Danh mục

Phần 1 - Nhạc Lý Căn Bản

Số trang: 3      Loại file: doc      Dung lượng: 4.00 KB      Lượt xem: 32      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tôi cũng đã từng bôn ba tứ xứ và từng thử đủ mọi con đường để trở thành một cao thủ chơi Guitar, tôi biết là tôi có thừa niềm đam mê và đôi tay khéo léo, nhưng qua suốt gần 5 năm- 5:60= 1/12 cuộc đời, số vốn mà tôi dắt vai vẫn chỉ có hơn chục bài đệm hát, vài bài classic đánh theo lối đơn giản, mặc dù tôi có thể đệm ứng tác hầu như bất kỳ bài hát nào tôi đã nghe, nhưng đạt đến độ thấm vào lòng người thì không có. Tại sao...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phần 1 - Nhạc Lý Căn Bản Phần 1 - Nhạc Lý Căn Bản Tôi cũng đã từng bôn ba tứ xứ và từng thử đủ mọi con đường để trở thành một cao thủ chơi Guitar, tôi biết là tôi có thừa niềm đam mê và đôi tay khéo léo, nhưng qua suốt gần 5 năm- 5:60= 1/12 cuộc đời, số vốn mà tôi dắt vai vẫn chỉ có hơn chục bài đệm hát, vài bài classic đánh theo lối đơn giản, mặc dù tôi có thể đệm ứng tác hầu như bất kỳ bài hát nào tôi đã nghe, nhưng đạt đến độ thấm vào lòng người thì không có. Tại sao ? Tôi cũng không thể đệm chung với bất kỳ người nào khác, không thể trả lời hầu hết những câu hỏi mà bọn nhóc đệ tử chẳng hiểu tý gì về hay hỏi tôi ( chúng có đi học thầy ). Tại sao ! ~~~> Con đường trở thành cao thủ không thể bỏ qua bước Nhạc lý ! Và mình đã học được những gì hầu hết mình sẽ dần truyền lại cho các bạn, dù đây cũng chỉ là copy từ một kẻ copy nào đấy, nhưng những gì cơ bản hầu hết cũng chỉ có thế ! Mình sẽ chỉ nhắc lại một số khái niệm cần thiết. Bạn có thể tham khảo thêm ở đây. Các nốt nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO, RE, MI, FA, SOL, LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, XON, LA, XI. Để ghi trường độ tương đối giữa các âm thanh, người ta dùng các dấu nhạc với 7 hình dạng khác nhau: Dấu tròn, dấu trắng, dấu đen, dấu móc đơn, dấu móc đôi, dấu móc ba, dấu móc tư. Mình thấy trên wiki còn có vài nốt nữa, dài hơn dấu tròn, nhưng chưa bao giờ thấy trên bản nhạc, các bạn theo link sau để xem đầy đủ:http://en.wikipedia.org/wiki/Note_value Dấu tròn lâu bằng 2 dấu trắng Dấu trắng lâu bằng 2 dấu đen Dấu đen lâu bằng 2 dấu móc đơn Dấu móc đơn lâu bằng 2 dấu móc đôi Dấu móc đôi lâu bằng 2 dấu móc ba Dấu móc ba lâu bằng 2 dấu móc tư Dấu lặng : là những ký hiệu cho biết phải ngưng, không diễn tấu âm thanh trong một thời gian nào đó. Các dấu lặng trong thời gian tương ứng với dạng dấu nhạc nào, thì cũng có tên gọi tương tự. Dấu chấm : là ký hiệu đi sau dấu nhạc, hoặc dấu lặng, có giá trị bằng nửa trường độ ký hiệu đi trước nó. Ví dụ : Khoá nhạc : dùng để xác định tên các dấu nhạc ghi trên khuông nhạc. Khoá nhạc được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc. Có 3 loại chính là khoá Sol, khoá Fa và khoá Do, nhưng có lẽ bạn chỉ cần chú ý đến khoá Sol là đủ. Các khóa kia dùng cho các nhạc cụ khác do giới hạn về cao độ của mỗi khóa Khóa Sol Khóa Fa Dấu thăng : (#) làm tăng lên nửa cung. Dấu giáng : (b) làm giảm xuống nửa cung. Ở đây bạn chỉ cần lưu ý một điều là khi các dấu hoá này (thăng, giáng) thì các nốt nhạc trên dòng hoặc khe có dấu hoá đều biến đổi. Các nốt nhạc:

Tài liệu được xem nhiều: