Pa nô mặt trời hoạt động như thế nào? - Phần 6
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 234.42 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bên trong một tế bào mặt trờiCác tế bào mặt trời có nhiều kích cỡ khác nhau. Một số loại mỏng hơn một con tem. Một số loại có bề ngang đến 12 cm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pa nô mặt trời hoạt động như thế nào? - Phần 6 Pa nô mặt trời hoạt động như thế nào? - Phần 6 Bên trong một tế bào mặt trời Các tế bào mặt trời có nhiều kích cỡ khác nhau. Một số loại mỏng hơn mộtcon tem. Một số loại có bề ngang đến 12 cm. Các tế bào mặt trời chế tạo từ một loại chất liệu gọi là chất bán dẫn. Thườngthì chúng chế tạo từ silicon. Các chất bán dẫn có thể dẫn, hoặc mang, dòng điện.Tuy nhiên, chúng không dẫn điện tốt như kim loại. Đó là nguyên do vì sao người tagọi chúng là “bán” (dẫn). Vì chúng chỉ “bán” dẫn dòng điện, nên có thể dùng chúngđể điều khiển dòng điện. Ở mặt trên và mặt dưới của chúng thường có các tiếp xúckim loại, nơi dòng điện có thể chạy qua. Một loại tế bào đơn giản điển hình có hai lớp silicon. Một lớp gọi là loại n.Lớp kia gọi là loại p. Các lớp đó có các tính chất khác nhau. Tế bào mặt trời sản sinh ra điện như thế nào Quá trình sản sinh điện năng bắt đầu khi các nguyên tử silicon hấp thụ mộtphần ánh sáng. Năng lượng của ánh sáng đánh bật một số electron ra khỏi cácnguyên tử. Các electron chạy qua giữa hai lớp. Dòng chạy đó tạo ra một dòng điện.Dòng điện có thể đi ra khỏi tế bào qua các tiếp xúc kim loại và được sử dụng. Một tế bào mặt trời đơn giản tiêu biểu sử dụng một phần ánh sáng mặt trời đểtạo ra dòng điện chạy qua giữa hai lớp chất bán dẫn. Dòng điện này đi ra khỏi tế bào qua các tiếp xúc kim loại và được sử dụng. Khi ánh sáng đi tới một tế bào mặt trời, phần nhiều năng lượng của chúng bịtiêu hao. Một phần ánh sáng bị phản xạ hoặc truyền xuyên qua tế bào. Một phần bịchuyển thành nhiệt. Chỉ phần ánh sáng có bước sóng, hay màu sắc, thích hợp là bịhấp thụ và sau đó chuyển hóa thành điện năng. Bạn có biết? Một loại tế bào mặt trời khác Một số tế bào mặt trời chế tạo từ những lớp chất liệu rất, rất mỏng. Các lớp đómỏng hơn 10 micro mét, hay một phần nghìn của một centi mét. Một số tế bào“màng mỏng” này, giống như các tế bào mặt trời bình thường, có đế rắn phía sau.Một số khác thì có đế chất dẻo. Các tế bào màng mỏng thích hợp cho việc sản xuấtcác tấm pa nô nhẹ cân hoặc dễ uốn dẻo. Chúng còn thích hợp cho việc bao phủ mộtdiện tích lớn, thí dụ như thành tường của các tòa nhà. Pa nô mặt trời hoạt động như thế nào? - Phần 5 Ngược dòng lịch sử Edmond Becquerel nước Pháp là người đầu tiên để ý thấy ánh sáng có thểlàm cho các chất sinh ra điện. Đó là vào năm 1839. Sau đó, các nhà khoa học khácđã bắt tay vào nghiên cứu các ràng buộc giữa ánh sáng, vật chất và điện năng. Mộtngười trong số họ là Albert Einstein. Năm 1905, ông đã giải thích làm thế nào cácnguyên tử hấp thu bức xạ điện từ (thí dụ như ánh sáng) rồi sau đó giải phóng cácelectron. Quá trình này được gọi là hiệu ứng quang điện. Einstein đã giành giảiNobel Vật lí năm 1921 cho công trình nghiên cứu về hiệu ứng này. Các tế bào mặt trời đầu tiên Trang đầu tiên trong bản đăng kí bằng sáng chế tế bào mặt trời của Russell Ohl, năm 1941. Russell Ohl là người đầu tiên đi đến một tế bào mặt trời giống như các tế bàođược sử dụng ngày nay. Ông làm việc tại Phòng thí nghiệm Bell ở New Jersey. Tếbào của ông chế tạo bằng silicon (silicon tìm thấy trong cát và nhiều loại đá). Ônggọi tế bào đó là “một dụng cụ điện nhạy sáng”. Ông đã đăng kí một bằng phátminh cho nó vào năm 1941. 5 năm sau, ông lấy được bằng phát minh. Năm 1954,Phòng thí nghiệm Bell chế tạo tế bào mặt trời thực tiễn đầu tiên. Nó là tế bào đầutiên sản xuất đủ điện năng để chạy các dụng cụ điện thông thường. Tuy nhiên, các tế bào buổi đầu không sản xuất nhiều điện năng. Đồng thời,chi phí sản xuất chúng rất đắt đỏ. Công dụng quan trọng đầu tiên của chúng làtrong các vệ tinh vũ trụ, bắt đầu vào năm 1958. Khi các tế bào trở nên rẻ tiền hơn,chúng mới được sử dụng trong những ứng dụng khác. Nhà máy điện đầu tiên cókhả năng sản xuất 1 megawatt điện năng với các tấm pa nô mặt trời mở cửa ởHesperia, California, năm 1982. Bạn có biết? Edmond Becquerel Edmond Becquerel (ảnh) sống thọ hơn 70 tuổi, từ năm 1820 đến năm 1891.Ông tham gia rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Các lĩnh vực đó bao gồm ánh sáng, điệnhọc và từ học. Sự khám phá của ông ra dòng điện từ ánh sáng xảy ra vào năm 1839,khi ông chỉ mới 19 tuổi. Người con trai Henri của Edmond sau này còn trở nên nổitiếng hơn cả cha mình. Năm 1896, Henri đã khám phá ra sự phóng xạ. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pa nô mặt trời hoạt động như thế nào? - Phần 6 Pa nô mặt trời hoạt động như thế nào? - Phần 6 Bên trong một tế bào mặt trời Các tế bào mặt trời có nhiều kích cỡ khác nhau. Một số loại mỏng hơn mộtcon tem. Một số loại có bề ngang đến 12 cm. Các tế bào mặt trời chế tạo từ một loại chất liệu gọi là chất bán dẫn. Thườngthì chúng chế tạo từ silicon. Các chất bán dẫn có thể dẫn, hoặc mang, dòng điện.Tuy nhiên, chúng không dẫn điện tốt như kim loại. Đó là nguyên do vì sao người tagọi chúng là “bán” (dẫn). Vì chúng chỉ “bán” dẫn dòng điện, nên có thể dùng chúngđể điều khiển dòng điện. Ở mặt trên và mặt dưới của chúng thường có các tiếp xúckim loại, nơi dòng điện có thể chạy qua. Một loại tế bào đơn giản điển hình có hai lớp silicon. Một lớp gọi là loại n.Lớp kia gọi là loại p. Các lớp đó có các tính chất khác nhau. Tế bào mặt trời sản sinh ra điện như thế nào Quá trình sản sinh điện năng bắt đầu khi các nguyên tử silicon hấp thụ mộtphần ánh sáng. Năng lượng của ánh sáng đánh bật một số electron ra khỏi cácnguyên tử. Các electron chạy qua giữa hai lớp. Dòng chạy đó tạo ra một dòng điện.Dòng điện có thể đi ra khỏi tế bào qua các tiếp xúc kim loại và được sử dụng. Một tế bào mặt trời đơn giản tiêu biểu sử dụng một phần ánh sáng mặt trời đểtạo ra dòng điện chạy qua giữa hai lớp chất bán dẫn. Dòng điện này đi ra khỏi tế bào qua các tiếp xúc kim loại và được sử dụng. Khi ánh sáng đi tới một tế bào mặt trời, phần nhiều năng lượng của chúng bịtiêu hao. Một phần ánh sáng bị phản xạ hoặc truyền xuyên qua tế bào. Một phần bịchuyển thành nhiệt. Chỉ phần ánh sáng có bước sóng, hay màu sắc, thích hợp là bịhấp thụ và sau đó chuyển hóa thành điện năng. Bạn có biết? Một loại tế bào mặt trời khác Một số tế bào mặt trời chế tạo từ những lớp chất liệu rất, rất mỏng. Các lớp đómỏng hơn 10 micro mét, hay một phần nghìn của một centi mét. Một số tế bào“màng mỏng” này, giống như các tế bào mặt trời bình thường, có đế rắn phía sau.Một số khác thì có đế chất dẻo. Các tế bào màng mỏng thích hợp cho việc sản xuấtcác tấm pa nô nhẹ cân hoặc dễ uốn dẻo. Chúng còn thích hợp cho việc bao phủ mộtdiện tích lớn, thí dụ như thành tường của các tòa nhà. Pa nô mặt trời hoạt động như thế nào? - Phần 5 Ngược dòng lịch sử Edmond Becquerel nước Pháp là người đầu tiên để ý thấy ánh sáng có thểlàm cho các chất sinh ra điện. Đó là vào năm 1839. Sau đó, các nhà khoa học khácđã bắt tay vào nghiên cứu các ràng buộc giữa ánh sáng, vật chất và điện năng. Mộtngười trong số họ là Albert Einstein. Năm 1905, ông đã giải thích làm thế nào cácnguyên tử hấp thu bức xạ điện từ (thí dụ như ánh sáng) rồi sau đó giải phóng cácelectron. Quá trình này được gọi là hiệu ứng quang điện. Einstein đã giành giảiNobel Vật lí năm 1921 cho công trình nghiên cứu về hiệu ứng này. Các tế bào mặt trời đầu tiên Trang đầu tiên trong bản đăng kí bằng sáng chế tế bào mặt trời của Russell Ohl, năm 1941. Russell Ohl là người đầu tiên đi đến một tế bào mặt trời giống như các tế bàođược sử dụng ngày nay. Ông làm việc tại Phòng thí nghiệm Bell ở New Jersey. Tếbào của ông chế tạo bằng silicon (silicon tìm thấy trong cát và nhiều loại đá). Ônggọi tế bào đó là “một dụng cụ điện nhạy sáng”. Ông đã đăng kí một bằng phátminh cho nó vào năm 1941. 5 năm sau, ông lấy được bằng phát minh. Năm 1954,Phòng thí nghiệm Bell chế tạo tế bào mặt trời thực tiễn đầu tiên. Nó là tế bào đầutiên sản xuất đủ điện năng để chạy các dụng cụ điện thông thường. Tuy nhiên, các tế bào buổi đầu không sản xuất nhiều điện năng. Đồng thời,chi phí sản xuất chúng rất đắt đỏ. Công dụng quan trọng đầu tiên của chúng làtrong các vệ tinh vũ trụ, bắt đầu vào năm 1958. Khi các tế bào trở nên rẻ tiền hơn,chúng mới được sử dụng trong những ứng dụng khác. Nhà máy điện đầu tiên cókhả năng sản xuất 1 megawatt điện năng với các tấm pa nô mặt trời mở cửa ởHesperia, California, năm 1982. Bạn có biết? Edmond Becquerel Edmond Becquerel (ảnh) sống thọ hơn 70 tuổi, từ năm 1820 đến năm 1891.Ông tham gia rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Các lĩnh vực đó bao gồm ánh sáng, điệnhọc và từ học. Sự khám phá của ông ra dòng điện từ ánh sáng xảy ra vào năm 1839,khi ông chỉ mới 19 tuổi. Người con trai Henri của Edmond sau này còn trở nên nổitiếng hơn cả cha mình. Năm 1896, Henri đã khám phá ra sự phóng xạ. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu vật lý vật lý phổ thông giáo trình vật lý bài giảng vật lý đề cương vật lýGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Vật lý đại cương A2: Phần 2 - ThS. Trương Thành
78 trang 121 0 0 -
Giáo trình hình thành ứng dụng điện thế âm vào Jfet với tín hiệu xoay chiều p2
10 trang 55 0 0 -
Giáo trình giải thích việc nôn mửa do phản xạ hoặc do trung khu thần kinh bị kích thích p10
5 trang 54 0 0 -
Giáo trình hình thành đặc tính kỹ thuật của bộ cánh khuấy Mycom trong hệ số truyền nhiệt p2
5 trang 47 0 0 -
Giáo trình Vật lý phân tử và nhiệt học: Phần 1
54 trang 47 0 0 -
Bài giảng Vật lý lớp 10: Chương 4 - Các định luật bảo toàn
6 trang 43 0 0 -
Giáo trình hình thành nguyên lý ứng dụng hệ số góc phân bố năng lượng phóng xạ p4
10 trang 42 0 0 -
Bài giảng Vật lý 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
88 trang 39 0 0 -
Bài giảng Vật lý lớp 10 bài 7: Gia tốc - chuyển động thẳng biến đổi đều
9 trang 38 0 0 -
13. TƯƠNG TÁC GIỮA HAI DÒNG ĐIỆN THẲNG SONG SONG. ĐỊNH NGHĨA ĐƠN VỊ AM-PE
4 trang 36 0 0