PHÂN LOẠI ĐẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO HỆ THỐNG CHÚ GIẢI FAO –WRB (2006)
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 581.02 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Để phục vụ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở đồng bằng sông Cửu
Long(ĐBSCL) và tình hình quản lý sử dụng đất hiệu quả và bền vững thì đòi hỏi cần phải
dựa trên nền tảng cơ bản là bản đồ phân bố các loại đất. Trong thời gian qua sự thay đổi
sử dụng đất đai chuyển biến mạnh mẽ cũng như sự biến đổi của khí hậu tác động đến sử
dụng đất đai làm cho một số nhóm đất có sự thay đổi về đặc tính đất và chất lượng đất.
Từ đó, hệ thống phân loại đất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÂN LOẠI ĐẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO HỆ THỐNG CHÚ GIẢI FAO –WRB (2006) Tạp chí Khoa học 2011:18b 10-17 Trường Đại học Cần Thơ PHÂN LOẠI ĐẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO HỆ THỐNG CHÚ GIẢI FAO –WRB (2006) Phạm Thanh Vũ1, Võ Quang Minh, Lê Quang Trí và Trần Thanh Thắng ABSTRACT To service for land use change in the Mekong Delta and land management effect and sustainability demands to reply on map of soils type distribution. Land use in the past drastied changes and together with climate changes land use effect to change soil groups on soils property and quality. Hence, soils classification system in the world have been improved and updated to suit more. WRB/FAO(2006) system have proposed with new characteristics and soils morphology. The results show that, in the Mekong Delta, ten soils major founded such as: Albeluvisols, Alisols, Arenosols, Fluvisols, Gleysols, Histosols, Leptosols, Luvisols, Plinthosols, Solonchaks with sixty soil types difference. Keywords: Soils, soils material, soils classification, soils morphology genesis, Soils profile description Title: Soils of the Mekong delta classified by WRB-FAO (2006) classification system TÓM TẮT Để phục vụ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL) và tình hình quản lý sử dụng đất hiệu quả và bền vững thì đòi hỏi cần phải dựa trên nền tảng cơ bản là bản đồ phân bố các loại đất. Trong thời gian qua sự thay đổi sử dụng đất đai chuyển biến mạnh mẽ cũng như sự biến đổi của khí hậu tác động đến sử dụng đất đai làm cho một số nhóm đất có sự thay đổi về đặc tính đất và chất lượng đất. Từ đó, hệ thống phân loại đất trên thế giới cũng đã cải biên và cập nhật lại cho phù hợp hơn. Hệ thống WRB/FAO(2006) được bổ sung với những đặc tính bổ sung và nhận diện hình thái phẫu diện đất mới. Kết quả khảo sát kiểm tra, bổ sung ở ĐBSCL có 10 nhóm đất chính: Albeluvisols, Alisols, Arenosols, Fluvisols, Gleysols, Histosols, Leptosols, Luvisols, Plinthosols, Solonchaks với 60 biểu loại đất khác nhau. Từ khóa: Đất, vật liệu đất, phân loại đất, hình thái đất, mô tả phẫu diện đất 1 MỞ ĐẦU Đồng bằng sông Cửu Long với qui mô về diện tích và chất lượng đất đã trở thành vựa lúa lớn nhất của Việt Nam. Với lịch sử hình thành khá đặc trưng đã phát sinh ra nhiều loại đất phổ biến với qui mô khá lớn, cho nên dù đã được nghiên cứu từ lâu, nhưng việc phân loại đất ở ĐBSCL cho đến nay vẫn là đề tài nghiên cứu và quan tâm đặc biệt của ngành khoa học thổ nhưỡng trong nước và quốc tế. Trong thời gian qua công tác điều tra khảo sát phân loại đất đã được tiến hành và thu được những kết quả đáng kể như xây dựng được bản đồ phân bố đất vùng ĐBSCL tỷ lệ 1:250.000 từ các chương trình cấp nhà nước 60-02, 60B vào năm 1986, sau đó đã được cập nhật và chỉnh lý bổ sung năm 1992 từ chương trình Sarec. Đến năm 2005, bản đồ phân bố đất vùng ĐBSCL tỷ lệ 1:250.000 đã được Bộ môn Khoa Học Đất và Quản Lý Đất Đai, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng 1 Khoa Môi Trường & TNTN, Trường Đại học Cần Thơ 10 Tạp chí Khoa học 2011:18b 10-17 Trường Đại học Cần Thơ Dụng, Trường Đại học Cần Thơ cập nhật, bổ sung lần cuối cùng. Tuy nhiên, cho đến nay, do tình hình phát triển của nông nghiệp, việc khai thác sử dụng đất được mở rộng, quá trình thay đổi thường xuyên các kiểu sử dụng đất; thoái hóa đất nhiều nơi đang ở mức độ nghiêm trọng cũng như do tác động của các yếu tố tự nhiên và con người như lũ lụt, xây dựng các hệ thống ngăn lũ, ngăn mặn và các hệ thống mương tiêu và cấp nước nội đồng và tình hình biến đổi khí hậu đã làm thúc đẩy các tiến trình xảy ra trong đất từ đó làm thay đổi rất nhiều các đặc tính lý - hóa học trong đất đưa đến hình thái phẫu diện cũng thay đổi. Các bản đồ đất hay các nhóm đất nói trên đã được thay đổi vị trí chưa được cập nhật, bổ sung nên không còn đáp ứng được với tình hình thực tế nữa. Từ đó, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận dạng, đánh giá và quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững cho vùng ĐBSCL. Để đáp ứng sự thay đổi trên thì bản đồ phân loại đất rất cần thiết được cập nhật và chuyển đổi sang hệ thống WRB được FAO cập nhật, bổ sung từ chú giải bản đồ đất thế giới (FAO, 1998) với sự chuyển đổi và sát nhập của một số nhóm đất và sự thay đổi một số định nghĩa, thuật ngữ… trong hệ thống phân loại và đến năm 2006 hệ thống WRB - FAO (FAO, 2006a) tiếp tục được cập nhật, bổ sung. 2 PHƯƠNG PHÁP Dữ liệu và lược khảo bản đồ phân loại đất trước đây tại vùng nghiên cứu được thu thập, từ đó xác định các đặc tính chủ yếu cho việc phân loại đất bao gồm bản đồ phân bố đất ở ĐBSCL phân loại theo hệ thống WRB - FAO (1998) tỷ lệ 1:250.000 được xây dựng bởi Bộ môn Khoa Học Đất và Quản Lý Đất Đai; bản đồ hành chính ranh giới các tỉnh vùng ĐBSCL tỷ lệ 1:250.000, bản đồ hiện trạng sử dụng đất ĐBSCL năm 2008 tỷ lệ 1:250.000 (Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai, 2008). Các số liệu phân tích lý - hóa học, hình thái đất đã được khảo sát trước đây được thu thập từ các chương trình VH10, 60-02, 60B, Hydro, Sarec, chỉnh lý bản đồ đất tỉnh An Giang năm 2006, Sở khoa học công nghệ tỉnh Bến Tre năm 2003, đề tài Hậu Giang năm 2008, các đề tài nghiên cứu các cấp khác. Trên cơ sở đó tiến hành xác định các loại đất, tầng chẩn đoán, đặc tính chẩn đoán, vật liệu chẩn đoán đã được phân loại trước đây và dự kiến các đặc tính khác có thể phát sinh khi tiến hành phân loại đất. Điều tra khảo sát ngoài đồng nhằm kiểm tra và bổ sung các tầng chẩn đoán, đặc tính chẩn đoán, vật liệu chẩn đoán cần thiết cho việc phân loại đất thông qua mô tả hình thái phẫu diện và phân tích các đặc tính lý - hóa học của các loại đất ở ĐBSCL. Các điểm điều tra khảo sát chủ yếu là các điểm dọc theo các contour đất được phân loại trước đây. Có 276 mũi khoan đã được khoan và mô tả phân loại. Độ sâu khảo sát thống nhất theo tiêu chuẩn của FAO - UNESCO là 1,25 m, dùng khoan tay. ( ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÂN LOẠI ĐẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO HỆ THỐNG CHÚ GIẢI FAO –WRB (2006) Tạp chí Khoa học 2011:18b 10-17 Trường Đại học Cần Thơ PHÂN LOẠI ĐẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO HỆ THỐNG CHÚ GIẢI FAO –WRB (2006) Phạm Thanh Vũ1, Võ Quang Minh, Lê Quang Trí và Trần Thanh Thắng ABSTRACT To service for land use change in the Mekong Delta and land management effect and sustainability demands to reply on map of soils type distribution. Land use in the past drastied changes and together with climate changes land use effect to change soil groups on soils property and quality. Hence, soils classification system in the world have been improved and updated to suit more. WRB/FAO(2006) system have proposed with new characteristics and soils morphology. The results show that, in the Mekong Delta, ten soils major founded such as: Albeluvisols, Alisols, Arenosols, Fluvisols, Gleysols, Histosols, Leptosols, Luvisols, Plinthosols, Solonchaks with sixty soil types difference. Keywords: Soils, soils material, soils classification, soils morphology genesis, Soils profile description Title: Soils of the Mekong delta classified by WRB-FAO (2006) classification system TÓM TẮT Để phục vụ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL) và tình hình quản lý sử dụng đất hiệu quả và bền vững thì đòi hỏi cần phải dựa trên nền tảng cơ bản là bản đồ phân bố các loại đất. Trong thời gian qua sự thay đổi sử dụng đất đai chuyển biến mạnh mẽ cũng như sự biến đổi của khí hậu tác động đến sử dụng đất đai làm cho một số nhóm đất có sự thay đổi về đặc tính đất và chất lượng đất. Từ đó, hệ thống phân loại đất trên thế giới cũng đã cải biên và cập nhật lại cho phù hợp hơn. Hệ thống WRB/FAO(2006) được bổ sung với những đặc tính bổ sung và nhận diện hình thái phẫu diện đất mới. Kết quả khảo sát kiểm tra, bổ sung ở ĐBSCL có 10 nhóm đất chính: Albeluvisols, Alisols, Arenosols, Fluvisols, Gleysols, Histosols, Leptosols, Luvisols, Plinthosols, Solonchaks với 60 biểu loại đất khác nhau. Từ khóa: Đất, vật liệu đất, phân loại đất, hình thái đất, mô tả phẫu diện đất 1 MỞ ĐẦU Đồng bằng sông Cửu Long với qui mô về diện tích và chất lượng đất đã trở thành vựa lúa lớn nhất của Việt Nam. Với lịch sử hình thành khá đặc trưng đã phát sinh ra nhiều loại đất phổ biến với qui mô khá lớn, cho nên dù đã được nghiên cứu từ lâu, nhưng việc phân loại đất ở ĐBSCL cho đến nay vẫn là đề tài nghiên cứu và quan tâm đặc biệt của ngành khoa học thổ nhưỡng trong nước và quốc tế. Trong thời gian qua công tác điều tra khảo sát phân loại đất đã được tiến hành và thu được những kết quả đáng kể như xây dựng được bản đồ phân bố đất vùng ĐBSCL tỷ lệ 1:250.000 từ các chương trình cấp nhà nước 60-02, 60B vào năm 1986, sau đó đã được cập nhật và chỉnh lý bổ sung năm 1992 từ chương trình Sarec. Đến năm 2005, bản đồ phân bố đất vùng ĐBSCL tỷ lệ 1:250.000 đã được Bộ môn Khoa Học Đất và Quản Lý Đất Đai, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng 1 Khoa Môi Trường & TNTN, Trường Đại học Cần Thơ 10 Tạp chí Khoa học 2011:18b 10-17 Trường Đại học Cần Thơ Dụng, Trường Đại học Cần Thơ cập nhật, bổ sung lần cuối cùng. Tuy nhiên, cho đến nay, do tình hình phát triển của nông nghiệp, việc khai thác sử dụng đất được mở rộng, quá trình thay đổi thường xuyên các kiểu sử dụng đất; thoái hóa đất nhiều nơi đang ở mức độ nghiêm trọng cũng như do tác động của các yếu tố tự nhiên và con người như lũ lụt, xây dựng các hệ thống ngăn lũ, ngăn mặn và các hệ thống mương tiêu và cấp nước nội đồng và tình hình biến đổi khí hậu đã làm thúc đẩy các tiến trình xảy ra trong đất từ đó làm thay đổi rất nhiều các đặc tính lý - hóa học trong đất đưa đến hình thái phẫu diện cũng thay đổi. Các bản đồ đất hay các nhóm đất nói trên đã được thay đổi vị trí chưa được cập nhật, bổ sung nên không còn đáp ứng được với tình hình thực tế nữa. Từ đó, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận dạng, đánh giá và quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững cho vùng ĐBSCL. Để đáp ứng sự thay đổi trên thì bản đồ phân loại đất rất cần thiết được cập nhật và chuyển đổi sang hệ thống WRB được FAO cập nhật, bổ sung từ chú giải bản đồ đất thế giới (FAO, 1998) với sự chuyển đổi và sát nhập của một số nhóm đất và sự thay đổi một số định nghĩa, thuật ngữ… trong hệ thống phân loại và đến năm 2006 hệ thống WRB - FAO (FAO, 2006a) tiếp tục được cập nhật, bổ sung. 2 PHƯƠNG PHÁP Dữ liệu và lược khảo bản đồ phân loại đất trước đây tại vùng nghiên cứu được thu thập, từ đó xác định các đặc tính chủ yếu cho việc phân loại đất bao gồm bản đồ phân bố đất ở ĐBSCL phân loại theo hệ thống WRB - FAO (1998) tỷ lệ 1:250.000 được xây dựng bởi Bộ môn Khoa Học Đất và Quản Lý Đất Đai; bản đồ hành chính ranh giới các tỉnh vùng ĐBSCL tỷ lệ 1:250.000, bản đồ hiện trạng sử dụng đất ĐBSCL năm 2008 tỷ lệ 1:250.000 (Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai, 2008). Các số liệu phân tích lý - hóa học, hình thái đất đã được khảo sát trước đây được thu thập từ các chương trình VH10, 60-02, 60B, Hydro, Sarec, chỉnh lý bản đồ đất tỉnh An Giang năm 2006, Sở khoa học công nghệ tỉnh Bến Tre năm 2003, đề tài Hậu Giang năm 2008, các đề tài nghiên cứu các cấp khác. Trên cơ sở đó tiến hành xác định các loại đất, tầng chẩn đoán, đặc tính chẩn đoán, vật liệu chẩn đoán đã được phân loại trước đây và dự kiến các đặc tính khác có thể phát sinh khi tiến hành phân loại đất. Điều tra khảo sát ngoài đồng nhằm kiểm tra và bổ sung các tầng chẩn đoán, đặc tính chẩn đoán, vật liệu chẩn đoán cần thiết cho việc phân loại đất thông qua mô tả hình thái phẫu diện và phân tích các đặc tính lý - hóa học của các loại đất ở ĐBSCL. Các điểm điều tra khảo sát chủ yếu là các điểm dọc theo các contour đất được phân loại trước đây. Có 276 mũi khoan đã được khoan và mô tả phân loại. Độ sâu khảo sát thống nhất theo tiêu chuẩn của FAO - UNESCO là 1,25 m, dùng khoan tay. ( ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
báo cáo khoa học nghiên cứu khoa học vật liệu đất phân loại đất hình thái đất mô tả phẫu diện đấtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1531 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 478 0 0 -
57 trang 335 0 0
-
33 trang 313 0 0
-
63 trang 292 0 0
-
13 trang 262 0 0
-
95 trang 260 1 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 255 0 0 -
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 250 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 246 0 0