Thông tin tài liệu:
Vị trí công tác đất trong xây dựng Thủy lợi. - Quá trình thi công các công trình thủy lợi đều phải tiến hành công tác đào và đắp đất. Dù là những công trình bằng bê tông, bê tông cốt thép, công trình đá, đặc biệt là công trình đất thì khối lượng công trình đào đắp vẫn chiếm 1 tỉ lệ rất lớn. Ví dụ như: Thác Bà: 1.405.000 m3 Cẩm Ly: 79.000 m3 Phú Ninh: (3 - 5).106 m3 riêng đập đắp 2,5.106 m3 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHẦN II : CÔNG TÁC ĐẤT_CHƯƠNG 6 : KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐẤT PHẦN II : CÔNG TÁC ĐẤT Chương 6 : KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐẤT6.1 Vị trí công tác đất trong xây dựng Thủy lợi, phân loại và cấp đất: 6.1.1 Vị trí công tác đất trong xây dựng Thủy lợi. - Quá trình thi công các công trình thủy lợi đều phải tiến hành công tác đào và đắp đất.Dù là những công trình bằng bê tông, bê tông cốt thép, công trình đá, đặc biệt là công trình đấtthì khối lượng công trình đào đắp vẫn chiếm 1 tỉ lệ rất lớn. Ví dụ như: Thác Bà: 1.405.000 m3 Cẩm Ly: 79.000 m3 Phú Ninh: (3 - 5).106 m3 riêng đập đắp 2,5.106 m3Đặc điểm của thi công đập đất: 1. Khối lượng lớn cường độ thi công cao n 2. Hiện tượng thi công chật hẹp (do nằm trên phạm vi hố móng) gây trở ngại cho việc đào và vận chuyển đất. .v 3. Mức độ cơ giới hóa thi công phải cao, thời gian thi công hạn chế. 4. Yêu cầu chất lượng khối đắp cao nhất là công trình có cột nước lớn. 5. Công tác thi công đất chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên như điều kiện địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, thời tiết và khả năng cung ứng nhân lực vật lực v.v ... ld Yêu cầu chất lượng đào đắp cao, thời gian thi công hạn chế. - Không những hiện nay và trong tương lai việc thi công đất vẫn chiếm 1 vị trí rấtquan trọng trong xây dựng thủy lợi bởi vì có ưu điểm sau: co + Có thể tiết kiệm được sắt thép, xi măng là những thứ đắt tiền khó mua. Dùng vậtliệu tại chỗ giảm được phí tổn vận chuyển từ nơi xa đến. Sử dụng công cụ, thiết bị sức ngườitương đối cơ động & linh hoạt + Kỹ thuật thi công đơn giản (công nghệ thi công tương đối giản đơn) + Nhân dân ta có nhiều khái niệm về công tác thi công đất. n 6.1.2 Phân loại và phân cấp đất các thông số chủ yếu: - Mục đích: Dùng để tiện cho việc chọn thiết bị, tra cứu định mức, lập dự toán, lập kế .vhoạch tổng tiến độ thi công trong thiết kế tổ chức thi công. - Dựa vào phương pháp thi công người ta phân cấp đất như sau: + Thi công đất bằng phương pháp thủ công chia ra làm 4 cấp đất I, II, III, IV với 9 wnhóm đất. + Dùng cho công tác đào xúc, vận chuyển đắp đất bằng máy có 4 cấp đất. - Phân loại đất dựa vào cấu tạo của đất.w Cấu tạo của đất rất phức tạp gồm 3 thành phần hạt cứng, nước và khí. Trạng thái,tính chất của đất thay đổi theo thời gian do tác dụng của tự nhiên và con người. Việc phân loạiđất được nghiên cứu trong các giáo trình cơ học đất địa chất công trình. - Những thông số đánh giá tính chất cơ lý của đất bao gồm:w + Khối lượng riêng γ = 2,35 ∼ 3,3 t/m3 + Khối lượng riêng khô γK = 1,45 ∼ 1,9 t/m3 + Hệ số tơi kt > 1 = Vt /v = Thể tích đất tơi/Thể tích trước khi đào = f ( loại đất ... ).Khi cần chuyển đổi thể tích đất từ thể tơi sang thể chắc người ta sử dụng hệ số ảnh hưởng tơi. + Độ ẩm của đất w: là thông số quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng khối đắp. + Lực dính và góc nội ma sát trong f = tgϕ: là yếu tố cơ bản quyết định mái dốc côngtrình đất và ảnh hưởng đến mức độ đào khó hay dễ vận chuyển đất. + Lực dính: đất dính ký hiệu C tính bằng KN/cm2 , KG/cm26.2 Các phương pháp thi công cơ bản về đất:6.2.1 Các khâu cơ bản trong quá trình thi công đất, yêu cầu chất lượng khối đất đắp: 79 www.vncold.vn Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Quá trình thi công đất thường gặp 3 khâu cơ bản là đào, đắp, vận chuyển Khâu đào: thường gặp là đào móng, kênh mương, đào khai thác vật liệu, đào đất dọn mặt bằng thi công. Khâu đắp: đắp đập để kênh mương, đắp đường v . v . . . Khâu vận chuyển: là khâu trung gian của 2 khâu nói trên . - Yêu cầu khối lượng khối đất đắp cần thỏa mãn các yêu cầu sau; + Khối đất đắp phải chặt, hệ số thấm phải nhỏ và phù hợp với qui định thiết kế . + Khối đắp phải ổn định dưới tác dụng của nước, không được nứt nẻ nghiêm ...