Danh mục

Phần mềm quản lý bán hàng, chuỗi cửa hàng

Số trang: 6      Loại file: docx      Dung lượng: 18.11 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần mềm quản lý bán hàng là thành phần quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành, quy trình hoạt động của toàn bộ cửa hàng, giúp cho cửa hàng hoạt động nhanh chóng, ổn định và liên tục, giúp thu thập dữ liệu bán hàng và cho ra các báo cáo hoạt động kinh doanh nhằm giúp chủ cửa hàng có thông tin chính xác để đưa ra các quyết định kinh doanh tiếp theo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phần mềm quản lý bán hàng, chuỗi cửa hàng PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG, CHUỖI CỬA HÀNG Phần mềm quản lý bán hàng là thành phần quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc  vận hành, quy trình hoạt động của toàn bộ  cửa hàng, giúp cho cửa hàng hoạt động nhanh  chóng,  ổn định và liên tục, giúp thu thập dữ  liệu bán hàng và cho ra các báo cáo hoạt động   kinh doanh nhằm giúp chủ  cửa hàng có thông tin chính xác để  đưa ra các quyết định kinh   doanh tiếp theo. Tại sao chúng ta phải sử dụng phần mềm quản lý bán hàng? Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng cần quản lý tốt. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng  là phương pháp tốt nhất hiện nay để quản lý toàn bộ quy trình hoạt động kinh doanh của toàn  bộ tất cả chuỗi cửa hàng. Cụ thể, hệ thống sẽ giúp bạn: Bán hàng nhanh chóng và chính xác. Đặc biệt khi cửa hàng của bạn có vài trăm mặt hàng trở  lên, khả năng nhớ giá bán, tính năng sản phẩm gần như là không thể, vì vậy phần mềm quản  lý bán hàng giúp bạn điều này. Khi đó, dù khách hàng có mua một hay nhiều sản phẩm cùng   lúc, phần mềm cũng giúp bạn trả về chính xác số tiền của từng mặt hàng và tổng tiền phải   thanh toán chỉ trong vài giây. Ngoài ra, hệ thống còn giúp bạn quản lý kho, hàng hóa sản phẩm, nhân viên, khách hàng &  quy trình hoạt động, phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính xác. Hệ thống báo cáo cũng là một thành phần quan trọng nhất của phần mềm quản lý bán hàng  mà bất kỳ một người chủ cửa hàng cũng cần sử dụng, theo dõi và giám sát. Từ  dữ liệu của   báo cáo hoạt động bán hàng mà người quản lý có thể  đưa ra các quyết định tiếp theo chính   xác, hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ cửa hàng. Phần mềm quản lý bán hàng giúp bạn những gì và giúp như thế nào? Đầu tiên là nói về hiệu quả của việc quản lý khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Quản lý kho hàng Bạn quản lý vài trăm hoặc vài ngàn mặt hàng trong kho hàng của mình như thế nào? Và mỗi   mặt hàng hiện tại còn tồn kho bao nhiêu? Khi nào cần nhập hàng thêm? Khi nào cần xả hảng  và xả mặt hàng nào trước? … Để  trả  lời tất cả  câu hỏi trên, rất dễ  dàng. Trước hết vào hệ  thống quản lý kho hàng của  phầm mềm, trong đây chứa đựng tất cả  thông tin chính xác nhất về  kho hàng của cửa hàng  nhằm giúp bạn trả lời tất cả các câu hỏi trên. Sản phẩm gần hết hàng (hay gần hết tồn kho), hệ thống có báo cáo để nhập hàng thêm, hàng   tồn kho lâu (hoặc sắp hết hạn sử dụng) cũng được thông báo để  bạn lên kế hoạch xả hàng,  số lượng sản phẩm, mặt hàng, nhóm hàng cũng hiển thị chính xác và đầy đủ thông tin, thậm  chí hàng đang được đặt ở vị trí nào của kho, thuộc kho nào cũng có đầy đủ thông tin. Quản lý sản phẩm, hàng hóa Hàng hóa sản phẩm cũng có hàng trăm mặt hàng, cùng với đó là hàng nghìn đặc tính, thuộc  tính sản phẩm, giá bán … Chúng ta không thể  nhớ  hết những điều này, và khi đó thì phần  mềm quản lý bán hàng giúp chúng ta trong vấn đề này. Vào hệ thống để tra cứu thông tin sản phẩm như nhóm hàng, giá bán, tồn kho là phương thức   nhanh chóng nhất, từ những thông tin này, nhà quản lý dễ dàng đưa ra những quyết định cho   chiến lược bán hàng kế tiếp. Quản lý nhân viên Khả  năng quản lý nhân viên cũng giúp cho hoạt động của quy trình bán hàng được lưu loát,  trôi chảy và dễ dàng. Quản lý nhân viên không phải là quản lý giờ làm check in – check out,  ca làm của đội ngũ nhân viên, mà là khả năng quản lý hoạt động của các nhân viên trong cả  một quy trình làm việc. Cụ thể, từ hệ thống, nhà quản lý sẽ biết được nhân viên nào hoạt động hiệu quả, khi vấn đề  phát sinh, cũng có thể  nhìn ra điểm chậm trễ   ở quy trình nào, thuộc về  nhiệm vụ  của nhân  viên nào … Từ các dữ liệu này mà ta có thể cải thiện lại quy trình hoạt động phù hợp, phân   bổ nhân viên vào vị trí hợp lý … Quản lý tốt được đội ngũ nhân viên của cả một chuỗi cửa hàng, chắc chắn chi phí vận hành   của hệ thống cũng giảm mà khả năng phục vụ khách hàng lại cao. Quản lý khách hàng & chăm sóc khách hàng Phần mềm không chỉ quản lý được nhân viên của mình, mà còn quản lý cả  khách hàng như  thông tin khách hàng, hành vi sử  dụng dịch vụ  sản phẩm của khách hàng, khách hàng VIP,   khách hàng trung thành hay khách hàng tổ chức, phương thức thanh toán ưu chuộng … Tất cả  những dữ liệu này đều là cần thiết cho nhà quản lý để  thống kê lại rồi dựa trên đó  đưa ra những quyết sách chiến lược sắp đến. Đặc biệt là đối với chuỗi cửa hàng, bạn không   thể bỏ qua vấn đề quản lý & chăm sóc khách hàng. Quản lý quy trình hoạt động chuyên nghiệp Quy trình hoạt động của cửa hàng, hay một chuỗi cửa hàng đều phải được quản lý chặt chẽ.  Từ khâu nhập hàng & tồn kho cho đến giao dịch bán hàng, thanh toán, xuất hóa đơn và hoàn   tiền đều phải được quản lý. Khi đó mọi dữ  liệu đều được lưu trên phần mềm quản lý bán   hàng, thứ tự các bước của quy trình được đảm bảo nhằm tránh những rủi ro phát sinh … Khi quy trình hoạt động được ổn định, chuyên nghiệp thì cả hệ thống bán hàng được lợi gì? Bán hàng nhanh chóng, giúp tối đa hóa lợi nhuận & làm hài lòng khách hàng. Tiết kiệm chi phí quản lý, vận hành, nhân viên, thiết bị ... Hỗ trợ khả năng ra chiến lược bán hàng, marketing … Kế  tiếp là hệ  thống báo cáo bán hàng. Ai cũng biết hệ  thống báo cáo là một trong những   phần quan trọng nhất của toàn bộ  hệ  thống bán hàng. Vậy, về  cơ  bản, phải có những báo   cáo tối thiểu nào để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của cửa hàng / chuỗi cửa hàng? Báo cáo về doanh thu bán hàng Đầu tiên là báo cáo về  doanh thu bán hàng. Thông thường, chúng ta mong muốn biết được  kết quả  hoạt động kinh doanh của một ngày, tuần, tháng, quý và năm. Ngoài ra, tùy vào  ngành hàng mà chúng ta cần một bảng báo cáo theo yêu cầu. Mục đích của báo cáo bán hàng ngoài việc biết hoạt động doanh thu tăng giảm như  thế  nào   thì còn một vấn đề  quan trọng: đó là “Peak Hour”, giờ cao điểm của hoạt động kinh doanh.  Khi biết được thời điểm cao điểm này, chúng ta dễ dàng sắp xếp nhân sự, hàng hóa, thiết bị  … để phục vụ vào giờ cao điểm,  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: