Danh mục

Phạm Tuyên: Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 206.16 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong lời bạt cho tập nhạc "Cánh én tuổi thơ" của nhạc sĩ Phạm Tuyên, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết: "Cuộc đời Phạm Tuyên là một pho tiểu thuyết bề bộn với rất nhiều cung bậc. Có thể tóm tắt bằng hai câu thơ xuất thần của Phạm Tiến Duật, một trong những thính giả rất yêu âm nhạc của ông: "Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng/ Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay...". Ngõ 40 Vạn Bảo trên tầng 3 có một không gian đầy ắp màu xanh. Ở đó, khi bước chân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phạm Tuyên: "Cây cúc đắng" quên lòng mình đang đắng Phạm Tuyên: Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng Trong lời bạt cho tập nhạc Cánh én tuổi thơ của nhạc sĩ Phạm Tuyên, nhà thơTrần Đăng Khoa có viết: Cuộc đời Phạm Tuyên là một pho tiểu thuyết bề bộn với rấtnhiều cung bậc. Có thể tóm tắt bằng hai câu thơ xuất thần của Phạm Tiến Duật, mộttrong những thính giả rất yêu âm nhạc của ông: Cây cúc đắng quên lòng mình đangđắng/ Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay.... Ngõ 40 Vạn Bảo trên tầng 3 có một không gian đầy ắp màu xanh. Ở đó, khibước chân vào, ta như cảm nhận được cái nhỏ nhắn, chật chội nhưng ngăn nắp sạch sẽcủa một người Hà Nội cũ, một trí thức Hà thành trong một góc Hà Nội cổ. Những căn phòng nhỏ bé bốn phía là những kệ sách xếp từ sàn cao lên tới đỉnhnhà. Những bức tranh xinh xắn, những pho tượng của chủ nhân, và cây dương cầm nơicửa sổ nhìn ra ban công xanh mướt cây lá. Phòng nào trong căn hộ bé nhỏ này cũng cómột ô cửa sổ rộng ghé ra ban công đầy màu xanh. Lạc vào nơi này, thấy tâm hồn mình bỗng dưng thư thái kỳ lạ, như thể ngoàikia, chưa bao giờ có một Hà Nội đông đúc phố xá ồn ào, như thể ngàn năm nay, HàNội vẫn bình yên, mơ mộng và dịu dàng một vẻ đẹp thanh bình sau những ô cửa ấy. Đó là ngôi nhà của nhạc sỹ Phạm Tuyên - người từng được bạn bè và côngchúng yêu âm nhạc ái mộ ông gọi ông là kẻ sỹ của đất Bắc Hà. Nhạc sỹ Phạm Tuyên ra tận cầu thang đón tôi. Không lạc đi trong những cảmnhận của tôi về ông khi theo dõi cả một đời nhạc đồ sộ dọc theo suốt chiều dài lịch sửcủa đất nước. Dáng cao cao thanh thoát, mái tóc nhuộm đen óng chải ngược lên kỹlưỡng, nước da hồng hào không đồi mồi làm cho ngoại hình của ông trẻ hơn hàng chụctuổi. Tuổi thơ hạnh phúc Nhạc sỹ Phạm Tuyên là con thứ 9 của Chủ bút báo Nam Phong - vị Thượng thưtriều đình Huế Phạm Quỳnh. Sinh ra trong một gia đình nổi tiếng, Phạm Tuyên đã trảiqua những năm tháng ấu thơ thật hạnh phúc và ngọt ngào. Mẹ ông, bà Lê Thị Vân vẫn thường kể cho các con cháu nghe sự kiện đáng nhớngày bà sinh cậu con trai thứ 9 Phạm Tuyên. Đó là ngày 12/1/1930, tại căn nhà số 5phố Hàng Da, Hà Nội, bà Vân trở dạ sinh ra một cái bọc. Khi lọt lòng mẹ, cậu béPhạm Tuyên vẫn nằm gọn trong bọc ối chưa vỡ, bà đỡ phải gỡ cái bọc ra mới đónđược cậu bé khôi ngô có đôi mắt to tròn đen láy. Sự kiện sinh ra trong một cái bọc đã làm cho cha mẹ cậu bé chú ý đến cậu nhiềuhơn trong đàn con đông đúc 13 đứa của mình (vợ chồng Phạm Quỳnh sinh được 16người con, nhưng nuôi được 13, bao gồm 5 trai và 8 gái. Phạm Quỳnh vẫn thường gọiyêu các con là 5 chú voi và 8 nàng tiên). Chủ bút báo Nam Phong Phạm Quỳnh đã thầm nghĩ về cậu con trai bé nhỏ vớibiết bao hy vọng cậu bé sẽ làm nên sự nghiệp trong tương lai. Những ngày tháng đầutiên trong tuổi ấu thơ hạnh phúc của mình, cậu bé Phạm Tuyên lớn lên ở phố ĐườngThành, Hàng Bông, chợ Hàng Da, nơi có cột đồng hồ cổ kính và đặc biệt là có rạp hátOlympia (nay là rạp Hồng Hà thuộc Nhà hát Tuồng Trung ương) mà các nhạc sỹ thờikỳ đầu Tân nhạc Trần Ngọc Quang, Đặng Thế Phong... từng đến giới thiệu tác phẩmmới. Phải chăng, những nốt nhạc vang lên ở nơi hội ngộ các bậc anh tài trong âmnhạc đã theo suốt cuộc đời của cậu bé Phạm Tuyên để rồi không ngẫu nhiên mà thành,ông là người con duy nhất trong gia đình họ Phạm theo đuổi con đường âm nhạc và trởthành một nhạc sỹ danh tiếng. Người cha Phạm Quỳnh yêu thương các con bằng một tình yêu đặc biệt. Ôngchăm chút cho các con, tôn trọng tự do tuyệt đối của các con, tạo mọi điều kiện chocác con phát huy thiên hướng của mình mà không hề có bất cứ một áp đặt nào. Từ đầu thập kỷ 30 của thế kỷ trước, Phạm Quỳnh được bổ nhiệm làm Thượngthư triều đình Huế. 6 tuổi, Phạm Tuyên theo gia đình cùng cha vào Huế, ở tại một biệtthự có khuôn viên hoa lá xanh tươi bên bờ sông An Cựu tên là Hoa Đường. Ở Huế, Phạm Tuyên học tại Trường Tiểu học Paul Bert gần cổng Thượng Tứ.Tại đây, những giờ học âm nhạc với thầy Phán đã mang tới cho cậu học trò Hà thànhthế giới âm thanh đặc biệt của các bản cổ nhạc Lưu Thủy, Kim Tiền, Xuân Phong,Long Hổ, Tứ Đại Cảnh qua cây đàn nguyệt. Tan học về nhà, hồn cậu lại ngập tràn cổ nhạc trong tiếng đàn tranh của 8 nàngtiên là các chị gái khi họ chăm chỉ luyện đàn dưới sự hướng dẫn của nghệ sỹ Tôn NữLệ Minh - phu nhân của tác giả Tiếng thu nổi tiếng Lưu Trọng Lư. Cả nhà có hẳn một ban nhạc, mỗi khi ai đó cất giọng, mọi người lại thích hátbè, tạo nên những hòa âm tuyệt vời. Các con trai còn được theo cha đi săn bắn, bơi lộivà câu cá trước dòng sông An Cựu. Đi theo Cách mạng và làm nên nghiệp lớn Tuổi thơ ấu êm đềm và ngập tràn hạnh phúc của cậu bé Phạm Tuyên trôi qua.Năm 15 tuổi, một biến cố lớn trong gia đình, cha ông, Phạm Quỳnh mất, sau đó mộtthời gian không lâu, mẹ ông, người đàn bà ở miền ...

Tài liệu được xem nhiều: