Phân lập tuyển chọn Bacillus spp. nội sinh rễ cây lúa ứng dụng phân bón vi sinh
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 411.55 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Từ rễ lúa thu thập từ Long An và Bình Thuận, phân lập được 3 chủng vi khuẩn nội sinh, nghi ngờ thuộc chi Bacillus. Các chủng thể hiện hoạt tính phân giải phosphate vô cơ khó tan, sinh IAA và kháng nấm gây bệnh đốm nâu Curvularia lunata và Curvularia geniculata trên lúa trong các thử nghiệm in vitro. Chủng B1 thể hiện hoạt tính mạnh nhất được giải trình tự gene 16S rRNA và định danh là Bacillus aryabhattai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân lập tuyển chọn Bacillus spp. nội sinh rễ cây lúa ứng dụng phân bón vi sinh PHÂN LẬP TUYỂN CHỌN BACILLUS SPP. NỘI SINH RỄ CÂY LÚA ỨNG DỤNG PHÂN BÓN VI SINH Nguyễn Tấn Khoa*, Huỳnh Nhỏ Mai Quỳnh, Nguyễn Thu Thuý, Nguyễn Thị Mỹ Diệu * Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS.Nguyễn Hoài Hương TÓM TẮT Từ rễ lúa thu thập từ Long An và Bình Thuận, phân lập được 3 chủng vi khuẩn nội sinh, nghi ngờ thuộc chi Bacillus. Các chủng thể hiện hoạt tính phân giải phosphate vô cơ khó tan, sinh IAA và kháng nấm gây bệnh đốm nâu Curvularia lunata và Curvularia geniculata trên lúa trong các thử nghiệm in vitro. Chủng B1 thể hiện hoạt tính mạnh nhất được giải trình tự gene 16S rRNA và định danh là Bacillus aryabhattai. Từ khóa: bacillus, bệnh đốm nâu, hỗ trợ tăng trưởng cây trồng, IAA, phosphate vô cơ khó tan, vi khuẩn nội sinh. 1 GIỚI THIỆU Việt Nam là đất nước có nền văn minh lúa nước từ bao đời nay, là niềm tự hào vô cùng lớn của ông cha ta. Để cải thiện năng suất và chất lượng lúa trong sản xuất, phòng trừ bệnh do nấm trên cây lúa như bệnh đốm nâu hay thế thuốc trừ nấm hóa học, xu hướng hiện nay là sử dụng hệ vi sinh vật nội sinh (endophytic) cây lúa, đặc biệt là vùng rễ như vi khuẩn các chi Bacillus, Enterobater, Micrococcus, Pseudomonas…Các vi khuẩn này còn thể hiện các hoạt tính hỗ trợ tăng trưởng cây trồng như phân giải chất hữu cơ, lân vô cơ khó tan, tổng hợp hormone tăng trưởng thực vật IAA, trong đó vi khuẩn chi Bacillus có khả năng sinh nội bào tử, dễ dàng phân lập và sản xuất chế phẩm. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm phân lập Bacillus nội sinh rễ cây lúa nhằm tuyển chọn những chủng tiềm năng kháng bệnh đốm nâu và hỗ trợ tăng trưởng cây trồng. 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Vật liệu Nguồn phân lập là rễ lúa ở tỉnh Long An và Bình Thuận. Vi khuẩn đối chứng dương: chủng vi khuẩn Bacillus sp. D9 được cung cấp bởi phòng thí nghiệm Viện khoa học Ứng dụng Hutech Nấm chỉ thị: Curvularia lunata N35 và C.geniculata N6 được cung cấp bởi phòng thí nghiệm Viện khoa học Ứng dụng Hutech. 472 2.2 Phương pháp 2.2.1 Phân lập chủng Bacillus nội sinh Lúa sau khi được lấy từ tỉnh Long An và Bình Thuận được đem đi rửa sạch bùn đất còn bám ở rễ. Sau đó được khử trùng bề mặt đến khi sạch khuẩn (kiểm tra bằng cách cấu ria trên NA), nghiền rễ và xử lý nhiệt ở 85oC trong 15 phút, sau đó phân lập trên môi trường NA. Chọn những khuẩn lạc đặc trưng có hình thái như Bacillus. 2.2.2 Khảo sát hình thái, sinh lý sinh hóa vi khuẩn phân lập Khảo sát hình thái khuẩn lạc trên môi trường Pikovskaya bổ sung bromocresol purple, quan sát hình thái tế bào bằng nhuộm Gram, nhuộm bào tử, và khảo sát khả năng di động, thử nghiệm catalase, MR, VP, khả năng biến dưỡng citrate, khả năng biến dưỡng đường glucose, mannitol, lactose, maltose, sucrose [1]. 2.2.3 Khả hoạt tính sinh học củ chủng đã phân lập Khảo sát khả năng phân giải gelatin, casein, tinh bột, cellulose [1], khả năng phân giải lân vô cơ khó tan và khả năng sinh IAA của các chủng phân lập [2]. 2.2.5 Khả khả năng đối h ng nấ bệnh đốm nâu in vitro Để xác định khả năng đối kháng nấm của các vi khuẩn có lợi thì ta sẽ sử dụng phương pháp đối kháng trực tiếp (Dual Culture Two Line Culture Method) trên môi trường rắn[3]. Tỷ lệ ức chế (%) = (Dđối chứng – Dthí nghiệm)/ Dđối chứng, trong đó: Dđối chứng là đường kính (cm) khuẩn lạc nấm không cấy vi khuẩn, Dthí nghiệm là đường kính (cm) khuẩn lạc nấm có cấy 2 đường vi khuẩn cách mép đĩa đồng đều 1,5 cm. Đối chứng dương là thuốc trừ bệnh BEAM (hoạt chất Tricyclazole), pha nồng độ 0,625 g/L (nồng độ khuyến cáo sử dụng) thay thế vi khuẩn. Ghi nhận kết quả sau 7 ngày. 2.2.7 Định danh chủng vi khuẩn được phân lập Định danh các chủng vi khuẩn tuyển chọn: gửi đi phòng Vi sinh TTCNSH TPHCM giải trình tự 16S rRNA bằng phương pháp Sanger và so sánh trên Gennbank NCBI, xây dựng cây phát sinh loài và bảng giá trị khoảng cách giữa các loài với nhau bằng phần mềm MEGA-X. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Phân lập chủng Bacillus spp. nội sinh từ rễ lúa Từ rễ lúa thu thập từ tỉnh Long An, Bình Thuận được nghiền nát sau khi khử trùng bề mặt sạch vi khuẩn bên ngoài và xử lý nhiệt 85 oC, 15 phút, ba chủng được phần lập, chủng B1 và B5 nổi sinh rễ lúa Long An, Chủng N3 nội sinh rễ lúa Bình Thuận. 3.2 Khảo sát hình thái, sinh lý – sinh hóa của các chủng phân lập vi khuẩn phân lập Các chủng vi khuẩn phân lập đều có hình thái khuẩn lạc không đồng đều, rìa không đều hoặc răng cưa, vi khuẩn gram dương, sinh bào tử nên nghi ngờ thuộc chi Bacillus. Cùng các đặc điểm sinh lý – sinh hóa được trình bày trên Bảng 1. 473 Bảng 1. Kết quả khảo sát sinh lý – sinh hóa của các chủng phân lập Đặc điểm sinh lý, sinh Chủng Đặc điểm sinh lý, sinh Chủng hóa B1 B5 N3 hóa B1 B5 N3 Hình thái tế bào Que Que Que Citrate + - + Gram + + + Lên men glucose + + + Bào tử + + + Lên men mannitol + - + Catalase + - + Lên men maltose + + + Di động + - - Lên men sucrose + + + Methyl Red + + + Lên men lactose - - - Voges Proskauer + + + 3.3 Khảo sát khả năng sinh enzyme ngoại bào của các chủng phân lập Các chủng B1, B5, N3 đều sinh enzyme protease phân giải gelatin