Phân lập và xác định đặc điểm sinh học của chủng nấm men Candida glabrata RN4 từ gạo nếp cẩm lên men
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 607.55 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày phân lập được chủng C. glabrata RN4 trong một sản phẩm gạo nếp cẩm lên men. Chủng RN4 có hình thái tế bào trên cả môi trường thạch và dưới kính hiển vi điều rất giống với loài nấm men rượu Saccharomyces cerevisiae.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân lập và xác định đặc điểm sinh học của chủng nấm men Candida glabrata RN4 từ gạo nếp cẩm lên menBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.00046PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CHỦNG NẤM MEN Candida glabrata RN4 TỪ GẠO NẾP CẨM LÊN MEN Trần Văn Tuấn1,*, Vũ Xuân Tạo2 Tóm tắt: Nấm men Candida glabrata thường được liên hệ với khả năng gây bệnh cơ hội ở người. Tuy nhiên, một số chủng của loài này lại có khả năng sinh ethanol và chịu được các điều kiện sinh trưởng khắc nghiệt trong quá trình lên men. Với khả năng lên men sinh ethanol và chịu được nồng độ ethanol cao mà C. glabrata có thể vô tình được sử dụng hoặc bị nhiễm vào sản phẩm lên men trong quá trình sản xuất. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân lập được chủng C. glabrata RN4 trong một sản phẩm gạo nếp cẩm lên men. Chủng RN4 có hình thái tế bào trên cả môi trường thạch và dưới kính hiển vi đều rất giống với loài nấm men rượu Saccharomyces cerevisiae. Chủng RN4 có đặc tính kết lắng và bám dính bề mặt giống với một số chủng nấm men S. cerevisae đã được nghiên cứu. Đặc biệt, chủng này có khả năng lên men hình thành khí CO2 và chịu được nồng độ ethanol trong môi trường nuôi cấy lên đến 7%. Việc phân lập được chủng nấm men C. glabrata trong sản phẩm lên men cho thấy cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng của gạo nếp cẩm lên men theo hình thức thủ công để tránh nhiễm nấm men gây bệnh cơ hội có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dùng. Từ khóa: Candida glabrata, Saccharomyces cerevisiae, gạo nếp cẩm lên men.1. MỞ ĐẦU Sau Candida albicans, Candida glabrata là nguyên nhân thường gặp nhất liên quanđến các bệnh về da, miệng và đường sinh dục ở người. Nấm men C. glabrata có thể gâynhiễm trùng hệ thống, viêm da hoặc viêm đường sinh dục ở những người bị suy giảmmiễn dịch (Pfaller & Diekema, 2004). Tương tự với nấm men rượu Saccharomyces cerevisiae, C. glabrata có khả năngbám dính để dễ dàng tiếp cận và xâm nhập vào cơ thể vật chủ. Khả năng bám dính cũng làyếu tố cần thiết trong tương tác giữa các tế bào và tạo các khối đa bào (Brückner &Mösch, 2011). Nhờ có khả năng sinh lượng lớn ethanol trong quá trình lên men mà C.glabrata đã được nghiên cứu để dùng trong sản xuất ethanol sinh học (Watanabe et al.,2010). Tuy nhiên vì loài nấm men này có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nênC. glabrata chỉ được nghiên cứu sử dụng cho mục đích công nghiệp. Nấm men S. cerevisiae thường được sử dụng trong sản xuất thực phẩm lên men vàcác đồ uống có cồn (Walker & Stewart, 2016). Ở những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, việc kiểmsoát chất lượng men giống dùng trong sản xuất còn rất hạn chế. Men giống (dạng bột hoặc1Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.2Trung tâm Sinh học Thực nghiệm, Viện Ứng dụng Công nghệ*Email: tuantran@vnu.edu.vn370 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAMdạng bánh men) thường được bổ sung vào nguyên liệu ở mỗi lần sản xuất. Nếu chủnggiống không được kiểm soát về mặt phân loại mà chỉ dựa vào hiệu quả lên men sẽ rất khóđể đánh giá được mức độ an toàn. Ngoài ra trong quá trình lên men theo sản xuất thủ côngcũng có thể xuất hiện sự tạp nhiễm của nấm men gây bệnh cơ hội như C. glabrata. Trongnghiên cứu này, chúng tôi đã phân lập được chủng C. glabrata RN4 trong sản phẩm gạonếp cẩm lên men được bán tại một chợ ở Hà Nội. Chủng RN4 có hình thái và một số đặctính tương đồng với nấm men rượu S. cerevisiae như khả năng lên men, đặc tính kết lắngtế bào và bám dính bề mặt.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Vật liệu Mẫu gạo nếp cẩm lên men theo phương pháp thủ công được mua tại một chợ ở HàNội dùng cho phân lập nấm men tổng số. Chủng S. cerevisiae BY4741 không có khả năng kết lắng và không bám dính đượcmua từ EUROSCARF (www.euroscarf.de). Chủng BY4741[FLO8] là chủng được chuyểngen FLO8 để kích hoạt khả năng kết lắng và bám dính ở nấm men rượu do PhòngGenomic, Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein, Trường Đại họcKhoa học Tự nhiên, ĐHQGHN cung cấp.2.2. Phương pháp nghiên cứu Phân lập và quan sát hình thái Mẫu gạo nếp cẩm lên men được tiến hành pha loãng ở các nồng độ khác nhau, sauđó cấy trải trên môi trường YPD (1% cao nấm men, 1% pepton, 2% dextrose, 2% agar, pH6,5). Đĩa môi trường sau đó được ủ ở nhiệt độ 30 ºC trong 24 giờ. Các khuẩn lạc nấm menxuất hiện được tinh sạch, thuần khiết. Hình dạng tế bào được quan sát dưới kính hiển viquang học. Đánh giá khả năng bám dính Chủng RN4 và 2 chủng đối chứng BY4741 và BY4741[FLO8] được cấy vạch trênđĩa môi trường YPD. Sau 24 giờ nuôi ở 37 oC, tiến hành bổ sung 5-7 ml nước cất lên bềmặt đĩa và lắc nhẹ cho đến khi khuẩn lạc nấm ở chủn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân lập và xác định đặc điểm sinh học của chủng nấm men Candida glabrata RN4 từ gạo nếp cẩm lên menBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.00046PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CHỦNG NẤM MEN Candida glabrata RN4 TỪ GẠO NẾP CẨM LÊN MEN Trần Văn Tuấn1,*, Vũ Xuân Tạo2 Tóm tắt: Nấm men Candida glabrata thường được liên hệ với khả năng gây bệnh cơ hội ở người. Tuy nhiên, một số chủng của loài này lại có khả năng sinh ethanol và chịu được các điều kiện sinh trưởng khắc nghiệt trong quá trình lên men. Với khả năng lên men sinh ethanol và chịu được nồng độ ethanol cao mà C. glabrata có thể vô tình được sử dụng hoặc bị nhiễm vào sản phẩm lên men trong quá trình sản xuất. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân lập được chủng C. glabrata RN4 trong một sản phẩm gạo nếp cẩm lên men. Chủng RN4 có hình thái tế bào trên cả môi trường thạch và dưới kính hiển vi đều rất giống với loài nấm men rượu Saccharomyces cerevisiae. Chủng RN4 có đặc tính kết lắng và bám dính bề mặt giống với một số chủng nấm men S. cerevisae đã được nghiên cứu. Đặc biệt, chủng này có khả năng lên men hình thành khí CO2 và chịu được nồng độ ethanol trong môi trường nuôi cấy lên đến 7%. Việc phân lập được chủng nấm men C. glabrata trong sản phẩm lên men cho thấy cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng của gạo nếp cẩm lên men theo hình thức thủ công để tránh nhiễm nấm men gây bệnh cơ hội có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dùng. Từ khóa: Candida glabrata, Saccharomyces cerevisiae, gạo nếp cẩm lên men.1. MỞ ĐẦU Sau Candida albicans, Candida glabrata là nguyên nhân thường gặp nhất liên quanđến các bệnh về da, miệng và đường sinh dục ở người. Nấm men C. glabrata có thể gâynhiễm trùng hệ thống, viêm da hoặc viêm đường sinh dục ở những người bị suy giảmmiễn dịch (Pfaller & Diekema, 2004). Tương tự với nấm men rượu Saccharomyces cerevisiae, C. glabrata có khả năngbám dính để dễ dàng tiếp cận và xâm nhập vào cơ thể vật chủ. Khả năng bám dính cũng làyếu tố cần thiết trong tương tác giữa các tế bào và tạo các khối đa bào (Brückner &Mösch, 2011). Nhờ có khả năng sinh lượng lớn ethanol trong quá trình lên men mà C.glabrata đã được nghiên cứu để dùng trong sản xuất ethanol sinh học (Watanabe et al.,2010). Tuy nhiên vì loài nấm men này có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nênC. glabrata chỉ được nghiên cứu sử dụng cho mục đích công nghiệp. Nấm men S. cerevisiae thường được sử dụng trong sản xuất thực phẩm lên men vàcác đồ uống có cồn (Walker & Stewart, 2016). Ở những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, việc kiểmsoát chất lượng men giống dùng trong sản xuất còn rất hạn chế. Men giống (dạng bột hoặc1Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.2Trung tâm Sinh học Thực nghiệm, Viện Ứng dụng Công nghệ*Email: tuantran@vnu.edu.vn370 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAMdạng bánh men) thường được bổ sung vào nguyên liệu ở mỗi lần sản xuất. Nếu chủnggiống không được kiểm soát về mặt phân loại mà chỉ dựa vào hiệu quả lên men sẽ rất khóđể đánh giá được mức độ an toàn. Ngoài ra trong quá trình lên men theo sản xuất thủ côngcũng có thể xuất hiện sự tạp nhiễm của nấm men gây bệnh cơ hội như C. glabrata. Trongnghiên cứu này, chúng tôi đã phân lập được chủng C. glabrata RN4 trong sản phẩm gạonếp cẩm lên men được bán tại một chợ ở Hà Nội. Chủng RN4 có hình thái và một số đặctính tương đồng với nấm men rượu S. cerevisiae như khả năng lên men, đặc tính kết lắngtế bào và bám dính bề mặt.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Vật liệu Mẫu gạo nếp cẩm lên men theo phương pháp thủ công được mua tại một chợ ở HàNội dùng cho phân lập nấm men tổng số. Chủng S. cerevisiae BY4741 không có khả năng kết lắng và không bám dính đượcmua từ EUROSCARF (www.euroscarf.de). Chủng BY4741[FLO8] là chủng được chuyểngen FLO8 để kích hoạt khả năng kết lắng và bám dính ở nấm men rượu do PhòngGenomic, Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein, Trường Đại họcKhoa học Tự nhiên, ĐHQGHN cung cấp.2.2. Phương pháp nghiên cứu Phân lập và quan sát hình thái Mẫu gạo nếp cẩm lên men được tiến hành pha loãng ở các nồng độ khác nhau, sauđó cấy trải trên môi trường YPD (1% cao nấm men, 1% pepton, 2% dextrose, 2% agar, pH6,5). Đĩa môi trường sau đó được ủ ở nhiệt độ 30 ºC trong 24 giờ. Các khuẩn lạc nấm menxuất hiện được tinh sạch, thuần khiết. Hình dạng tế bào được quan sát dưới kính hiển viquang học. Đánh giá khả năng bám dính Chủng RN4 và 2 chủng đối chứng BY4741 và BY4741[FLO8] được cấy vạch trênđĩa môi trường YPD. Sau 24 giờ nuôi ở 37 oC, tiến hành bổ sung 5-7 ml nước cất lên bềmặt đĩa và lắc nhẹ cho đến khi khuẩn lạc nấm ở chủn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Candida glabrata Saccharomyces cerevisiae Gạo nếp cẩm lên men Lên men sinh ethanol Chủng S. cerevisiae BY4741Tài liệu liên quan:
-
Biosorption of chromium (VI) from aqueous solutions by modified chitosan beads
5 trang 32 0 0 -
Lên men ethanol từ dịch ép mía sử dụng nấm men chịu nhiệt
8 trang 16 0 0 -
vi sinh vật là nguồn dược liệu vô tận
18 trang 15 0 0 -
5 trang 14 0 0
-
Nghiên cứu tối ưu điều kiện sản xuất sinh khối nấm men Saccharomyces cerevisiae Sc2.75
8 trang 13 0 0 -
Xác định các tương tác của protein xuyên màng nấm men trên quy mô lớn
6 trang 12 0 0 -
Khảo sát ảnh hưởng của một số chủng nấm men trong sản xuất vang thanh long
7 trang 12 0 0 -
6 trang 11 0 0
-
6 trang 11 0 0
-
10 trang 10 0 0