Danh mục

Phân loại phạm vi tình cảm của mục đích giáo dục

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 93.70 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Chú ý (nhận) - Nhận thức thấy - Sẵn sàng để đón nhận - Sự chú ý có chọn lọc hoặc được kiểm soát 2. Sự đáp lại - Đồng ý đáp lại - Sẵn sàng đáp lại - Thoả mãn đáp lại 3. Đánh giá - Chấp nhận về giá trị - Ưu tiên hơn đối với một giá trị - Cam kết và đồng lòng 4. Tổ chức - Khái niệm về giá trị - Tổ chức một hệ thống giá trị 5. Đặc trưng bởi sự phức tạp của giá trị - Một tập hợp khái...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân loại phạm vi tình cảm của mục đích giáo dục Phân loại phạm vi tình cảm của mục đích giáo dục 1. Chú ý (nhận) - Nhận thức thấy - Sẵn sàng để đón nhận - Sự chú ý có chọn lọc hoặc được kiểm soát 2. Sự đáp lại - Đồng ý đáp lại - Sẵn sàng đáp lại - Thoả mãn đáp lại 3. Đánh giá - Chấp nhận về giá trị - Ưu tiên hơn đối với một giá trị - Cam kết và đồng lòng 4. Tổ chức - Khái niệm về giá trị - Tổ chức một hệ thống giá trị 5. Đặc trưng bởi sự phức tạp của giá trị - Một tập hợp khái quát hoá - Đặc trưng hoá Những mô hình phát triển CTĐT Hiện có một số mô hình về phát triển CTĐT. Tuy nhiên,nếu ta cố gắng để trình bày các kiểu phát triển CTĐT khácnhau có thể dẫn tới sự lẫn lôn. Để tránh đi những điều gây khóhiểu chúng tôi sẽ trình bày 3 mô hình nổi tiếng nhất. Ba mô hìnhnày là: - Mô hình mục tiêu (thực ra phải dịch là mô hình mục đíchmới đúng. ND) - Mô hình quá trình - Mô hình phân tích tình huốngMô hình mục tiêu: Mô hình này chịu ảnh hưởng của tâm lý học hành vi và thểhiện các mục tiêu bởi các thuật ngữ thuộc phạm trù hành vi.Theo mô hình này, có 5 giai đoạn chính trong phát triểnCTĐT. 1. Khẳng định các mục tiêu chung (aim), mục tiêu cụ thể(goal) và mục đích (objective) – (đề nghị bạn đọc nên phânbiệt khái niệm mục tiêu và mục đích – mục tiêu là điều ta hướngtới và nhắm tới mang tính định hướng hơn là kết quả cụ thể cònmục đích là điều ta muốn giành được và đạt được cụ thể hơn.ND). Giai đoạn đầu tiên trong mô hình này thường bắt nguồntừ triết lý quốc gia về giáo dục. Mục tiêu chung (aim) đượchình thành gắn với bối cảnh xã hội rộng lớn hơn ở đó việc họctập diễn ra, chính vì lẽ đó mục tiêu chung phải bị chi phối bởinhu cầu và các giá trị mà xã hội chấp nhận. Mục tiêu chung củacác trường ĐH được phản ánh trong sứ mệnh của nhà trườngđược phê chuẩn bởi quốc hội (đối với Việt nam – Chính phủ)khi trường được thành lập. Mục tiêu cụ thể và các mục đíchcũng đồng thời được hình thành gắn với khung chính sáchchung. 2. Lựa chọn nội dung: Sau khi khẳng định mục tiêu vàmục đích của giáo dục, cần chọn lựa nội dung giáo dục. Nộidung giáo dục được dạy trong các ĐH thường được quyết địnhbởi cơ quan quyền lực có trách nhiệm thiết lập chương trình.Khi muốn cải tiến hoặc sửa đổi CTĐT trước hết cần xem xét lạiCTĐT hiện hành liệu có cần thiết phải thêm những nội dungkhác không. 3. Chọn kinh nghiệm học tập:Những kiến thức và kỹ năngnhằm để cung cấp cho người học đạt được nội dung chươngtrình đã được xác định. Những nội dung này bao gồm từnhững bài giảng tới những bài thực tập và thực hành và cầnthiết đối với mỗi phạm vi nội dung. 4. Tổ chức và làm nội dung học tập phù hợp với bốicảnh: Mỗi phần kiến thức và kỹ năng cần phù hợp với mỗiphạm vi nội dung. Những kiến thức và kỹ năng sẽ được tổ chứctheo một trình tự sao cho bao hàm hết nội dung chương trình.

Tài liệu được xem nhiều: