Ông Nguyễn Xuân Đoàn thuộc loại người vô tư và biết hài lòng với mình, với đời. Mà đời ông thì sống ở nước ngoài nhiều hơn trong nước. Ông là nhà ngoại giao chuyên nghiệp, đã qua chức vụ trưởng một vụ ở bộ, hai nhiệm kỳ đại sứ ở Bắc Âu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ÔNG GIÁO LẬP DỊ ÔNG GIÁO LẬP DỊÔng Nguyễn Xuân Đoàn thuộc loại người vô tư và biết hài lòng với mình, với đời.Mà đời ông thì sống ở nước ngoài nhiều hơn trong nước. Ông là nhà ngoại giaochuyên nghiệp, đã qua chức vụ trưởng một vụ ở bộ, hai nhiệm kỳ đại sứ ở Bắc Âu.Ông mới về hưu đầu năm nay, đúng tuổi sáu mươi, còn khỏe mạnh và tràn trề hạnhphúc. Sáng chơi ten-nít, chiều uống bia, tối đọc sách hoặc thậm chí làm thơ. Chắcchắn ông cũng hài lòng với những bài thơ ông viết.Một hôm có ông bạn già ở trường ngoại ngữ đến nhờ ông Đoàn dạy hộ một lớptiếng Anh nâng cao mà ông mở riêng đã mấy năm nay, giờ vợ chồng ra nước ngoàisống với con cháu.“Bỏ thì tiếc, - ông nhà giáo nói. - Mà tôi thì chỉ có thể tin bác được thôi. Chẳng vấtvả gì đâu. Mỗi ngày hai tiếng từ sáu đến tám giờ tối. Mọi việc cô Mai sẽ lo. Cô ấytốt và tháo vát lắm. Bác chỉ dạy”.Thấy bạn có ý lưỡng lự, ông nói thêm:“Tôi biết với bác tiền không quan trọng, mặc dù phải nói rằng thu nhập lớp nàycũng khá. Cái chính là bác sẽ được thay đổi không khí, sẽ cảm thấy hài lòng vìmình còn giúp được ít nhiều cho lớp trẻ”.Một tuần sau ông Đoàn lên lớp, chủ yếu vì cái “thay đổi không khí” và “giúp thếhệ trẻ” ấy.Lớp là một giảng đường đại học thuê bao cả năm. Khi đến, ông ngạc nhiên thấyhọc viên ngồi kín gần hết, dễ đến cả trăm người. Điều này chứng tỏ bạn ông phải làngười rất giỏi và uy tín. Bản thân ông cũng giỏi, nói và viết tiếng Anh thuộc loạinhất nhì bộ. Cách thức tiến hành buổi học thì đã được bạn hướng dẫn kỹ. Cả con sốmột trăm người học kia cũng chẳng thành vấn đề, vì là lớp dịch không phải giaotiếp với từng người, không cần nói to vì cô Mai đã bố trí sẵn chiếc máy phóngthanh nhỏ trên bàn. Ông có thể đi lại thoải mái mà giọng vẫn vang to khắp phòng.Buổi dạy đầu tiên diễn ra suôn sẻ. Các buổi sau cũng thế. Dường như người họccũng thích ông. Họ chủ yếu là sinh viên các năm cuối và cán bộ cơ quan có nhucầu nâng cao ngoại ngữ. Bằng chứng là sĩ số không giảm mà còn tăng thêm.Không chú ý mấy đến việc cô Mai chăm chỉ thu học phí, kiểm tra thẻ, lo chuyệnphấn bảng, ông đến lớp đúng giờ rồi hết giờ ra về, trang nghiêm và đạo mạo đúngkiểu một ông giáo có tuổi và giỏi nghề như ông cần có. Công việc mới mẻ này làmông thích, có thể nói còn cuốn hút.Cuối tháng cô Mai tìm đến nhà ông. Cô trạc ba lăm, hai con, nhân viên phòng quảntrị của trường nơi ông đang dạy. Người cô đẫy đà, phúc hậu, tính cẩn thận, tháo vátvà có vẻ đáng tin cậy như ông bạn giới thiệu. Cô rút ra tờ giấy chi chít tên người vàcác con số.“Dạ, đây là tiền học phí của lớp tháng vừa rồi, sau khi trừ các khoản”. Cô lễ phépnói. “Mười ba triệu năm trăm mười nghìn đồng”.“Nhiều thế cơ à?” Ông Đoàn ngạc nhiên hỏi.“Cũng bình thường thôi ạ. Vào các tháng sau Tết và đầu năm học thường nhiềuhơn”.“Xưa nay vẫn thế?”“Vâng ạ”.“Lớp nào, thầy nào cũng thế?”“Không. Trường này còn ba lớp tiếng Anh nữa, dạy thực hành, giáo viên trẻ, ítngười học nên ít hơn nhiều. Còn các lớp luyện thi toán lý hóa thì có thể nhiềuhơn”.Ông Đoàn ngồi im không nói gì.“Thế cô được bao nhiêu?” Lúc sau ông hỏi.“Dạ, sáu trăm nghìn như mọi khi. Trong giấy này em có ghi”. Cô Mai đáp rồi lễphép chào ông ra về.“Mười mấy triệu đồng một tháng. Mỗi ngày hai giờ dạy. Nhiều quá”. Ông Đoànnghĩ. “Hóa ra bao năm nay cái ông Năm nhà giáo này kiếm cũng khá.”Đúng là ông không quan tâm đến khía cạnh kinh tế của việc dạy học. Dạy cho vuinhư ông vẫn nghĩ. Nhà ông khá giả, có thể nói giàu. Chỉ còn hai ông bà già sốngvới nhau, lương hưu cao. Hai đứa con đã trưởng thành, cũng giàu. Anh con cả hiệnđang làm cho một liên doanh ở Sài Gòn, mấy năm trước còn biết đem tiền tiết kiệmcủa ông mua mảnh đất, vừa rồi sốt đất, đem bán lãi hơn một tỉ. Số tiền này ông bàđang gửi tiết kiệm, riêng lãi cũng thừa sống, nên khoản tiền mười mấy triệu mộttháng kia càng trở nên nhiều, thậm chí quá nhiều. Ông là người như vậy, luôn suynghĩ như vậy, chân thành và trong sáng.Hôm sau học xong, ông bảo cô Mai ở lại, đề nghị cho ông biết rõ tình hình họcsinh, học phí. Nghe xong, ông nói:“Cô xem có thể giảm học phí cho mọi người được không?”Cô Mai ngơ ngác, đờ mặt nhìn ông hồi lâu:“Dạ, em không thật hiểu...”“Tôi nói giảm học phí. Tức là có thể hạ học phí từ mức mỗi người một tháng mộttrăm nghìn đồng xuống năm mươi hay bảy mươi nghìn chẳng hạn. Cô biết rõ nêngiảm bao nhiêu. Thực sự tôi không cần nhiều như vậy. Tôi chắc trong số người họcở đây nhiều người cũng khó khăn, đặc biệt các em từ nông thôn. Cô hiểu rồi chứ?”“Dạ hiểu”, cô Mai ấp úng. “Nhưng em thấy không thể làm thế được ạ”.“Vì sao?”“Vì... không thể được. Xưa nay người ta chỉ tăng chứ không giảm học phí...”“Nhưng đây là lớp tư. Của tôi. Và tôi muốn giảm!” Ông Đoàn hơi cao giọng. Lànhà ngoại giao, ít khi ông cao giọng.“Nhưng làm thế sẽ ảnh hưởng đến các lớp tiếng Anh khác. Có thể cả những lớpkhông phải tiếng Anh. Mọi người sẽ không hiểu, sẽ bàn tán, dị nghị, sẽ cho rằngthầy...”“Tôi không cần biết người ta ...