Danh mục

Phan Châu Trinh

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 235.36 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phan Châu Trinh (còn được gọi Phan Chu Trinh; 1872–1926), hiệu là Tây Hồ, Hy Mã , tự là Tử Cán. Ông là nhà thơ, nhà văn, và là chí sĩ thời cận đại trong lịch sử ViệtNam. Thân thế.Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872[1], người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam. Cha ông là Phan Văn Bình, làm chức Quản cơ sơn phòng, sau tham gia phong trào Cần Vương trong tỉnh, làm Chuyển vận sứ đồn A Bá (Tiên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phan Châu Trinh Phan Châu Trinh Phan Châu Trinh (còn được gọi Phan Chu Trinh; 1872–1926), hiệu là Tây Hồ,Hy Mã , tự là Tử Cán. Ông là nhà thơ, nhà văn, và là chí sĩ thời cận đại trong lịch sửViệtNam. Thân thế Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872[1], người làng Tây Lộc, huyệnTiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam. Cha ông là Phan Văn Bình, làm chức Quản cơ sơn phòng, sau tham gia phongtrào Cần Vương trong tỉnh, làm Chuyển vận sứ đồn A Bá (Tiên Phước) phụ trách việcquân lương. Mẹ ông là Lê Thị Trung (Chung ?), con gái nhà vọng tộc, thông thạo chữHán, ở làng Phú Lâm, huyện Tiên Phước. Thân mẫu ông mất sớm vào năm ông lên 6 tuổi. Quê nhà bị quân Pháp đốt cháytrong cuộc trấn áp phong trào Cần vương, nên ông phải theo cha, được cha dạy chữ vàdạy võ. Sau khi cha mất[2], ông trở về quê sống với anh là Phan Văn Cừ và tiếp tục đihọc. Ông nổi tiếng học giỏi, năm 27 tuổi, được tuyển vào trường tỉnh và học chungvới Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng. Sự nghiệp Khoa Canh Tý (1900), Phan Châu Trinh đỗ cử nhân thứ ba ở trường ThừaThiên. Năm sau (1901), triều đình mở ân khoa, ông đỗ phó bảng, đồng khoa với tiến sĩNgô Đức Kế và phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Khoảng thời gian này, người anh cả mấtnên ông về để tang, ở nhà dạy học đến năm Quý Mão (1903) thì được bổ làm Thừabiện Bộ Lễ. Vào Nam, ra Bắc, sang Nhật Là người có học vấn, lại tiếp xúc với nhiều người có tư tưởng canh tân và đọcđược các tân thư[3], năm 1905, ông từ quan, rồi cùng với hai bạn học là Trần Quý Cápvà Huỳnh Thúc Kháng (cả hai đều mới đỗ tiến sĩ năm 1904) làm một cuộc Nam du,với mục đích xem xét dân tình, sĩ khí và tìm bạn đồng chí hướng. Đến Bình Định, gặp kỳ khảo hạch thường niên của tỉnh, ba ông lẩn vào cáckhóa sinh. Vào trường thi, Phan Châu Trinh làm một bài thơ, còn hai bạn thì làmchung một bài phú. Cả ba đều ký tên giả là Đào Mộng Giác. Nội dung bài không theođầu đề, mà chỉ kêu gọi sĩ tử đang đắm đuối trong khoa trường và danh lợi, hãy tỉnhdậy lo giải phóng giống nòi khỏi cảnh lao lung[4] Các tỉnh quan Nam triều hoảng sợ, đem bài trình cho viên Công sứ Pháp, đồngthời ra lệnh truy tìm tác giả, nhưng ba ông đã rời khỏi Bình Định, tiếp tục đi vào cáctỉnh phía Nam Trung Kỳ. Trên đường đi, ba ông lần lượt kết giao với Trương Gia Mô,Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi và hai con trai của danh sĩ Nguyễn Thông là NguyễnTrọng Lội, Nguyễn Quý Anh. Sau cuộcNamdu, Phan Châu Trinh ra Nghệ-Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nội để gặpgỡ và hội ý với các sĩ phu tiến bộ, rồi lên căn cứ Đề Thám quan sát tình hình, nhưngthấy khó có thể tồn tại lâu dài[5]. Năm 1906, ông bí mật sang Quảng Đông (Trung Quốc) gặp Phan Bội Châu,trao đổi ý kiến rồi cùng sang Nhật Bản, tiếp xúc với nhiều nhà chính trị tại đây (trongsố đó có Lương Khải Siêu) và xem xét công cuộc duy tân của xứ sở này[6]. Phát động phong trào Duy Tân Mùa hè năm 1906, Phan Châu Trinh về nước. Việc làm đầu tiên là gửi một bứcchữ Hán (quen gọi là Đầu Pháp chính phủ thư) cho Toàn quyền Paul Beau vạch trầnchế độ phong kiến thối nát, yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải thay đổi thái độ đối vớisĩ dân nước Việt và sửa đổi chính sách cai trị để giúp nhân dân Việt từng bước tiến lênvăn minh. Sau đó, với phương châm “tự lực khai hóa” và tư tưởng dân quyền, Phan ChâuTrinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnhlân cận để vận động cuộc duy tân. Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là: Chấn dânkhí, khai dân trí, hậu dân sinh. Phương thức hoạt động của phong trào là bất bạo động,công khai hoạt động nhằm khai hóa dân tộc, cải cách trên mọi lãnh vực, khuyến khíchgiáo dục bỏ lối học từ chương, phát động phong trào học Quốc ngữ, mở mang côngthương nghiệp, chấn hưng công nghệ, bỏ mê tín dị đoan, kêu gọi cắt tóc ngắn, cắtngắn móng tay,... Thời gian này, ông viết bài Tỉnh quốc hồn ca, kêu gọi mọi người duy tân theohướng dân chủ tư sản như vừa lược kể[5]. Hưởng ứng, ở QuảngNamvà các tỉnh lân cận, nhiều trường học, thư xã, thươnghội, hội nghề nghiệp...lần lượt được lập ra. Tháng 7 năm 1907, Phan Châu Trinh nhận lời mời ra Hà Nội tham gia diễngiảng mỗi tháng 2 kỳ ở Đông Kinh nghĩa thục. Bị giam lần thứ nhất Tháng 3 năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra, và bị nhà cầmquyền Pháp sai quân đi đàn áp dữ dội. Phan Châu Trinh cùng nhiều thành viên trongphong trào Duy Tân bị nhà cầm quyền buộc tội là đã khởi xướng nên đều bị bắt[7] Phan Châu Trinh bị bắt ở Hà Nội, giải về Huế. Tòa Khâm sứ Huế vàNamtriềuđều muốn khép ông vào tội chết. Nhưng nhờ sự can thiệp của những người Pháp cóthiện chí và những đại diện của Hội Nhân quyền tại Hà Nội, họ buộc lòng phải kếtông án “trảm giam hậu, lưu tam thiên lý, ngộ xá bất nguyên” (nghĩa là tội chém nhưngchỉ giam lại, đày xa b ...

Tài liệu được xem nhiều: