ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI NHỮNG RẠN NỨT TRONG QUAN HỆ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI NỬACUỐI THẾ KỶ 19 ĐOÀN LÊ GIANG (*) Đầu thế kỷ 20, văn học nước ta bước vào giai đoạn bùng phát mạnh mẽ. Từphía các chí sĩ duy tân, và từ phía các trí thức Tây học, văn học đều nhất loạt chuyểnmình theo hướng cận đại hoá. Trong vòng khoảng chưa đầy ba chục năm, nền văn họcmới của dân tộc đã phát triển đến mức thành thục. Tại sao văn học nước ta có sự pháttriển nhanh chóng như thế? Sự phát triển ấy phải chăng chỉ là sự thay thế của văn họcphương Tây đối với văn học cũ, hay là từ bản thân văn học cũ cũng đã có những tínhiệu và nhu cầu đổi mới? Sự đổi mới, nếu có chỉ là những đổi mới một cách vô ý thứcthể hiện trong sáng tác hay là cũng có ý thức thể hiện cả trong lý luận, tức là quanniệm văn học? Trong bài viết này chúng tôi thử khảo sát lại văn học cuối thế kỷ 19, đặc biệt lànhững tác phẩm có tính chất lý luận để thử tìm lời giải đáp cho vấn đề trên. Quan niệm văn học trung đại (trung đại hiểu theo nghĩa thời phong kiến) đãđược hình thành cùng với quá trình hình thành nền văn học viết dân tộc. Quan niệm cótính chất trung đại điển hình được thể hiện rõ nhất trong giai đoạn văn học Trung kỳtrung đại (từ thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 17) với quan niệm văn học là phương tiện thểhiện Chí, Tâm , Đạo của kẻ sĩ quân tử, nhân vật lý tưởng của loại văn học này là kẻ sĩquân tử. Cùng vớI nói, vẻ đẹp nghệ thuật được đề cao là Cao, Cổ, Hùng, Đạm, Nhã,Hậu. Sang đến Hậu kỳ trung đại (thế kỷ 18 – 19), những quan niệm trên đã bị rạn nứtcùng với sự xuất hiện của dòng văn chương tài tử. Đến giũa thế kỷ 19, trước sự xâmlăng của phương Tây, văn học nước ta đã có hai phản ứng trái ngược nhau. Một mặtvăn học lui về cố thủ một cách cứng rắn hơn trong những quan niệm Nho giáo chínhthống, đồng hoá bảo vệ dân tộc với bảo vệ “Đạo Thánh”. Mặt khác nó cũng lại cốgắng gấp rút thoát ra khỏi những quan niệm có tính chất quy phạm phong kiến. Tínhchất lưỡng phân ấy thể hiện khá rõ trong nhiều tác gia văn học giai đoạn này: NguyễnĐình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,Nguyễn Khuyến, Tú Xương… Từ thơ văn và cả những tác phẩm có tính lý luận phê bình văn học của các tácgiả này, chúng ta thấy nổi lên rất rõ một thái độ không bằng lòng với những quy phạmcủa văn chương trung đại: họ muốn văn học phải khác đi, phải đổi mới, theo khuynhhướng có tính chất cận đại một khuynh hướng sẽ được khẳng định rõ ràng ở thế kỷsau. 1. Nguyễn Đình Chiểu và văn chương viết về những người “dân ấp dân lân” Quan sát quá trình phát triển của văn học trung đại, chúng ta thấy có hiện tượngnhân vật trung tâm của văn học ngày càng có xu hướng chuyển dần xuống những nấcthang cuối của xã hội. Thời Lý - Trần, nhân vật lý tưởng của văn học là vua chúa, quýtộc và các cao tăng. Giai đoạn cuối đời Trần, đầu đời Lê, nhân vật lý tưởng của vănhọc xuống một bậc nữa, đó là nhà Nho - kẻ sĩ quân tử. Từ thế kỷ 18 trở đi, nhân vậtchính của văn chương là tài tử giai nhân. Đến nửa cuối thế kỷ 19 bắt đầu là người bìnhdân – nông dân. Thời phong kiến, người bình dân dẫu có là lực lượng chính tham giasản xuất và chống ngoại xâm, nhưng trong quan niệm của kẻ sĩ quân tử, họ cũng chưathoát khỏi thân phận “được chăn dắt”. Ngay cả với Nguyễn Trãi, thi sĩ được coi làđỉnh cao của tư tưởng thân dân (thương dân) thời phong kiến, cũng vẫn nhìn như vậy: Đọc sách thời thông đòi nghĩa sách Đem dân (chăn dắt dân) mựa nữa (chớ để) mất lòng dân (Bảo kính cảnh giới, bài số 57) Đến giữa thế kỷ 19, người nông dân đã đứng lên trở thành nhân vật trung tâmcủa thời đại. Nước mất, nhà vua thì bạc nhược, các quan thì chia năm xẻ bảy bàn thủbàn hoà. Người nông dân chẳng có gì phải suy nghĩ đắn đo nhiều, đạo lý ông bàtruyền lại mách bảo họ một sự lựa chọn giản đơn: “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.Thế là họ cầm vũ khí đứng lên, họ làm ra lịch sử theo ý muốn của mình: lịch sử củanhững người nông dân chống Pháp. Thời đại đã đưa người nông dân chống Pháp.Thời đại đã đưa người nông dân lên sân khấu chính trị trở thành nhân vật chính, ngườinghệ sĩ chỉ có nhiêm vụ nhìn ra hiện thực mới này và phản ánh nó. Trong khi đại đa sốcác nhà thơ khác vẫn còn say sưa với loại nghệ thuật cao quý trong tháp ngà vớinhững người quân tử kiểu cũ, thì người nghệ sĩ mù Nguyễn Đình Chiểu là người đầutiên đã sáng suốt phát hiện ra hiện thực mới này và đưa nó vào thơ văn. Trong Văn tế Trương Định, Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện rõ vai trò của đámđông thầm lặng như là nhân tố quyết định của cuộc kháng chiến. Chính họ chứ khôngphải ai khác, đã tạo ra Trương Định như là Trương Định mà lịch sử đã biết. Học đãngăn cản không cho ông trở thành lãnh binh, một võ quan phong kiến mà đưa ông lênlàm Bình Tây đại nguyên soái, một anh hùng kháng chiến: Bởi lòng chúng chẳng nghe Thiên ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
ôn thi đại học môn văn nghị luận văn 12 phân tích văn học giảng văn 12 văn mẫu lớp 12Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 790 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
7 trang 315 0 0 -
Ý nghĩa phê phán sâu kín của trích đoạn phóng sự Nghệ thuật băm thịt gà
3 trang 161 2 0 -
Nghị luận xã hội chủ đề: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai
2 trang 75 0 0 -
Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ Nhật kí trong tù
3 trang 62 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà
25 trang 60 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ
24 trang 53 0 0 -
Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
10 trang 49 0 0 -
Phân tích đoạn trích Ông già và biển cả của nhà văn Hê-Minh-Uê
23 trang 44 0 0 -
Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối chung sống
4 trang 42 0 0 -
Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
21 trang 41 0 0 -
Phân tích nghệ thuật của tác phẩm Đời thừa
3 trang 39 0 0 -
Phân tích tác phẩm Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
21 trang 36 0 0 -
Phân tích tình yêu trong Chí Phèo của Nam Cao
5 trang 35 0 0 -
Những nét chính về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh
5 trang 34 0 0 -
Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
5 trang 33 0 0 -
Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
3 trang 33 0 0 -
Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo
4 trang 32 0 0 -
2 trang 32 0 0
-
Phân tích cuộc đời của Chí Phèo sau khi ra tù đến khi gặp Thị Nở
6 trang 31 0 0