Danh mục

Phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở Việt Nam - TS. Trần Chí Trung

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 242.06 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi là một trong những yêu cầu đảm bảo cho các hệ thống công trình thuỷ lợi phát huy hiệu quả đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác. Trên cơ sở phân tích hệ thống tổ chức quản lý và thực tiễn phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, bài báo "Phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở Việt Nam" đưa ra một số kiến nghị để thực hiện phân cấp quản lý khai thác nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở nước ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở Việt Nam - TS. Trần Chí Trung Phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở Việt Nam TS. Trần Chí Trung Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam Tóm tắt: Phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi là một trong những yêu cầu đảm bảo cho các hệ thống công trình thuỷ lợi phát huy hiệu quả đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác. Trên cơ sở phân tích hệ thống tổ chức quản lý và thực tiễn phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, bài báo này đưa ra một số kiến nghị để thực hiện phân cấp quản lý khai thác nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở nước ta. Đặt vấn đề Nhiều công trình thuỷ lợi ở nước ta hiện nay có hiệu quả tưới thấp. Nguyên nhân cơ bản đối với hiệu quả thấp ở các công trình thuỷ lợi là do yếu tố thể chế hơn là yếu tố kỹ thuật [1]. Do vậy, cần phải tìm ra hệ thống thể chế, mô hình quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống tưới. Huppert và các cộng sự [2] đã khuyến nghị việc quản lý công trình thuỷ lợi hiệu quả không chỉ đơn thuần là thiết kế một tổ chức quản lý thích hợp, mà cần phải tạo nên một mô hình gồm nhiều tổ chức khác nhau, được phân cấp nhiệm vụ và quyền lợi rõ ràng nhưng lại hoạt động và kết hợp với nhau trong một khung thể chế thống nhất phù hợp. Phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi là sự phân công trách nhiệm từ các cơ quan quản lý công trình thủy lợi Trung ương cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới, ở địa phương. Việc phân cấp quản lý cho các tổ chức quản lý địa phương là cơ sở để thực hiện chuyển giao trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi cho các tổ chức hợp tác dùng nước thực hiện quan điểm, chủ trương của thế giới và trong nước về quản lý công trình thuỷ lợi. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy việc phân công, phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi là cần thiết. Đây là một trong những yêu cầu đảm bảo cho các hệ thống công trình thuỷ lợi phát huy hiệu quả đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp. Thực tế đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất theo hướng công ty không quản lý các công trình thuỷ lợi mà năng lực của cộng đồng có thể quản lý, để tinh giảm biên chế, giảm chi phí quản lý, tăng thu nhập, tạo điều kiện để củng cố và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện nay Theo số liệu của Cục Thuỷ lợi, hiện nay cả nước có 93 công ty khai thác công trình thuỷ lợi (trong đó có 3 công ty liên tỉnh trực thuộc Bộ NN&PTNT, còn lại là các công ty trực thuộc UBND cấp tỉnh), một số tổ chức sự nghiệp và hàng vạn Tổ chức hợp tác dùng nước (TCHTDN). Trong những năm qua, tiếp tục thực hiện lộ trình sắp xếp, đổi mới hoạt động của doanh nghiệp các địa phương tiếp tục đổi mới, kiện toàn các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và củng cố tổ chức hoạt động của các tổ chức hợp tác dùng nước. Một số tỉnh đã kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về thuỷ lợi như Thừa Thiên Huế, Hà Giang, Bắc Cạn, Phú Yên đã thành lập các chi cục thuỷ lợi hoặc kiện toàn về tổ chức như Quảng Ngãi. Các địa phương khác chưa có chi cục thuỷ lợi cũng đang trong qúa trình xây dựng đề án thành lập chi cục thuỷ lợi. Các doanh nghiệp KTCTTL thường xuyên chịu tác 1 động của các chủ trương, chính sách mới, dẫn đến việc thường xuyên đưa vào diện được xem xét tách, nhập, tổ chức lại. Một số tỉnh đã thực hiện đổi mới, sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi (KTCTTL) trong tỉnh như TP. Hà Nội sau khi sáp nhập còn 4 doanh nghiệp KTCTTL liên huyện: Sông Đáy, Sông Tích, Sông Nhuệ và Quản lý, đầu tư thuỷ lợi Hà Nội; tỉnh Hải Dương sát nhập các công ty KTCTTL huyện thành công ty KTCTTL tỉnh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc tách, nhập là do ý chí chủ quan, tuỳ tiện thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn. Việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và chuyển đổi hình thức hoạt động của các doanh nghiệp KTCTTL theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 còn chưa thống nhất giữa các địa phương, còn lúng túng trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp để chuyển đổi cho phù hợp. Các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi của nhà nước đang tồn tại, về bản chất hoạt động cơ bản là như nhau, song được khoác nhiều tên gọi khác nhau như: Công ty KTCTTL, trung tâm khai thác thuỷ lợi, ban quản lý công trình thuỷ lợi, công ty cổ phần.... Sự khác biệt về tên gọi không có ý nghĩa nhiều về thực thi chủ trương đa dạng hoá quản lý công trình thuỷ lợi. Nhìn chung tiến độ đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp KTCTTL còn chậm. Theo báo cáo của Cục thuỷ lợi, đến nay hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị quản lý KTCTTL chưa thực hiện đổi mới tổ chức và giảm bớt được số lượng công nhân quản lý thuỷ nông. Nhiều địa phương chưa thành lập các TCHTDN để quản lý các công trình thuỷ lợi nhỏ và công trình thuỷ lợi nội đồng ở những hệ thống công trình thuỷ lợi vừa và lớn (Bắc Cạn, Lai Châu, Hà Giang, Cà Mâu, Hà Tĩnh...). Ở một số địa phương, UBND xã hoặc thôn quản lý các công trình thuỷ lợi nhỏ và công trình thuỷ lợi nội đồng trong bàn xã, trong khi UBND xã và thôn không phải là các TCHTDN. Nhiều địa phương ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long các tổ thuỷ nông quản lý công trình thuỷ lợi nội đồng trong bàn xã. Các tổ thuỷ nông này chưa phải là các tổ chức hợp tác dùng nước hoàn chỉnh. Việc thực hiện Nghị định 115/2009/NĐ-CP của Chính phủ về miễn giảm thuỷ lợi phí còn gặp nhiều vướng mắc ở các địa phương. Đối với phần kinh phí cấp cho các doanh nghiệp KTCTTL không có nhiều vướng mắc, tuy nhiên việc triển khai phân bổ kinh phí cho các tổ chức hợp tác dùng nước và các đơn vị quản lý KTCTTL không phải là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: