Danh mục

Phân loại quốc tế về động kinh

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 201.07 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với một tỷ lệ bệnh mới hàng năm dao động trong khoảng từ 50 đến 120 cho mỗi 100000 dân, động kinh đã và đang là một vấn đề sức khoẻ thường gặp trong thực hành y khoa thường ngày. Mỗi năm có khoảng 20 trong 100000 người bị một cơn “động kinh” duy nhất, và suốt cả đời của những người này chỉ có cơn độc nhất này mà thôi. Nguy cơ để một cá nhân phát bệnh động kinh trong cuộc đời của họ – nói cách khác là tỷ lệ dồn của động kinh ở cá...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân loại quốc tế về động kinh Phân loại quốc tế về động kinhVới một tỷ lệ bệnh mới hàng năm dao động trong khoảng từ 50 đến 120 cho mỗi100000 dân, động kinh đã và đang là một vấn đề sức khoẻ thường gặp trong thựchành y khoa thường ngày. Mỗi năm có khoảng 20 trong 100000 người bị một cơn“động kinh” duy nhất, và suốt cả đời của những người này chỉ có cơn độc nhất nàymà thôi. Nguy cơ để một cá nhân phát bệnh động kinh trong cuộc đời của họ – nóicách khác là tỷ lệ dồn của động kinh ở cá nhân này – bằng trong khoảng 3 đến 5%.Tỷ lệ bệnh mới của động kinh được ghi nhận là cao nhất ở các lứa tuổi sau đâygồm có lứa tuổi sơ sinh vàtrẻ nhỏ, và lứa tuổi già. Tỷ lệ bệnh toàn bộ của độngkinh tương đối ổn định trong các quần thể người sau lứa tuổi thiếu nhi, tuy nhiêntỷ lệ này lại có xu hướng tăng lên trong quần thể người lớn tuổi. So với các nướcphát triển, động kinh được gặp nhiều hơn ở các nước đang phát triển.ĐỊNH NGHĨACơn động kinhCơn động kinh (Anh ngữ là epileptic seizure; Pháp ngữ là épilepsie hay criseépileptique) là biểu lộ của một phóng lực bất thường, quá mức và đồng thì của mộtnhóm các nơron của não bộ. Các biểu lộ lâm sàng của cơn mang tính chất độtngột, nhất thời và rất đa dạng như triệu chứng vận động, triệu chứng cảm giác,triệu chứng tâm thần. Trong cơn, bệnh nhân có thể còn hay mất ý thức. Đặc điểmcủa triệu chứng trong cơn thì bị quy định bởi vùng não bộ có nơron cho phóng lựcbất thường, ví dụ như co giật cục bộ nửa người nếu ổ động kinh nằm ở vỏ não vậnđộng đối bên. Cần lưu ý rằng điện não ký có thể phát hiện những biểu lộ điện củacác phóng lực bất thường ở những người không hề có biểu lộ lâm sàng của độngkinh; quan điểm thống nhất hiện nay không xem các trường hợp đó là có cơn độngkinh.Động kinhĐộng kinh (epilepsy; épilepsie) là thuật ngữ dùng để chỉ một tình huống trong đóngười bệnh dễ bị đi bị lại nhiều cơn động kinh. Trong thực hành thuật ngữ nàyđược sử dụng đến khi người bệnh đã bị ít nhất là từ hai cơn động kinh trở lên.NGUYÊN LÝ CỦA VIỆC PHÂN LOẠI ĐỘNG KINHPhân loại động kinh là một nội dung quan trọng trong hoạt động của các chuyênviên động kinh học của nhiều quốc gia, đ ược bắt đầu thực hiện từ năm 1969, và đãđược xem xét bổ sung hết thảy 4 lần từ lúc đó đến nay. Để thực hiện đ ược côngviệc quan trọng này, Liên Đoàn Quốc Tế Chống Động Kinh (International LeagueAgainst Epilepsy: ILAE) đã thành lập một uỷ ban chuyên về phân loại động kinh.Việc phân loại động kinh hữu ích ở chỗ cung cấp những thuật ngữ thống nhất vềvấn đề, giúp nhận dạng các loại cơn và hội chứng động kinh đặc hiệu trên lâmsàng mà nhờ vào đó mới có thể đưa ra được những phương thức điều trị phù hợpvà hữu hiệu, và cuối cùng ở chỗ là kích thích sự nghiên cứu về nhóm bệnh này.Trở ngại chính của việc phân loại động kinh nằm ở chỗ động kinh suy cho cùngchỉ là triệu chứng chứ không phải là bệnh. Trong thực tế nhận định này có khikhông đúng hoàn toàn vì một số loại cơn như cơn nhỏ hay cơn vắng ý thức lạiđược xem là một hội chứng động kinh chuyên biệt. Trở ngại khác nữa được gặptrong việc đặt tên gọi loại cơn có khi không phù hợp hoàn toàn với vị trí của ổđộng kinh mà ví dụ điển hình ở đây là cơn động kinh thuỳ thái dương trong đó ổđộng kinh có thể nằm ở thuỳ thái dương nhưng cũng có thể được gặp ở các vị tríkhác, ngoài thuỳ thái dương; vì lý do đó mà mà ngày này cơn động kinh thuỳ tháidương được goị tên là cơn cục bộ phức tạp.Sự phân biệt giữa cơn cục bộ (partial seizure; crise partielle hay épilepsie partielle)và cơn toàn thể hoá (generalized seizure; crise généralisée hay épilepsiegénéralisée) là một khái niệm cơ sở rất có giá trị của động kinh học trong ứngdụng lâm sàng mặc dù rằng trong thực tế đôi khi có những tình huống đặc biệt nhưcơn động kinh có ổ cục bộ nhưng triệu chứng lan ra thành toàn thể qua nhanhkhiến việc nhận dạng trên lâm sàng ổ động kinh này trở thành bất khả thi, hoặcnhư những trường hợp cơn động kinh toàn thể hoá có xuất phát điểm từ nhiều ổđộng kinh khác nhau.Khái niệm về vị trí của ổ động kinh và sự lan ra của cơn động kinh là một khíacạnh quan trọng khác của việc phân loại động kinh: ổ động kinh ở tại vùng nàocủa não bộ thì biểu lộ lâm sàng sẽ tương ứng với rối loạn chức năng của vùng đónhưng các phóng lực từ ổ động kinh lan nhanh sang các vùng khác sẽ khiến cácbiểu lộ lâm sàng thay đổi khác đi, có khi sự thay đổi này xuất hiện qúa nhanhkhiến người ta không thể nhận dạng được triệu chứng đầu tiên vốn là dấu ấn chínhhiệu của ổ động kinh có liên quan. Cơn động kinh thuỳ thái dương là một ví dụminh hoạ điển hình cho khái niệm này: phóng lực đầu tiên trong cơn động kinhthuỳ thái dương cho bệnh nhân cảm giác “đã thấy” (déjà vu) nhưng triệu chứngnày bị biến đổi ngay sau đó bởi sự lan nhanh của các phóng lực bất th ường trongthuỳ thái dương gây ra những triệu chứng khác như quên, mất ý thức, kế đó là sựlan nhanh của phóng lực ra cả ...

Tài liệu được xem nhiều: