Thông tin tài liệu:
Bệnh nhân có những cơn ngất, nhất là khi gắng sức, có thể có co giật kiểu động kinh. -Lấy mạch trong cơn, bằng hoặc dưới 30 lần/phút, ngoài cơn tần số tăng cao hơn, khoảng 40 lần/phút. -Nếu ghi điện tim có thể thấy bloc nhĩ thất độ III, bloc xoang nhĩ, rối loạn chức năng nút xoang, …
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÁC ĐỒ CẤP CỨU NHỊP CHẬM CÓ HỘI CHỨNG STOCKES-ADAMS PHÁC ĐỒ CẤP CỨU NHỊP CHẬM CÓ HỘI CHỨNG STOCKES-ADAMS1.TRIỆU CHỨNG : -Bệnh nhân có những cơn ngất, nhất là khi gắng sức, có thể có co giật kiểu độngkinh.-Lấy mạch trong cơn, bằng hoặc dưới 30 lần/phút, ngoài cơn tần số tăng cao hơn,khoảng 40 lần/phút.-Nếu ghi điện tim có thể thấy bloc nhĩ thất độ III, bloc xoang nhĩ, rối loạn chứcnăng nút xoang, …2.XỬ TRÍ :-Cơn nhẹ và ngắn :+Cho nằm đầu thấp, thở ôxy.+Các thuốc có thể dùng được :*Ephedrin viên 0,01g uống 1 viên, ngày 4-6 lần.*Atropin 0,5-1mg tiêm tĩnh mạch, ngày 4-6 lần.*Isupren viên 10mg ngậm dưới lưỡi 1 viên, ngày 4-6 lần.*Alupent viên 20mg ngậm dưới lưỡi 1 viên, ngày 4-6 lần.-Cơn nặng kéo dài hay tái diễn, có truỵ tim mạch :+Cần chuyển sớm đến bệnh viện để xử trí chuyên khoa, khi cần phải đặt máy tạonhịp. Trong khi chưa đến bệnh viện :+Cho nằm đầu thấp, thở ôxy.+Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch Isuprel 1mg pha trong 250ml serum ngọt đẳngtrương để đưa tần số tim mạch và huyết áp lên. Ngày 1-2 lần. Chú ý khi mạch đãlên tới 80 và huyết áp < 140/90mmHg thì ngừng truyền.3.XỬ TRÍ NẾU NGỪNG TIM : xử trí như ngừng tuần hoàn3.1.Làm thông đường thở : Ngửa đầu bệnh nhân ra phía sau, đẩy hàm dưới raphía trước. Nếu có dị vật trong mồm, nhanh chóng lấy hết ra.3.2.Hồi sinh hô hấp :-Thổi ngạt mồm vào mồm.-Thổi ngạt mồm vào mũi.Tần số thổi là 12-15 lần / phút. Nếu có masque thì úp masque lên mồm và mũibệnh nhân, tiến hành thổi ngạt qua masque; nếu có Ambu hồi sức, ta nên dùngAmbu tiến hành hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân.3.3.Hồi sinh tuần hoàn :-Ép tim ngoài lồng ngực : dùng 2 bàn tay chồng lên nhau, cùi bàn tay đặt đúng vịtrí 1/3 dưới xương ức. Đảm bảo ép xương ức lún xuống 3-5cm đối với người lớn.Tần số ép tim là 60 lần / phút.-Với 1 người cấp cứu, cứ thổi ngạt 2 lần, quay xuống ép tim 10 lần (tỉ lệ 1/5).-Thỉnh thoảng, kiểm tra mạch của bệnh nhân xem có tự đập lại không (không đ ượcquá 5-10 giây). Nếu tim chưa đập lại phải tiếp tục ép tim.3.4.Khi được tăng cường thầy thuốc cấp cứua)Dùng ambu hồi sức tiến hành hô hấp nhân tạo.b)Nếu thấy tim ngừng đập :-Adrenalin 1mg cho vào bơm tiêm, đưa kim vào buồng tim hút ra thấy máu vàobơm tiêm thì đưa thuốc vào.-Tiếp tục ép tim ngoài lồng ngực và kiểm tra xem tim có đập lại khôn g ? (từ 5-10giây).c)Song song với động tác trên, cho ghi điện tim.d)Nếu phát hiện rung thất : phá rung bằng điện 150j, 200j, 300j.e)Nếu ngừng tâm thu :-Ép tim ngoài lồng ngực+Adrenalin 1mg pha trong 10ml Ringer lactate tiêm thẳng vào buồng tim hay vàotĩnh mạch, nếu tim vẫn không đập lai thì cứ 5-10 phút tiêm lại 1 lần.+Natri bicarbonat 8,4% 50-100ml, truyền rỏ giọt tĩnh mạch và cho các thuốc cầnthiết theo chỉ định (thuốc duy trì hoạt động của tim và chống loạn nhịp).g)Nếu phân ly điện-cơ (nhịp hấp hối) : điều trị như ngừng tâm thu.h)Khi tim đập lại rồi :-Huyết áp thấp < 80mmHg : truyền rỏ giọt tĩnh mạch Dopamin 200mg trong500ml Ringer lactat. Hoặc Nor-Adrenalin 2mg trong dung dịch đó Đưa huyết áptâm thu lên 100-120mmHg.-Thở chưa tốt : chuẩn bị chu đáo và đặt nội khí quản nhanh tiến hành hô hấp nhântạo.i)Vận chuyển bệnh nhân về bệnh viện gần nhất nếu điều kiện cho phép. Khi dichuyển vẫn bảo đảm theo dõi và hồi sức tích cực.