“Tây tiến” là sự hồi tưởng của nhà thơ về đoàn quân Tây Tiến,về cảnh vật và con người Tây Bắc một thời gian khổ và oai hùng.Tất cả được thể hiện qua một hồn thơ lãng mạn, một bút pháp tàihoa và độc đáo. Đoạn đầu của bài thơ là những kỉ niệm của những cuộc hànhquân gian khổ với thiên nhiên vừa dữ dội, hiểm trở lại vừa hùngvĩ, thơ mộng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ôn thi đại học môn văn – Hướng dẫn ôn tập bài thơ "Tây Tiến"Ôn thi đại học môn văn –phần 81 Hướng dẫn ôn tập bài thơ Tây TiếnĐề 1: Phân tích đoạn thơ sau đây:“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.(Trích “Tây Tiến” - Quang Dũng)DÀN BÀII. Mở bài:- Quang Dũng thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trongkháng chiến chống Pháp.- “Tây tiến” là sự hồi tưởng của nhà thơ về đoàn quân Tây Tiến,về cảnh vật và con người Tây Bắc một thời gian khổ và oai hùng.Tất cả được thể hiện qua một hồn thơ lãng mạn, một bút pháp tàihoa và độc đáo.- Đoạn đầu của bài thơ là những kỉ niệm của những cuộc hànhquân gian khổ với thiên nhiên vừa dữ dội, hiểm trở lại vừa hùngvĩ, thơ mộng.- Trích dẫn đoạn thơII. Thân bài:1. Khái quát:a. Xuất xứ: “Tây Tiến” trích trong tập “Mây đầu ô”b. Hoàn cảnh sáng tác:- Tây Tiến là đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệmvụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt- Lào và đánhtiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào, cũng như ởmiền tây Bắc Bộ Việt Nam.- Địa bàn đóng quân và hoạt động của Tây Tiến khá rộng từ vùngrừng núi Tây Bắc Việt Nam đến Thượng Lào.- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, chiến đấutrong hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất,bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ vẫn phơi phới tinhthần lãng mạn anh hùng.- Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào trở vềHòa Bình thành lập trung đoàn 52. Quang Dũng là đại đội trưởngở đó từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1948 thì chuyển sang đơn vịkhác. Một ngày ở Phù Lưu Chanh nhớ về đơn vị cũ, tác giả viếtbài thơ Tây Tiến.2. Phân tích đoạn thơ:a. Cảm xúc chủ đạo: Xuyên suốt bài thơ là một nỗi nhớ da diết,bao trùm lên cả không gian và thời gian:“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơiNhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”- Bài thơ mở đầu bằng một tiếng gọi dồn chứa tâm trạng, một nỗinhớ nhung mênh mang.- Điệp từ “nhớ”, từ láy “chơi vơi” diễn tả đầy đủ trạng thái cảm xúccủa tâm hồn nhà thơ, vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hìnhtượng hóa nỗi nhớ, khơi nguồn cho cảnh núi cao, dốc sâu, vựcthẳm, … liên tiếp xuất hiện ở những câu thơ tiếp theo.b. Kỉ niệm về những chặng đường hành quân của đoàn quânTây Tiến cứ hiện dần lên trong sự hài hòa giữa bút pháp lãngmạn và hiện thực của thơ Quang Dũng:* Thiên nhiên Tây Bắc:- Những địa danh miền sơn cước như Sài Khao, Mường Lát bồihồi hiện về trong tâm khảm nhà thơ. Những “sương”, “hoa” từnghiện diện với thi nhân, với tình yêu thì nay có mặt với đoàn quângian khổ, mỏi mệt nhưng cũng rất lãng mạn.“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏiMường Lát hoa về trong đêm hơi”- Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến hiện lên là một bứctranh hoành tráng, dữ dội, hiểm trở, hoang vu của núi rừng TâyBắc“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây súng ngửi trờiNgàn thước lên cao ngàn thước xuốngNhà ai Pha Luông mưa xa khơi”+ Những từ ngữ đầy giá trị tạo hình: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heohút, cồn mây súng ngửi trời đã diễn tả thật sâu sắc sự hiểm trở,trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đèo Tây Bắc.+ Thế núi hiểm trở: nhìn lên thì cao chót vót, nhìn xuống thì sâuthăm thẳm được diễn tả rất thành công trong một câu thơ nhiềuthanh trắc: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”.+ “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống …” gợi tảû hình ảnhdốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng.+ Câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” khiến ta hình dungcảnh những người lính dừng chân bên một dốc núi, phóng tầmmắt ra một không gian mịt mùng, bắt gặp thấp thoáng những ngôinhà bồng bềnh trôi giữa “mưa xa khơi”.- Thiên nhiên Tây Bắc còn luôn là mối đe dọa khủng khiếp đối vớicon người.“Chiều chiều oai linh thác gầm thétĐêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.- Một miền Tây bí ẩn đầy hung khí của một miền đất dữ cũng làmột miền Tây đằm thắm tình người.“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khóiMai Châu mùa em thơm nếp xôi”Cảnh núi rừng Tây Bắc hiểm trở và hoang vu, qua ngòi bút củaQuang Dũng hiện ra đầy đủ với núi cao, vực sâu, dốc thẳm, thácgầm, cọp dữ, … Những tên đất lạ: Sài Khao, Mường Lát, PhaLuông, Mường Hịch, Mai Châu; những hình ảnh giàu giá trị tạohình, những từ ngữ bạo, khỏe, tất cả gợi lên một Tây Bắc khácthường và bí hiểm.* Hình ảnh người lính Tây Tiến:- Những hình ảnh rất thực: “đoàn quân mỏi”, “dãi dầu”, “khôngbước nữa”, “gục lên súng mu”õ, “bỏ quên đời” … Đó là hình ảnhnhững người lính kiệt sức về đói rét, bệnh tật, gục xuống trongnhững chặng đường hành quân.“Anh bạn dãi dầu không bước nữaGục lên súng mũ bỏ quên đời”Hai câu thơ nói đến gian khổ, sự khốc liệt của chiến tranh nhưngcũng nói lên tinh thần hi sinh, nhiệt tình cứu nước của nhữngchàng trai Tây Tiến.- Hình ảnh “súng ngửi trời” gợi độ cao của núi non và bộc lộ nétđẹp tâm hồn của những chàng trai Hà Nội: trẻ trung, yêu đời, vôtư ...