Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu phân tích bài "cảnh ngày hè" của nguyễn trãi - bài làm 2, tài liệu phổ thông phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích bài "Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi - Bài làm 2 Phân tích bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi - Bài làm 2 Nguyễn Trãi đã sống một cuộc đời mà cả hạnh phúc lẫn thương đau đều đượcđẩy đến tột cùng. Trong khoảng thời gian đời người hơn 60 năm, thi nhân đã để lạimột gia sản vô cùng quý giá. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực văn chương, lời nhận định kia đã không có gì làthái quá. Trước tác của Ức Trai có thơ, có văn, lại có cả lịch sử, địa lí nữa. Ở mảngthơ, bên cạnh tập thơ chữ Hán nổi tiếng Ức Trai thi tập, thiết nghĩ còn cần phải đặcbiệt chú ý vị trí vai trò của tập Quốc âm thi tập. Tác phẩm xưa nhất bằng Việt ngữ màchúng ta còn giữ được này, không những chiếm địa vị quan trọng trong lịch sử vănhọc nước nhà mà còn là tài liệu chủ yếu để nghiên cứu lịch sử phát triển của ngôn ngữnước ta. Gồm những bài thơ viết rải rác trong suốt cuộc đời, Quốc âm thi tập đã giúpngười đọc khai mở nhiều phần sâu kín trong tâm hồn người thi sĩ bất hạnh vào loạibậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Quốc âm thi tập có một cấu trúc chỉnh thể với 4 phần. Trong đó phần vô đềgồm toàn bộ những bài thơ không có tựa đề, được chia thành các nhóm : ngôn chí,mạn thuật, trần tình, thuật hứng, tự thán, bảo kính cảnh giới… Chùm thơ Bảo kínhcảnh giới (Gương báu răn mình - bài 43 luyến láy dumình) có 61 bài. Những câu thơtrong Bảo kính cảnh giới dương, có chút vui điểm vào cuộc đời đầy u uất của thi nhânNguyễn Trãi. Được tổ chức theo kiểu một bài thất ngôn bát cú nhưng bài thơ lại mở đầu bằngmột câu thơ thất luật, ngắt nhịp tự do, tự nhiên như lời nói thường ngày : Rồi/ hóng mát/ thuở ngày trường Khởi hứng bằng một tâm thế - tâm thế của một con người an nhàn hưởng thụ(thiên nhiên). Bài thơ có lẽ được làm trong một lần Nguyễn Trãi về ở Côn Sơn (theoĐào Duy Anh, trong đời mình Nguyễn Trãi có nhiều lần về ở Côn Sơn). Rũ sạch bụilầm của chốn phồn hoa đô hội, con người đến với thiên nhiên tự do, tự tại, giản dịkhông gò ép. Phải chăng, vì thế mà câu thơ cũng vuột ra khỏi cái khuôn khổ của thơluật để giản dị, nhẹ nhàng như chính con người và cuộc sống chốn sơn lâm. Câu thơ nhẹ nhàng gợi nghĩ đến hình ảnh một vị tiên đồng, đạo cốt. Từ rồi (cóbản chép là rỗi) kết hợp với ngày trường cộng hưởng với nhịp thơ kéo giãn thời giancủa một ngày. Cảm giác thư thái cũng theo đó mà ngân nga. Nguyễn Trãi không phải người không biết giới hạn. Có nhiều lần ông đã bày tỏý nguyện công thành thân thoái. Nếu phải viện đến lí do thì có lẽ nhiều người sẽnghĩ đến sự gắn bó rất chân thành của tác giả với thiên nhiên. Những bức tranh thiênnhiên mà tác giả đã say sưa nét vẽ như ở trong bài thơ này đã chứng tỏ một điều cuộcsống đâu phải cứ giàu có thì sang trọng : Hoè lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Cuộc sống của thi nhân là vậy. Cả cuộc đời nghèo khó, nhưng đó chỉ là ởphương diện vật chất mà thôi. Nhìn vào thi liệu thì bức tranh tất được vẽ vào lúc cuối hè : hoa lựu đang rộnràng chuyển sang màu đỏ rực, sen thì đã tiễn mùi hương. Việc lựa chọn thời gian nghệthuật cũng như cách thức miêu tả thiên nhiên hẳn không phải là chuyện ngẫu nhiên.Lá hoè ngả sang màu lục, um tùm dồn lại thành từng khối lá xanh, toả rộng, che rợpcả mặt sân. Hoa lựu không còn nhạt mà rực rỡ như những chùm lửa đỏ. Sau nàyNguyễn Du cũng dùng hoa lựu để nói cái oi bức, rực nóng của mùa hè : Dưới trăng quyên đã gọi hè, Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông. Dưới những ao đầm, hoa sen hồng đã nở rộ xen giữa những chiếc lá mát xanh,cả đầm sen đưa hương thơm ngát. Điểm vào cái không gian ấy là tiếng ve kêu ồn ãnhư đang trút hết mình cho phút chiều tà. Nếu mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảylộc thì mùa hạ là lúc trưởng thành. Đặc biệt cuối hè là lúc nó phô diễn một sức sốngcăng đầy, sung mãn nhất của sự trưởng thành. Nó bắt đầu kết trái cho mùa thu để rồichuẩn bị cho sự hoá thân vào mùa đông. Thiên nhiên trong bài thơ này là thế : dườngnhư nó đang ở trạng thái căng đầy nhất. Một bức tranh thiên nhiên đủ gợi cho chúngta liên tưởng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy. Hài hoà cùng thiên nhiên là cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người laođộng : Lao xao chợ cá làng ngư phủ Hàm ý của câu thơ dồn cả vào cái âm thanh của chợ cá. Sự náo nhiệt của chợcá gợi lên sự liên tưởng về cuộc sống no ấm thanh bình của người dân. Bởi chợ cá ởđây rất có thể chỉ là một góc chợ quê, mà âm thanh vẫn rộn ràng náo nhiệt vô cùng. Làm theo thể thất ngôn bát cú nhưng kết cấu đề - thực - luận - kết xem rakhông phải là lựa chọn hợp lí để tiếp cận bài thơ này. Bài thơ có thể được chia theo bốcục 6/2. Trên là vẻ đẹp của thiên nhiên và âm thanh cuộc sống, dưới là ước vọng củanhà thơ : Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương. ...