Danh mục

ÔN VĂN: VỢ CHỒNG A PHỦ CỦA TÔ HOÀI

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 202.03 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năm 1952 Tô Hoài đi với bộ đội trong chiến dịch giải phóng Tây Bắc. Trong đợt công tác 8 tháng ấy, nhà văn đã sống với nhân dân nhân nhiều dân tộc ở những khu căn cứ du kích và những vùng bị địch chiếm đóng trước đây. Tô Hoài thuật lại: “Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên. Tôi không thể bao giờ quên được lúc vợ chồng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ÔN VĂN: VỢ CHỒNG A PHỦ CỦA TÔ HOÀI VỢ CHỒNG A PHỦ CỦA TÔ HOÀI Năm 1952 Tô Hoài đi với bộ đội trong chiến dịch giải phóng Tây Bắc. Trongđợt công tác 8 tháng ấy, nhà văn đã sống với nhân dân nhân nhiều dân tộc ở nhữngkhu căn cứ du kích và những vùng bị địch chiếm đóng trước đây. Tô Hoài thuật lại:“Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và ngườimiền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên. Tôikhông thể bao giờ quên được lúc vợ chồng A Phủ tiễn tôi ra khỏi hốc núi làng Tà Sùarồi cùng vẫy tay gọi theo: “Chéo lù! Chéo lù!” (trở lại! Trở lại!).Không bao giờ tôiquên được vợ chồng Lý Nủ Chu tiễn chúng tôi dưới chân núi Cao Phạ cũng vẫy taykêu: “Chéo lù! Chéo lù!”. Hai tiếng “Trở lại! Trở lại!” chẳng những nhắc tôi có ngàytrở lại, phải đem trả lại cho những người thương ấy của tôi một kỉ niệm tấm lòngmình, một cái gì làm hiện lại cả cuộc đời người Hmông trung thực, chí tình, dù giannan đến thế nào bao giờ cũng đợi cán bộ, đợi bộ đội, bao giờ cũng mong anh em trởlại.(…). Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thànhngười, thành việc trong tâm trí tôi (…) ý thức thiết tha với đề tài là một lẽ quyết định,vì thế tôi viết Truyện Tây Bắc. Đoạn tự thuật trên đây đã nói khá rõ về hoàn cảnh và nhiệt tình thúc đẩy tác giảsáng tác Truyện Tây Bắc. Truyện Tây Bắc viết năm 1953, gồm ba truyện mà Vợchồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất (hai truyện kia là Cứu Đất Cứu Mườngvà Mường Giơn). Tác phẩm được tặng giải nhất giải thưởng văn học của Hội văn nghệViệt Nam năm 1954-1955. I – CỐT TRUYỆN VÀ CHỦ ĐỀ VỢ CHỒNG A PHỦ 1. Cốt truyện Dựa vào một câu chuyện có thật, Tô Hoài viết truyện Vợ chồng A Phủ. Truyện ngắn này kể lại cuộc đời của đôi vợ chồng người Hmông – Mị và APhủ – từ chỗ là kẻ nô lệ đau khổ trong nhà tên thống lý Pá Tra, rồi giúp nhau thoátđược, đến khi gặp cán bộ cách mạng trở thành những quần chúng trung kiên, nhữngđội viên du kích tích cực. Cốt truyện của tác phẩm khá đơn giản, bám sát theo diễn biến của cuộc đời hainhân vật chính và được trình bày theo trình tự thời gian. Có thể thấy hai chặng của câuchuyện diễn ra ở hai địa điểm Hồng Ngài và Phiềng Sa. Đọan một là thời gian Mị vàA Phủ ở Hồng Ngài. Đọan này có thể xem là một tình tiết khá trọn vẹn, có giới thiệu,mở mối, phát triển, thắt nút và giải quyết. Hai nhân vật chính được giới thiệu lai lịch,dung mạo, rồi cùng sống trong một hòan cảnh và dẫn tới sự thông cảm, gặp gỡ giữahọ. Mâu thuẫn giữa A Phủ và Mị với bố con Pá Tra – đại diện cho thế lực phong kiếnở miền núi – đã phát triễn đến gay gắt, đưa tới hành động đấu tranh tự phát để giảithoát của Mị và A Phủ: cắt dây trói, trốn đi. Đoạn đầu là quãng đường đấu tranh tựphát của họ. Đọan thứ hai là quãng thời gian Mị và A Phủ ở Phiềng Sa. Đến Phiềng Sa, Mịvà A Phủ đã thành vợ chồng. Họ mong muốn và bắt tay vào xây dựng một cuộc sốnghạnh phúc đơn sơ nhưng lại bị bọn Tây ở đồn Bản Pe cướp phá. Từ đây bắt đầu mộtquá trình giác ngộ của vợ chồng A Phủ, qua hai buớc: gặp Tây đồn và gặp cán bộ AChâu. Những ngộ nhận được gải quyết và hình thành ở họ nhận thức đúng đắn về bạnvà thù. Họ còn được thử thách và trưởng thành trong cuộc chiến đấu chống giặc lêncàn quét khu du kích Phiềng Sa. Đoạn thứ hai là quá trình giác ngộ và trưởng thànhcủa Mị và A Phủ dưới ánh sáng của Đảng, trong hoàn cảnh khu du kích Phiềng Sa. Tác giả đã dùng một lối kể chuyện mạch lạc, khá đơn giản, nhân vật cũng phânra hai tuyến đối lập rõ rệt, do đó mà truyện ít nhiều gần gũi với truyện dân gian. Chínhcách kể chuyện này đã phù hợp với nội dung và nhân vật trong truyện, góp phần tạonên sự thống nhất thẫm mỹ của hình thức với nội dung tác phẩm. Cốt truyện có hai phần như vậy được diễn biến khá tự nhiên: nhưng nó cũngbộc lộ được nhược điểm: chưa làm rõ sự câu kết giữa hai thế lực phong kiến và đếquốc, nên hai vấn đề chống đế quốc và phong kiến chưa thật gắn bó nhuần nhuyễn,hai chặng đường của các nhân vật chính cũng còn tách rời. Chưa kể một nhược điểmnữa ở đoạn hai, là đời sống tâm hồn của nhân vật, nhất là Mị – ít được soi sáng, diễntả, nên nhân vật cũng giảm sức thu hút với người đọc. 2. Chủ đề Con đường đi và số phận của hai người thanh niên Hmông – Mị và A Phủ –khá tiêu biểu cho vận mệnh lịch sử của nhân dân các dân tộc thiểu số miền núi trongcách mạng. Đấy là con đường từ tự phát đến tự giác đấu tranh chống đế quốc vàphong kiến, từ trong đau khổ tăm tối vươn ra ánh sáng, dưới sự dìu dắt của cán bộĐảng. Trong quá trình ấy, những người nông dân lao động nghèo khổ ở miền núi đãbộc lộ những phẩm chất tốt đẹp và trở thành người quần chúng cách mạng, những conngười mới. Có thể xem nhận định trên là chủ đề truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Cùng vớihai truyện nữa trong tập Truyện Tây Bắc, Vợ chồng A Phủ là tác phẩm thành ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: