Danh mục

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HKII (PHẦN 2)

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 163.71 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Câu11. Hãy nêu đặc điểm của tính từ?-Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. -Tính từ có thể kết hợp với các từ rất, hơi, lắm, đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,…để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế. -Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HKII (PHẦN 2) ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HKII (PHẦN 2)Câu11. Hãy nêu đặc điểm của tính từ? -Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. -Tính từ có thể kết hợp với các từ rất, hơi, lắm, đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,…đểtạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rấthạn chế. -Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữcủa tính từ hạn chế hơn động từ.Câu 12. Nêu các loại tính từ? Có hai loại tính từ đáng chú ý là: -Tính từ chỉ đặc điể m tương đối ( có thể kết hợp với từ chỉ mức độ ) -Tính từ chỉ đặc điể m tuyệt đối ( không thể kết hợp với từ chỉ mức độ )Câu 13. Nêu khái niệm, đặc điểm và cách sử dụng của các từ loại: số từ, lượngtừ, chỉ từ, đại từ, quan hệ từ, phó từ, thán từ, tình thái từ? *Số từ: -Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sựvật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. -Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng. *Lượng từ: - Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. - Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm: + Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể + Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối. *Chỉ từ: - Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vậttrong không gian hoặc thời gian. - Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ còn có thểlàm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. *Đại từ: - Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,…được nói đến trongmột ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. - Đại từ có thể đảm nhiệm vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hayphụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ,… - Các loại đại từ: . Đại từ để trỏ dùng để: + Trỏ người, sự vật ( gọi là đại từ xưng hô ) + Trỏ số lượng + Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. . Đại từ để hỏi dùng để: + Hỏi về người, sự vật + Hỏi về số lượng + Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. - Các ngôi đại từ: + Ngôi thứ nhất ( nhân xưng ) – Số ít / số nhiều. + Ngôi thứ hai ( chỉ người nói với ) – Số ít / số nhiều + Ngôi thứ ba ( chỉ người nói tới ) – Số ít / số nhiều. *Quan hệ từ: - Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhânquả,…giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. - Sử dụng quan hệ từ: + Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.Đólà những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc khôngrõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ. + Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp: Vì – nên;( bởi vì – cho nên);Tuy – nhưng;( dù – nhưng; mặc dù – nhưng ); Nếu – thì;( hễ - thì ); không những –mà còn (không những – mà; chẳng những – mà…);… *Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho độngtừ, tính từ. Phó từ gồm có hai loại lớn: - Phó từ đứng trước động từ, tính từ: bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hànhđộng, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ, tính từ như thời gian, mức độ,sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, cầu khiến. - Phó từ đứng sau động từ, tính từ: bổ sung một số ý nghĩa như múc độ, khảnăng, kết quả và hướng. *Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biể uthị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở những từ ngữ đó. .Ví dụ: những, chính, có, đích, ngay…*Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùngđể gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câuđặc biệt. - Thán từ gồm hai loại chính: + Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,… + Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ,… *Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầukhiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. - Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý sau: + Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,… + Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,… + Tình thái từ cảm thán: thay, sao,… + Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ mà,… -Sử dụng tình thái phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp( quan hệ tuổi tác, thứbậc xã hội, tình cảm,…)Câu 14. Cụm danh từ là gì? Nêu cấu tạo của cụm danh từ? a - Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạothành. - Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mìnhdanh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ. b.Cấu tạo của cụm danh từ: - Ở dạng đầy đủ, cụm danh từ gồm có 3 phần: + Phần trước là các phụ ngữ bổ sung cho danh từ ý nghĩa về số và ...

Tài liệu được xem nhiều: