Danh mục

Phân loại cơn động kinh trẻ em tại bệnh viện nhi đồng I Thành pố Hồ Chí Minh - Tô Hồng Đức, Nguyễn Quang Vinh, Trần Diệp Tuấn

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 627.12 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tập trung khảo sát khả năng áp dụng phân loại cơn ĐK theo ILAE 1981 cho trẻ từ 1 tháng đến 15 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Đồng thời, khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị, và các yếu tố liêu quan đến đáp ứng sớm và bỏ trị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân loại cơn động kinh trẻ em tại bệnh viện nhi đồng I Thành pố Hồ Chí Minh - Tô Hồng Đức, Nguyễn Quang Vinh, Trần Diệp Tuấn See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/237797032 PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Article CITATIONS READS 0 224 3 authors, including: Duc To International SOS 1 PUBLICATION   0 CITATIONS    SEE PROFILE Some of the authors of this publication are also working on these related projects: Classification of Epilepsy in Children View project All content following this page was uploaded by Duc To on 04 July 2018. The user has requested enhancement of the downloaded file. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008 Nghiên cứu Y học PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tô Hồng Đức*, Nguyễn Quang Vinh**, Trần Diệp Tuấn*** TÓM TẮT Mục đích: Phân loại cơn theo Hiệp Hội Chống Động Kinh Thế Giới 1981 (ICES) trên bệnh nhi động kinh mới được chẩn đoán hoặc chưa điều trị. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên bệnh nhi động kinh (ĐK) tại Bệnh Viện Nhi Đồng I TP Hồ Chí Minh (BVNĐI) từ tháng 4/2006 đến tháng 3/2007. Kết quả: Có 99 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, gồm 53 nam và 46 nữ, tỷ lệ nam nữ là 1,15:1. Đến từ các tỉnh là 77 ca (78%). Chúng tôi ghi nhận có 47 ca (47,5%) có cơn cục bộ, trong đó cơn cục bộ đơn giản là 10 ca (10,1%), cơn cục bộ phức tạp là 4 ca (4%), và cơn cục bộ toàn thể hóa là 33 ca (33,3%). Có 38 ca là cơn toàn thể, chiếm tỷ lệ 38,4%. Cơn không phân loại được là 14 ca (14,1%). Có 33 ca (33,3%) là ĐK triệu chứng. Theo dõi từ 3 tháng trở lên có 86 ca (86,9%), bỏ trị 13 ca (13,1%). Đáp ứng sớm có 63/86 ca (73,3%). Kết Luận: Kết quả phân loại được chiếm tỉ lệ khá cao bằng phân loại cơn động kinh theo ILAE 1981. Đây là cách phân loại đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với hoàn cảnh của các nước đang phát triến như nước ta, khi mà các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán còn hạn chế. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, cần có các chương trình giáo dục trong cộng đồng để nâng cao hiểu biết về bệnh động kinh. ABSTRACT CLASSIFICATION OF PEDIATRIC EPILEPTIC SEIZURES IN CHILDREN HOSPITAL No1 AT HO CHI MINH CITY To Hong Duc, Nguyen Quang Vinh, Tran Diep Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 3 – 2008: 172 - 177 Objectives: To classify epileptic seizures based on the 1981 International Classification of Epileptic Seizures (ICES) for children with newly diagnosed or untreated epilepsy. Methods: A case-series study of 99 epileptic children at Children Hospital No1 HCMC from 4/2006 to 3/2007. Results: Ninety-nine patients were enrolled in this study with 53 boys and 46 girls (male to female ratio is 1.15:1). There were 77 cases (78%) came from provinces. Out of 99 patients, 47 (47.5%) were classified as partial seizures, including simple partial seizures in 10 cases (10.1%), complex partial seizures in 4 cases (4%), and 33 cases (33.3%) with secondarily generalized seizures. Thirty-eight patients (38.4%) were classified as generalized seizures. Unclassified seizures comprised of 14 cases (14.1%). Thirty-three out of 99 patients were symptomatic epilepsy. Eighty-six cases (86.9%) were followed up for more than 3 months, and early responding to antiepileptic drug was found in 63 out of 86 patients (73.3%). Conclusions: Based on the 1981 ICES, the frequency of patients with classifiable seizures were high in this study. This classification is rather simple and suitable for developing countries such as Vietnam, where diagnostic facilities are limited. Furthermore, the results also suggest that health education is necessary to improve the awareness of epilepsy in the publics. League Against Epilepsy: ILAE) đã đưa ra hệ thống phân * Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang * Bệnh Viện Nhi Đồng I TPHCM *** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, động kinh (ĐK) chiếm từ 0,5-1% dân số(14). Ở các nước đang phát triển tỷ lệ này cao hơn gấp 2-5 lần, trong đó trước 6 tuổi chiếm 60%(4). Bệnh lý ĐK tại các nước đang phát triển chưa thật sự được ngành y tế quan tâm mặc dù đây là một bệnh có thể chữa khỏi được(14) (4) . Phần lớn bệnh nhân ở các nước đang phát triển không được điều trị bằng thuốc chống động kinh. Ước tính vào khoảng 85% bệnh nhân này hoặc là không được điều trị hoặc là được điều trị không thích hợp (Meinardi và cs 2001). Một trong những trở ngại chính đó là vấn đề chẩn đoán bệnh ĐK. Hiệp Hội Chống Động Kinh Thế Giới (International loại cơn ĐK (1981), phân loại ĐK và hội chứng ĐK (1989) nhằm giúp thống nhất trong báo cáo, nghiên cứu và thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, tại Thành Phố Hồ Chí Minh (TPHCM) chưa có nghiên cứu nào thật sự sử dụng hệ thống phân loại này trong ĐK trẻ em. Những năm gần đây, tuy có những hệ thống phân loại khác đã được đề nghị, nhưng chưa được chấp nhận. Do đó, phân loại của ILAE là phân loại được chấp nhận và sử dụng rộng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: