Danh mục

Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 265.21 KB      Lượt xem: 34      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ lúc bắt hoạt động đến nay, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam chỉ hoạt động với quy mô thị trường nhỏ, mức độ tham gia của các nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước còn khá khiêm tốn, để vận hành thị trường chứng khoán phái sinh thành công cũng còn nhiều thách thức. Bài viết sau đây sẽ phân tích những cơ hội và thách thức mà thị trường chứng khoán phái sinh đã và đang gặp phải trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM Âu Thanh Tâm, Trần Nguyên Trí Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) TÓM TẮT Thị trường chứng khoán phái sinh là cấp độ cao nhất của thị trường chứng khoán. Thực tế phát triển cho thấy thị trường chứng khoán phái sinh đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc phòng vệ rủi ro của các nhà đầu tư cũng như các trung gian tài chính. Thông qua việc sàng lọc, chuyển giao và phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, thị trường chứng khoán phái sinh sẽ giúp tăng cường chức năng của thị trường tài chính, mở rộng hoạt động huy động vốn và giảm chi phí sử dụng vốn, qua đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam chính thức hoạt động vào tháng 08 năm 2017, với 2 sản phẩm chính đó là hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ (thời hạn 5 năm). Bên cạnh đó, trong thời gian tới “chứng quyền có bảo đảm” (được triển khai vào ngày 28/06). Từ lúc bắt hoạt động đến nay, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam chỉ hoạt động với quy mô thị trường nhỏ, mức độ tham gia của các nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước còn khá khiêm tốn, để vận hành thị trường chứng khoán phái sinh thành công cũng còn nhiều thách thức. Bài viết sau đây sẽ phân tích những cơ hội và thách thức mà thị trường chứng khoán phái sinh đã và đang gặp phải trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Sự phát triển của Thị trường chứng khoán phái sinh, thị trường chứng khoán Việt Nam. 1. GIỚI THIỆU Thị trường chứng khoán phái sinh đã hình thành và phát triển từ hàng trăm năm nay trên thế giới. Các sản phẩm trong thị trường chứng khoán phái sinh chính là các công cụ tài chính, được định giá dựa trên giá trị của một hay nhiều loại tài sản cơ sở, được thể hiện dưới nhiều kiểu hình thức hợp đồng, trong đó quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia đối với việc thanh toán bằng tiền, chuyển giao tài sản cơ sở tại mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Chứng khoán phái sinh tại Việt Nam chính thức hoạt động từ tháng 08/2017. Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 và Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ được thiết kế là những sản phẩm phái sinh đầu tiên trên thị trường. Từ đó, chúng ta có thể xem xét nhiều khía cạnh về cơ hội và thách thức của thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam trong giai đoạn đầu hoạt động. 2. NỘI DUNG 2.1 Cơ sở hình thành thị trƣờng chứng khoán phái sinh Việt Nam Trước khi nói về thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam chúng ta cần phải hiểu được lịch sử hình thành của các nền chứng khoán phái sinh trên thế giới, với bốn giai đoạn lịch sử: Thời kì cổ đại: từ 2250 BC-1750BC, những hợp đồng cung cấp hàng hoá trong tương lai đầu tiên đã xuất hiện rải rác, trải dài từ Lưỡng Hà cho đến Ai Cập, Hy Lạp và thế giới La Mã với những hàng hoá phái sinh tiêu biểu là hạt giống và nô lệ. Thời kì trung cổ châu Âu: Năm 1515 tại thành phố Antwerp đã xuất hiện nơi tập trung dành riêng cho các thương nhân trong nước và quốc tế để giao dịch phái sinh hàng hoá chủ yếu là nông sản: lúa mì, các loại gia vị, hoa tuy-lip,... bên cạnh đó còn có hàng dệt may và kim loại. Chủ yếu ở các nước Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Đức. 372 Thời kì bước ngoặt: Thị trường chứng khoán phái sinh chính thức xuất hiện ở Nhật Bản, Sở giao dịch gạo Dojima tại Osaka ra đời với sự hỗ trợ của chính phủ. Những giao dịch sẽ được lưu trữ tại một nhà kho, vào lúc này thì thị trường không giao dịch về tiền tệ hay chứng từ. Sản phẩm chứng khoán phái sinh thời kì này chưa được điện tử hoá. Thời kì mới (thời kì hiện đại): Thị trường tài chính xuất hiện với trái phiếu, cổ phiếu, quỹ tiền tệ,.. Từ đó, xuất hiện chứng khoán phái sinh trên tài sản tài chính và có tổng cộng bốn sản phẩm chính: tương lai, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn. Sự đa dạng về tài sản cơ sở được nâng cao hơn với nông sản, tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng,... Trong thời gian này, do sự phát triển về ứng dụng khoa học công nghệ nên chứng khoán phái sinh được điện tử hoá và giúp tăng nhanh chóng tốc độc giao thương, loại bỏ rào cản địa lý thông qua phát minh về tàu hoả và điện tín. Thị trường chứng khoán phái sinh thời kỳ này được quản lý bởi Hội đồng thương mại Chicago (CBOT). Tại Việt Nam, các công cụ phái sinh có nguồn gốc từ hàng hóa, tiền tệ và chứng khoán đã được sử dụng từ nhiều năm nay. Phái sinh hàng hóa được quản lý và điều hành bởi Bộ công thương, đối với các sản phẩm cơ bản như gạo, cà phê, cao su, thép đã được các doanh nghiệp trong nước sử dụng nhiều trên các sở giao dịch phái sinh nước goài dưới dạng giao dịch theo hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai. Ở trong nước thì có ba sàn giao dịch hàng hóa là trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột, sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và Sàn Giao dịch Sài Gòn Thương Tín. Đến năm 2006 thì trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột được thành lập, nhưng đến cuối năm 2010 thì trung tâm này mới đi vào hoạt động nhưng chỉ dừng lại ở bước đầu thử nghiệm. Đến năm 2011 sở giao dịch hàng hóa Triệu Phong chính thức được thành lập với nhiệm vụ giao dịch phái sinh đối với ba mặt hàng là cà phê, cao su và thép, nhưng các giao dịch phái sinh này cũng chỉ dừng lại ở mức độ thăm dò, sự tham gia của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và nhà đầu tư không đáng kể do khung pháp lý phục vụ cho các giao dịch này chưa được rõ ràng và chặt chẽ, hệ thống thanh toán bù trừ của trung tâm chưa được hình thành nên các rủi ro mang đến cho khách hàng thường rất cao. Trái ngược với bề dày lịch sử của thị trường chứng khoán phái sinh trên toàn thế giới thì thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam đã quyết định bỏ qua giai đoạn chọn hàng hoá là tài sản cơ sở do không thể phát triển được thị trường hàng hoá trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: