Quang cảnh đặc trưng ở Phan Rang – lung tung, xộc xệch. Phan Rang-Tháp Chàm, một đô thị xộc xệch như một khu tị nạn chạy dọc con đường quốc lộ bụi mù mịt. Cả một đô thị cũ chỉ có vườn hoa Yersin là đẹp nhất, vì có ba cây muồng mưa cổ thụ hàng trăm năm. Vườn hoa này nghe bảo do cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tài trợ, nhưng ba cây muồng thì phải có từ trước rồi. Thành phố mới đầu tư một trục đường trung tâm là đường 16 tháng 04 to tướng, cắm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phan Rang–Tháp Chàm: Bản sắc… Lại vẫn là chuyện bản sắc Phan Rang–Tháp Chàm: Bản sắc… Lại vẫn là chuyện bản sắcQuang cảnh đặc trưng ở Phan Rang – lung tung, xộc xệch.Phan Rang-Tháp Chàm, một đô thị xộc xệch như một khu tị nạn chạydọc con đường quốc lộ bụi mù mịt. Cả một đô thị cũ chỉ có vườn hoaYersin là đẹp nhất, vì có ba cây muồng mưa cổ thụ hàng trăm năm.Vườn hoa này nghe bảo do cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tài trợ,nhưng ba cây muồng thì phải có từ trước rồi. Thành phố mới đầu tưmột trục đường trung tâm là đường 16 tháng 04 to tướng, cắm thẳngvào dải đô thị hiện hữu như một cái đinh cắm vào giữa con giun. Giữatrục đường phình ra một quảng trường trống hoác, ốp hai bên bởi haikhu tượng đài xấu chưa từng thấy. Không hiểu sao mãi mà quốc hộikhông thông qua luật cấm làm tượng đài ở Việt Nam. Ở bất kỳ nơitrang trọng nào, chúng nó cũng ỉa ra một cục to tướng mà không thểđập đi được, lý do là v tượng đài. Hai bên đường, những cây sao đen,dầu rái non nớt run rẩy trong gió biển. Không biết ai xui thành phốtrồng những cây này sát biển như vậy.Công viên Yersin với 3 cây muồng mưa cổ thụ.Quảng trườngTượng đài ở quảng trường 16.04Cái này cũng ở bên quảng trường 16.04, không biết là tượng đài hay làcái gì, thấy xấu quá nên không lại gần xem.Công viên ven biển Phan Rang được thiết kế hình chữ S, chia ra thànhcác vùng như các tỉnh thành trong cả nước. Mỗi tỉnh sẽ tặng một vàicây đặc trưng của tỉnh mình để trồng ở đây. Một nhân viên sở Xâydựng than thở: có tỉnh gọi điện báo là có cây rồi nhưng không có tiềnchở vào, Phan Rang phải tự đến mà lấy. Có tỉnh thì nhiệt tình chở đếntận nơi, nhưng một cái cây bé tí mà Phan Rang phải chiêu đãi nhậu nhẹtcho cả đoàn. Khổ nữa là công viên thì ở ngay bờ biển, mà các tỉnh thìtặng cây đặc trưng của tỉnh mình, như Đồng Tháp thì tặng cây đầm lầy,Yên Bái thì tặng cây vùng núi như trám đen v.v… Vậy là Phan Rangtha hồ mà chăm sóc, để chết thì ảnh hưởng đến tình hữu nghị, nhưngrốt cuộc thì chúng vẫn chết gần hết. Tôi an ủi các bạn: chẳng phải sailầm của riêng Phan Rang đâu, ngay Hà Nội, người ta quy hoạch khulàng văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô trên một vùng đồi đáong, cũng có ý đồ tạo thành hình nước Việt, với mỗi vùng trồng câyđặc trưng của vùng đó. Ghê hơn nữa là họ không chỉ định trồng mộtcây đặc trưng, mà trồng những rừng sinh thái đặc trưng. Đất nước nàylạ lắm, trên mảnh công viên nào cũng có ý đồ trồng cho đủ cây cối bamiền, ra cái điều đa dạng bản sắc, nhưng ngoài đời thì mọi bản sắc đềubị cố gắng cào bằng, miền ngược cũng như miền xuôi, dưới biển cũngnhư trên rừng.Nghe tên Phan Rang, Tháp Chàm từ hồi bé, trong đầu tôi luôn hìnhdung một văn hóa Chăm Pa xa xôi, với những tháp chàm kỳ bí, vàngrực như những đóa sen lửa trong ánh hoàng hôn, với những đoàn phụnữ chăm lầm lũi đội nước đi trên cồn cát sa mạc, những con bò trắngsừng thẳng, mặt hiền như những con bò thần ở Ấn Độ, Nepal, rồi gốmChăm, mộc mạc mà đẹp như thời tiền sử.Gần như không còn người Chăm nào ở trong thành phố. Trên sở Xâydựng, gần như không ai biết tới những làng Chăm. Có một nhân viênduy nhất trên sở là người Chăm, nhưng khi nghe chúng tôi hỏi về làngChăm, chị nhìn chúng tôi như thể chúng tôi hỏi thăm về quái vật nào.Kiến thức của chị không ra ngoài cái tên Bàu Trúc. Tôi tới làng gốmChăm nổi tiếng Bàu Trúc. Không còn một đồ gốm nào mang hơi hướngChăm. Toàn là những đồ gốm trang trí, đắp điếm như ăn mày chín túi,rạch ngang dọc như đồ đồng nát, đã thế còn bóng lộn tân thời. Ngheđồn là mẫu mã do các nghệ sỹ tốt nghiệp mỹ thuật Sài Gòn truyền thụvà các khách xịn Sài gòn đặt hàng.Gốm Bàu Trúc. (Ảnh lấy trên mạng).Chúng tôi lại tìm đến trung tâm bảo tồn văn hóa Chăm, gặp ông Thọ,tương truyền là nghệ nhân gốm oách nhất người Chăm hiện còn sống.ông Thọ tiếp chúng tôi rất niềm nở tại nhà và cho biết ông là nghệ nhânChăm duy nhất tốt nghiệp đại học mỹ thuật Sài Gòn. Ông xuất thân ởBàu Trúc, nhưng giờ quy ẩn tại làng An Nhơn, vì thấy kinh hãi vớinhững sự thương mại hóa gốm chăm tại Bàu Trúc mà ông từng làngười tiên phong. Ông nói rất nhiều về cái tinh tế của gốm Chămtruyền thống, của trang phục, ẩm thực Chăm, những thứ đã từng gópphần vào một vương quốc Chăm Pa hùng mạnh. Tuy nhiên, trong nhàông tuyệt không còn vết tích gì của Chăm Pa, không còn mẫu gốm cổtruyền, không còn thổ cẩm, không còn món ăn. Chỉ còn những sáng tạomới bằng gốm và sơn dầu của ông, hoàn toàn theo phong cách tạonguồn của một trường mỹ thuật Sài Gòn mà tôi có thể hình dung. Ôngnói ông là người duy nhất sưu tầm các mẫu gốm Chăm cho trung tâmbảo tồn văn hóa Chăm, nhưng không có đồ cũ, mà là toàn đồ mới làm,theo mẫu mã ông tự vẽ. Bởi vì theo ông, người Chăm dùng vò gốm đểđựng nước, đựng gạo và coi đó như một phần linh hồn và vận mệnhcủa mình. Họ không bao giờ lấy hết gạo ra khỏi hũ. Trước khi dùng đồgốm, nhất là hũ gạo, họ đều phải làm lễ cẩn thận, thậm chí dán bùa. Vìvậy người Chăm dù nghèo cũng không bao giờ dám bán đồ gốm đangdùng.Nhà nghệ nhân gốm Chăm – ông Thọ ở làng An Nhơn. Với một ít tranhvà tượng của ông ở đằng sau.Hôm sau, theo lời ông Thọ khuyên, chúng tôi lặn lội đến làng BỉnhNghĩa, là làng Chăm xa xôi hẻo lánh nhất, và còn giữ bản sắc nhất. Ởđây, không những không còn gốm Chăm, thổ cẩm, mà thậm chí ngườigià còn khẳng định là người Chăm chưa từng biết làm đồ gốm và dệtthổ cẩm. Theo họ thì trước đây họ mua gốm của người Kinh từ Huếchuyển vào, nhưng bây giờ tân tiến, thay hết bằng đồ nhựa. Nhà cửa thìcũng tuềnh toàng, xanh đỏ chẳng ra bản sắc gì. Chỉ có những khuônviên và cấu trúc làng là đặc biệt. Khuôn viên nào cũng tương đối rộng,gần như vuông. Tất cả các công trình, từ nhà chính, nhà phụ, chuồngtrại đều quay quanh chu vi ba mặt, tạo thành sân ở trước. Đường làngdo những ô vuông này chừa ra mà thành, nên có chỗ to, chỗ nhỏ linhhoạt chứ không phải là một đường thẳng như phố xá. Những chỗ mởrộng ra thường có người ngồi chơi, hoặc ...