Đời người không khỏi có những lúc bước chân lang thang đưa ta đến những sông hồ, bờ bãi, biển cồn, núi cao, đèo dốc… những không gian trời nước mênh mông. Nghĩa là ta sẽ phải đốidiện với cái vô cùng vô tận của không gian, cái vô thủy vô chungcủa thời gian. Khi ấy, ngay cả những người vô tâm nhất cũngkhông tránh khỏi cảm giác cô đơn. Bởi người ta thấy rõ hơn baogiờ hết rằng con người thật là nhỏ nhoi, kiếp người chỉ là thoángchốc. Đời người sao quá phù du! Ta bỗng thấy mình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ôn thi đại học môn văn – Bình giảng bài thơ "Tràng giang" của Huy CậnÔn thi đại học môn văn –phần 32 Bình giảng bài thơ Tràng giang của Huy Cận1.Đời người không khỏi có những lúc bước chân lang thang đưata đến những sông hồ, bờ bãi, biển cồn, núi cao, đèo dốc…những không gian trời nước mênh mông. Nghĩa là ta sẽ phải đốidiện với cái vô cùng vô tận của không gian, cái vô thủy vô chungcủa thời gian. Khi ấy, ngay cả những người vô tâm nhất cũngkhông tránh khỏi cảm giác cô đơn. Bởi người ta thấy rõ hơn baogiờ hết rằng con người thật là nhỏ nhoi, kiếp người chỉ là thoángchốc. Đời người sao quá phù du! Ta bỗng thấy mình như đangbơ vơ lưu lạc giữa cái mênh mông của đất trời, trôi nổi trong cáixa vắng, rợn ngợp của thời gian. Ta bỗng thấy cái chơi vơi giữathế gian này! … Ấy là lúc có thể đọc thơ Huy Cận. Bởi đó là thếgiới của Lửa thiêng, thế giới của Tràng giang. Thi sĩ đã cất lêngiùm ta cái cảm xúc, cái nỗi niềm nhân thế đó.Ngày trước, để bênh vực cho bài Tràng giang (cũng là bênh vựccho Thơ Mới), người ta đã phải viện ra cái kỉ niệm của một chiếnsĩ nào đó mà rằng: một người cách mạng như thế cũng rất yêuhai câu đầu của bài Tràng giang, vậy bài thơ này là lành mạnh,nỗi buồn ở đấy là trong sáng, chứ không có hại gì! Rồi ngay cảXuân Diệu cũng phải lập cả một hàng rào che quanh để bênh vựccho lòng yêu thiên nhiên của bài thơ. Không, lòng yêu thiên nhiêntạo vật tự nó là một giá trị, ngang hàng với những tình yêu khác.Lòng yêu thiên nhiên là một cảm xúc thuộc về nhân tính. Tự nókhông cần bảo vệ!Tràng giang không nhất thiết phải là sông Hồng, sông Cửu Long,đó cũng có thể là Hoàng Hà, Hằng Hà,Vonga, Dương Tử, …cũng được chứ sao. Tràng giang là một tạo vật thiên nhiên. Nó cóthể được gợi Ý, gợi tứ từ sông Hồng, từ một chỗ đứng xác địnhlà bến Chèm. Nhưng khi đã thành hình tượng “tràng giang” thì nóđã khước từ mọi địa danh, địa chỉ cụ thể để trở thành một tạo vậtthiên nhiên phổ quát rồi. Lòng yêu của thi sĩ trong đó là một lòngyêu dành cho thiên nhiên, tạo vật, một lòng yêu có ở hết thảy conngười! Và đó chính là tầm vóc đáng phải có của bài thơ này!2. Cảm hứng của bài thơ quả là cảm hứng không gian. Khônggian được trải ra từ mặt sông lên tận chót vót đỉnh trời, khônggian được mở ra từ thẳm sâu vũ trụ vào tận thăm thẳm tâm linhcon người. Ấy là một thế giới vừa được nhìn bằng sự chiêmnghiệm cổ điển vừa được cảm nhận bằng tâm thế cô đơn củamột cái tôi hiện đại, rất đặc trưng cho thơ Mới. Có lẽ vì thế chăngmà Tràng giang hiện ra như một bức tranh tạo vật trường cửu,lớn lao, vừa hoang sơ, vừa cổ kính, trong đó thi sĩ hiện lên nhưmột lữ thứ đơn độc, lạc loài?Tràng giang là một không gian mênh mông vô biên. Ngay cái tênbài thơ đã như một cửa ngõ mở vào vô biên rồi. Tràng giang gợira hình tượng một con sông chảy mênh mang giữa trời và đất. Vầcâu đề từ như thêm một lần nữa vén lên bức rèm, bước qua mộthành lang mở thông vào vô biên: “Bâng khuâng trời rộng nhớsông dài”. Nhưng dẫu sao những hình ảnh sống động của thếgiới ấy có thể cảm nhận hoàn toàn trực quan chỉ thực sự mở ravới những câu đầu:Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,Con thuyền xuôi mái nước song song.Có lẽ cái chất thơ của sông nước đã nhập vào những câu thơ thếnày để phô bày vẻ đẹp của nó. Câu thứ nhất tả sóng, câu thứ haitả những dòng trôi, những luồng nước trên mặt sông. Nếu câuthứ nhất gợi được những vòng sóng đang loang ra, lan xa, gốilên nhau, xô đuổi nhau đến tận chân trời, thì câu thứ hai lại vẽ ranhững luồng nước cứ song song, rong ruổi mãi về cuối trời.Không gian vừa mở ra bề rộng, vừa vươn theo chiều dài. ĐÚnglà nó có thấp thoáng âm hưởng hai câu thơ cũng tả sông nướctrong bài Đăng cao nổi tiếng của Đỗ Phủ:Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ,Bất tận trường giang cổn cổn lai.(Ngàn cây bát ngát, lá rụng xào xạc,Dòng sông dằng dặc, nước cuồn cuộn trôi)Cũng là đối xứng, nhưng Đỗ Phủ viết theo lối đối chọi, còn HuyCận- có cải biên, chỉ dùng tương xứng thôi. Cũng dùng những từláy nguyên để gợi tả, trong khi tác giả Đăng Cao đặt ở giữa câu,thì tác giả Tràng giang lại đẩy xuống cuối câu. Nhờ thế hai từ láynguyên “điệp điệp”, “song song” tạo ra được dư ba. Nghĩa là lờithơ đã ngừng mà Ý hướng và âm hưởng vẫn còn vang vọng nhưdội mãi vào vô biên. Dòng sông lớn mang trong lòng một nỗibuồn lớn!Suốt dọc bài thơ, Huy Cận còn dày công khắc họa vẻ mênh môngvô biên bằng biết bao chi tiết giàu tính nghệ thuật nữa. Vừa dùngcái lớn lao để gợi sự mênh mông, vừa dùng cái hữu hạn để gợisự vô cùng. Ấy là hàng trăm ngả sông, những cồn đất, những bờxanh, bãi vàng, lớp lớp mây cao đùn núi bạc, ấy là một cành củikhô, một bóng chim nhỏ … Nhưng có lẽ bức tranh vô biên củaTràng giang đã đạt đến tận cùng là ở hai câu:Nắng xuống, trời lển, sâu chót vớt,Sông dài, trời rộng, bên cô liêu.Câu trên là sự vô biên được mở về chiều cao. Câu dưới là sự vôbiên cả về bề rộng và chiều dài. Có một khoảng không gian đanggiãn nở ra trong cụm từ: “Nắng xuống, trời lên”. Hai động từngược hướng “lên”, “xuống” đem lại một cảm giác chuyển độngrất rõ rệt. Nắng xuống đến đâu, trời lên đến đó. Và nó được hoàntất bởi cụm từ “sâu chót vót”. Có cái gì như phí lí. Có lẽ khôngchịu được vẻ phi lí mà nhiều người đã cố tình in và viết thành“sầu chót vót” để dễ hình dung hơn. Tiếc rằng, chính “sâu” mới làsự xuất thần của hồn thơ. Đây không phải là sự lạ hóa ngôn từ.Nếu có thì trước hết là sự lạ hoátrong cách nhìn, trong cảm giác.Ánh mắt tác giả không dừng lại ở đỉnh trời một cách thường tìnhđể nhận biết về chiều cao mà nó như xuyên vào đáy vũ trụ đểcảm nhận về chiều sâu. Song, dầu sao, đây vẫn là chiều sâu củacái nhìn ngước lên. Cho nên mới là “sâu chót vót”. Chót vót vốnlà một từ láy độc quyền của chiều cao, bỗng phát huy một hiệuquả không ngờ. Nó còn gợi sắc thái chưa hoàn tất. Dường nhưcái nhìn thi sĩ vươn tới đâu thì trời sẽ sâu tới đó, mỗi lúc một ch ...