Danh mục

Phân lập và sản xuất thử nghiệm giống nấm da báo tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 313.05 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nấm da báo là loại nấm ăn hoang dại ngày càng hiếm gặp, được người dân ưa thích, có tiềm năng phát triển thương mại. Trong nghiên cứu này, giống nấm da báo hoang dại được phân lập và nhân giống tại phòng thí nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Mẫu nấm da báo được phân lập bằng phương pháp nuôi cấy mô thể quả trên môi trường PDA.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân lập và sản xuất thử nghiệm giống nấm da báo tại trường Đại học Nông Lâm Thái NguyênVi Đại Lâm và ĐtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ180(04): 117 - 121PHÂN LẬP VÀ SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM GIỐNG NẤM DA BÁO TẠITRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊNVi Đại Lâm*, Nguyễn Xuân Vũ, Đinh Văn Thiện,Nguyễn Thị Trang, Vũ Đình Hợi, Bùi Thanh NgọcTrường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái NguyênTÓM TẮTNấm da báo là loại nấm ăn hoang dại ngày càng hiếm gặp, được người dân ưa thích, có tiềm năngphát triển thương mại. Trong nghiên cứu này, giống nấm da báo hoang dại được phân lập và nhângiống tại phòng thí nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Mẫu nấm da báo được phânlập bằng phương pháp nuôi cấy mô thể quả trên môi trường PDA. Giống nấm được cấy trên tămbông sau đó cấy lên thóc để tăng tỷ lệ thành công so với phương pháp sản xuất giống nấm truyềnthống. Giống nấm được cấy thử nghiệm trên cơ chất tạo thể quả là mùn cưa gỗ tạp. Thể quả nấmda báo hình thành sau 3 tháng nuôi cấy. Từ những kết quả thu được, nấm da báo sẽ được tiếp tụcthử nghiệm và tối ưu hóa quy trình nuôi cấy trên những quy mô lớn hơn để trở thành một mặt hàngcó giá trị thực tiễn về kinh tế, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người dân.Từ khóa: Nấm da báo; phân lập; sản xuất giống nấm; hình thành thể quả; cải tiến quy trìnhMỞ ĐẦU*Nấm da báo tên khoa học là Lentinus tigrinus(Bull.) còn gọi là nấm phễu da báo, nấm xoàihay nấm dai, là loại nấm ăn mọc hoang dại.Nấm có vị ngọt ngon, được người dân tạinhiều tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nhưTuyên Quang, Lạng Sơn sử dụng làm thựcphẩm ưa thích. Nấm có tiềm năng trong thựctiễn sản xuất và thương mại hóa. Ngoài thựcphẩm, nấm da báo còn được biết tới với nhiềuphát hiện rất được chú ý như: Chứa hoạt chấtcó tác dụng ngăn phiên mã ngược ở virus [4],khả năng xử lý các chất thải giàu cellulosegây ô nhiễm, phân giải thành phần lindane (γHCH) trong thuốc trừ sâu [3]. Các đặc điểmsinh học, khả năng mọc và sinh sản của nấmda báo đã được nhiều nhà khoa học nghiêncứu, tuy nhiên trên thị trường nấm ăn trongnước vẫn chưa thấy sự xuất hiện của các sảnphẩm của loại nấm này [1]. Hiện nay ngườidân còn thiếu nguồn cung cấp giống nấmcũng như các kỹ thuật để có thể chủ độngnuôi trồng loại nấm ăn này tại địa phương, sốlượng nấm da báo thu nhận được hàng nămrất ít và ngày càng hiếm gặp. Để giải quyếtvấn đề trên, giống nấm da báo được phân lậpvà sản xuất thử nghiệm tại trường Đại học*Tel: 0968 010313, Email: vilamcns@gmail.comNông Lâm Thái Nguyên. Cơ chất thích hợpvà thuận lợi cho sản xuất giống nấm là thóc.Tuy nhiên trong quá trình nấm phát triển, cácgiọt nước đọng trên thành chai/túi làm nát hạtthóc gây chua, dính, làm sợi nấm không pháttriển được dẫn tới hỏng hàng loạt, thậm chíhỏng 100% gây thiệt hại lớn về kinh tế. Vấnđề này đòi hỏi cần cải tiến kỹ thuật sản xuấthiện hành.Mục tiêu của bài báo tập trung vào các bước:Phân lập nấm da báo hoang dại để thu nhậngiống nấm gốc, sản xuất giống nấm (meonấm) trên nguyên liệu là tăm bông và cấychuyển lên thóc để giảm tỷ lệ nát, hỏng.Những kết quả thu được sẽ là cơ sở để xâydựng các mô hình sản xuất, mô hình khởinghiệp và mô hình nuôi trồng nấm tại các hộgia đình, góp phần đưa các loại nấm ăn tớigần với người dân lao động.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUQuá trình nghiên cứu và thử nghiệm được tiếnhành tại Phòng thí nghiệm Lên men, khoaCông nghệ sinh học-Công nghệ thực phẩm,Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Các nguyênvật liệu và phương pháp thí nghiệm như sau:Thu mẫuMẫu nấm da báo được thu nhận ngoài tựnhiên trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh117Vi Đại Lâm và ĐtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆTuyên Quang. Những thể quả lớn, chưa bịhéo, nứt nẻ được thu nhận để tạo điều kiệnthuận lợi cho quá trình phân lập bằng mảnhmô lõi. Mẫu được vận chuyển về phòng thínghiệm, bảo quản trong điều kiện 5oC. Quátrình phân lập được tiến hành khi mẫu nấmcòn tươi, các mẫu nấm đã bảo quản lạnhkhoảng 1 tuần khi phân lập thường có tốc độphát triển chậm hơn, rủi ro thối hỏng cao.Chuẩn bị môi trường phân lậpMôi trường Potato Dextrose Agar (PDA),được sử dụng để phân lập mẫu mô nấm. Môitrường được chuẩn bị như sau: Khoai tây gọtvỏ, thái nhỏ thành những mảnh khoảng 2-3cm, khối lượng 200 g, đun sôi 10 - 15 phút,thu lấy 1000 ml dịch chiết, bổ sung agar (18g/l), glucose (20 g/l), peptone (4 g/l), khửtrùng ở điều kiện 121oC, 1 at, 20 phút.Phân lập mẫuSử dụng phương pháp phân lập truyền thốngbằng mảnh mô lõi thể quả, có điều chỉnh nhỏvề hàm lượng một số thành phần, áp dụng chocác loại nấm lớn như nấm sò, linh chi, nấmhương [5]. Lựa chọn thể quả nấm có kíchthước lớn, không dính đất bẩn trên bề mặt, xịtcồn -70olên bề mặt thể quả và chuyển vào tủcấy vô trùng. Xé đôi thể quả nấm từ phần mũdọc theo thân nấm. Sử dụng kéo hoặc dao vôtrùng cắt lấy mảnh mô khoảng 1 - 1,5 cm2,chuyển vào đĩa petry/chai chứa môi trườngphân lập. Điều kiện nuôi không có ánh sánghoặc ánh sáng yếu, nhiệt độ phòng khoảng 30- 33oC [2], [ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: