà đầu tư đã có những sự chuyển hướng khỏi các thị trường
phát triển và tìm kiếm những cơ hội đầu tư với lợi tức cao hơn ở các thị trường cận biên
và mới nổi, thể hiện ở sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán và dòng vốn đầu
tư nước ngoài ồ ạt vào các quốc gia này. Đây chính là trong “nguy” có “cơ” khi Việt Nam
là một trong những điểm sáng cả về phát triển kinh tế và kiểm soát dịch bệnh trên toàn
cầu với một nền kinh tế vĩ mô tương đối ổn định trong thời gian gần đây và hứa hẹn sẽ là
một điểm đến đầu tư hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.
2. Các yếu tố thuận lợi trong nước
Đối mặt với sự lây lan phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Chính phủ đã có những đối sách
quyết liệt, kịp thời và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa
524
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM
đảm bảo phát triển kinh tế. Năm 2020, kinh tế nước ta tăng trưởng 2,91%, dù là mức thấp
nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng chúng ta vẫn tự hào là Việt Nam thuộc nhóm nước
tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Việc khống chế thành công dịch bệnh và lấy lại đà
tăng trưởng kinh tế cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế,
phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính
phủ, Thủ tướng, sự nỗ lực, cố gắng của người dân, cộng đồng doanh nghiệp t ...