và casein, tuy nhiên không phâ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân lập tuyển chọn Bacillus spp. nội sinh rễ cây lúa ứng dụng phân bón vi sinh PHÂN LẬP TUYỂN CHỌN BACILLUS SPP. NỘI SINH RỄ CÂY LÚA ỨNG DỤNG PHÂN BÓN VI SINH Nguyễn Tấn Khoa*, Huỳnh Nhỏ Mai Quỳnh, Nguyễn Thu Thuý, Nguyễn Thị Mỹ Diệu * Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS.Nguyễn Hoài Hương TÓM TẮT Từ rễ lúa thu thập từ Long An và Bình Thuận, phân lập được 3 chủng vi khuẩn nội sinh, nghi ngờ thuộc chi Bacillus. Các chủng thể hiện hoạt tính phân giải phosphate vô cơ khó tan, sinh IAA và kháng nấm gây bệnh đốm nâu Curvularia lunata và Curvularia geniculata trên lúa trong các thử nghiệm in vitro. Chủng B1 thể hiện hoạt tính mạnh nhất được giải trình tự gene 16S rRNA và định danh là Bacillus aryabhattai. Từ khóa: bacillus, bệnh đốm nâu, hỗ trợ tăng trưởng cây trồng, IAA, phosphate vô cơ khó tan, vi khuẩn nội sinh. 1 GIỚI THIỆU Việt Nam là đất nước có nền văn minh lúa nước từ bao đời nay, là niềm tự hào vô cùng lớn của ông cha ta. Để cải thiện năng suất và chất lượng lúa trong sản xuất, phòng trừ bệnh do nấm trên cây lúa như bệnh đốm nâu hay thế thuốc trừ nấm hóa học, xu hướng hiện nay là sử dụng hệ vi sinh vật nội sinh (endophytic) cây lúa, đặc biệt là vùng rễ như vi khuẩn các chi Bacillus, Enterobater, Micrococcus, Pseudomonas…Các vi khuẩn này còn thể hiện các hoạt tính hỗ trợ tăng trưởng cây trồng như phân giải chất hữu cơ, lân vô cơ khó tan, tổng hợp hormone tăng trưởng thực vật IAA, trong đó vi khuẩn chi Bacillus có khả năng sinh nội bào tử, dễ dàng phân lập và sản xuất chế phẩm. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm phân lập Bacillus nội sinh rễ cây lúa nhằm tuyển chọn những chủng tiềm năng kháng bệnh đốm nâu và hỗ trợ tăng trưởng cây trồng. 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Vật liệu Nguồn phân lập là rễ lúa ở tỉnh Long An và Bình Thuận. Vi khuẩn đối chứng dương: chủng vi khuẩn Bacillus sp. D9 được cung cấp bởi phòng thí nghiệm Viện khoa học Ứng dụng Hutech Nấm chỉ thị: Curvularia lunata N35 và C.geniculata N6 được cung cấp bởi phòng thí nghiệm Viện khoa học Ứng dụng Hutech. 472 2.2 Phương pháp 2.2.1 Phân lập chủng Bacillus nội sinh Lúa sau khi được lấy từ tỉnh Long An và Bình Thuận được đem đi rửa sạch bùn đất còn bám ở rễ. Sau đó được khử trùng bề mặt đến khi sạch khuẩn (kiểm tra bằng cách cấu ria trên NA), nghiền rễ và xử lý nhiệt ở 85oC trong 15 phút, sau đó phân lập trên môi trường NA. Chọn những khuẩn lạc đặc trưng có hình thái như Bacillus. 2.2.2 Khảo sát hình thái, sinh lý sinh hóa vi khuẩn phân lập Khảo sát hình thái khuẩn lạc trên môi trường Pikovskaya bổ sung bromocresol purple, quan sát hình thái tế bào bằng nhuộm Gram, nhuộm bào tử, và khảo sát khả năng di động, thử nghiệm catalase, MR, VP, khả năng biến dưỡng citrate, khả năng biến dưỡng đường glucose, mannitol, lactose, maltose, sucrose [1]. 2.2.3 Khả hoạt tính sinh học củ chủng đã phân lập Khảo sát khả năng phân giải gelatin, casein, tinh bột, cellulose [1], khả năng phân giải lân vô cơ khó tan và khả năng sinh IAA của các chủng phân lập [2]. 2.2.5 Khả khả năng đối h ng nấ bệnh đốm nâu in vitro Để xác định khả năng đối kháng nấm của các vi khuẩn có lợi thì ta sẽ sử dụng phương pháp đối kháng trực tiếp (Dual Culture Two Line Culture Method) trên môi trường rắn[3]. Tỷ lệ ức chế (%) = (Dđối chứng – Dthí nghiệm)/ Dđối chứng, trong đó: Dđối chứng là đường kính (cm) khuẩn lạc nấm không cấy vi khuẩn, Dthí nghiệm là đường kính (cm) khuẩn lạc nấm có cấy 2 đường vi khuẩn cách mép đĩa đồng đều 1,5 cm. Đối chứng dương là thuốc trừ bệnh BEAM (hoạt chất Tricyclazole), pha nồng độ 0,625 g/L (nồng độ khuyến cáo sử dụng) thay thế vi khuẩn. Ghi nhận kết quả sau 7 ngày. 2.2.7 Định danh chủng vi khuẩn được phân lập Định danh các chủng vi khuẩn tuyển chọn: gửi đi phòng Vi sinh TTCNSH TPHCM giải trình tự 16S rRNA bằng phương pháp Sanger và so sánh trên Gennbank NCBI, xây dựng cây phát sinh loài và bảng giá trị khoảng cách giữa các loài với nhau bằng phần mềm MEGA-X. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Phân lập chủng Bacillus spp. nội sinh từ rễ lúa Từ rễ lúa thu thập từ tỉnh Long An, Bình Thuận được nghiền nát sau khi khử trùng bề mặt sạch vi khuẩn bên ngoài và xử lý nhiệt 85 oC, 15 phút, ba chủng được phần lập, chủng B1 và B5 nổi sinh rễ lúa Long An, Chủng N3 nội sinh rễ lúa Bình Thuận. 3.2 Khảo sát hình thái, sinh lý – sinh hóa của các chủng phân lập vi khuẩn phân lập Các chủng vi khuẩn phân lập đều có hình thái khuẩn lạc không đồng đều, rìa không đều hoặc răng cưa, vi khuẩn gram dương, sinh bào tử nên nghi ngờ thuộc chi Bacillus. Cùng các đặc điểm sinh lý – sinh hóa được trình bày trên Bảng 1. 473 Bảng 1. Kết quả khảo sát sinh lý – sinh hóa của các chủng phân lập Đặc điểm sinh lý, sinh Chủng Đặc điểm sinh lý, sinh Chủng hóa B1 B5 N3 hóa B1 B5 N3 Hình thái tế bào Que Que Que Citrate + - + Gram + + + Lên men glucose + + + Bào tử + + + Lên men mannitol + - + Catalase + - + Lên men maltose + + + Di động + - - Lên men sucrose + + + Methyl Red + + + Lên men lactose - - - Voges Proskauer + + + 3.3 Khảo sát khả năng sinh enzyme ngoại bào của các chủng phân lập Các chủng B1, B5, N3 đều sinh enzyme protease phân giải gelatin và casein, tuy nhiên không phâ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bệnh đốm nâu Hỗ trợ tăng trưởng cây trồng Phosphate vô cơ khó tan Vi khuẩn nội sinh Giải trình tự gene 16S rRNATài liệu liên quan:
-
Sản xuất chế phẩm bào tử Bacillus albus NNK24 hỗ trợ tăng trưởng cây đậu phộng
6 trang 22 0 0 -
66 trang 21 0 0
-
11 trang 19 0 0
-
BỆNH ĐỐM NÂU TRÊN TÔM CÀNG XANH
7 trang 18 0 0 -
9 trang 18 0 0
-
79 trang 18 0 0
-
Bệnh hại thực vật Việt Nam - Hội thảo Quốc gia: Phần 1 (Lần thứ 20)
208 trang 18 0 0 -
7 trang 18 0 0
-
10 trang 16 0 0
-
5 trang 15 0 0