Danh mục

Phân biệt viêm mũi dị ứng với viêm xoang

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 176.73 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm mũi dị ứng là một bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều hơn ở tuổi thanh niên và trung niên. Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng thường mắc bệnh mạn tính, kéo dài và gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh nhất là có một số triệu chứng có khi xảy ra liên tiếp trong một thời gian ngắn nhưng gây khó chịu như hắt hơi, sổ mũi. Viêm mũi dị ứng đôi khi dễ nhầm với bệnh viêm xoang.Nguyên nhân của viêm mũi dị ứng là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân biệt viêm mũi dị ứng với viêm xoang Phân biệt viêm mũi dị ứng với viêm xoang Các biểu hiện của viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng là một bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều hơnở tuổi thanh niên và trung niên. Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểmcho người bệnh nhưng thường mắc bệnh mạn tính, kéo dài và gây nhiềuphiền toái, khó chịu cho người bệnh nhất là có một số triệu chứng có khi xảyra liên tiếp trong một thời gian ngắn nhưng gây khó chịu như hắt hơi, sổ mũi.Viêm mũi dị ứng đôi khi dễ nhầm với bệnh viêm xoang. Nguyên nhân của viêm mũi dị ứng là gì? Có một số giả thuyết giải thích về nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủyếu do phản ứng của cơ thể khi gặp vật lạ (dị nguyên) đối với cơ thể, ví dụ nhưbụi, phấn hoa, lông chó, mèo, bào tử nấm (nấm mốc)... Những tác nhân nàythường đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn khi gặp kháng thể(có trong cơ thể) tương ứng thì xảy ra hiện tượng phản ứng. Hiện tượng phản ứngdị ứng này xảy ra ngay ở lớp nhày niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên nhưmũi, họng, xoang... gây nên hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc. Viêm mũi dịứng có liên quan đến các cơ địa dị ứng. Thông thường người bị viêm mũi dị ứnggặp ở người có cơ địa dị ứng nhiều hơn như viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, tổđỉa... Chính vì vậy cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị bệnh viêmmũi dị ứng nhưng cũng có người không bị. Các tác nhân gây kích thích cũng cóthể theo đường hô hấp nhưng cũng có thể vào cơ thể theo đường qua da, hoặc theođường ăn uống. Biểu hiện của viêm mũi dị ứng như thế nào? Hầu hết người bị viêm mũi dị ứng có nhiều triệu chứng giống nhau nhưngứa mũi, chảy mũi nước, đặc biệt là hắt hơi hàng tràng liền. Nếu đã thành mạntính thì có thể nghẹt mũi gần như thường xuyên, ù tai, nhức đầu (dễ nhầm vớiviêm xoang). Một số trường hợp viêm mũi mạn tính kéo dài có thể có hiện tượngloạn khứu giác (mất mùi) hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi. Người ta phân viêm mũi dị ứng thành 2 loại chính là viêm mũi dị ứng theomùa và viêm mũi dị ứng có quanh năm. Viêm mũi dị ứng theo mùa là tùy thuộcvào thời tiết từng mùa xuất hiện các loại dị nguyên trong gió như phấn hoa, nấmmốc.. . Viêm mũi dị ứng quanh năm tức là mùa nào cũng có thể bị viêm mũi dịứng do có liên quan đến một số dị ứng nguyên như côn trùng (mò, mạt, bọ chét,ve...), bụi trong nhà, lông súc vật nuôi trong nhà nhất là lông của mèo, chó... Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gâynhiều phiền toái cho người bệnh và do vậy ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Viêm mũidị ứng nếu không được điều trị thoả đáng thì nó cũng là một trong những nguyênnhân dẫn đến viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang... Cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng đa dạng và nhiều nguyên nhân, những trường hợp có cơđịa dị ứng cần cảnh giác cao với viêm mũi dị ứng. Để góp phần hạn chế bị viêmmũi dị ứng không nên nuôi chó, mèo trong nhà. Hạn chế đến mức tối đa khôngtiếp xúc với chúng. Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm. Nhà ở cầnthoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt nếu làm được như vậy sẽ hạn chế nấm mốc pháttriển. Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và saukhi ngủ dậy. Hạn chế đến mức tối đa hút thuốc lá, thuốc lào. Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với bụi. Cần đeo khẩu trang khi quét dọn nhàvà lúc ra đường. Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữấm cơ thể (mặc ấm) nhất là vùng cổ, mũi. Khi bị bệnh viêm mũi dị ứng nên đikhám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng. Không nên tự chẩn đoán bệnh cho mìnhvà tự mua thuốc để điều trị. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: